Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,394
Tiền bạc muôn thuở là vấn đề dễ gây bối rối khi chúng ta trò chuyện. Thế nhưng, đó cũng là một đề tài vô cùng hấp dẫn. Vì thế, khi tán gẫu với bạn bè, người thân, bạn không thể tránh nhắc đến tiền. Đó có thể là học phí của con, vật giá ở chợ...
Trong hàng trăm thứ tiền ấy, tiền lương là một trong những vấn đề thường được đem ra bàn luận. Tuy nhiên, "tám" xung quanh đề tài lương bổng đã gây ra không ít tai họa cho nhiều người.
Tiền lương vẫn được xem là vấn đề "không phận sự miễn vào" khi giao tiếp xã hội. Mọi người có thể bàn luận với nhau về ngoại hình, tình cảm, thậm chí chuyện riêng tư của gia đình với người khác. Tuy nhiên, dù cởi mở đến đâu, người ta vẫn bối rối khi nhắc đến tiền lương.
Chị Ngọc Mai, nhân viên một công ty cho thuê tài chính, tâm sự: "Một lần, lớp cũ của tôi họp mặt. Tôi buột miệng nói ra tiền lương của mình khi một cô bạn hỏi. Mọi người chợt im lặng. Hậu quả là bạn bè như đang thăm chừng nhau...".
Đề cập tiền lương trước mặt bạn bè sẽ phát sinh hai tâm lý. Nếu lương cao, dù muốn hay không, những người xung quanh cũng cảm thấy ganh tỵ. Bạn sẽ bị kết tội khoe mẽ. Ngược lại, nếu lương thấp hơn người khác, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, cho rằng mình kém cỏi. Gặp người thiếu tế nhị, chỉ cần một câu nói bâng quơ của họ: "Sao lương thấp vậy?", cũng đủ làm bạn tổn thương.
Đặc biệt, trong môi trường làm việc, chuyện lương bổng càng không nên phơi bày hoặc tìm hiểu. Đôi khi, vài trăm nghìn tiền lương cũng có thể đánh mất sự đoàn kết giữa các nhân viên. Đó là lý do các nhà quản lý luôn tránh công khai lương của cấp dưới. Thế nhưng, một số người có thói quen tìm hiểu thu nhập của người khác. Họ có thể xem trộm phiếu lương, điều tra từ phòng thủ quỹ... Bất kể mục đích là gì, chắc chắn họ sẽ cảm thấy buồn hoặc thất vọng khi phát hiện lương mình thấp hơn các đồng nghiệp.
"Tại sao cũng làm như nhau, lương cô ta lại cao hơn mình?". "Công ty bất công, nhỏ đó mới vô mấy tháng mà thu nhập ngang mức người có kinh nghiệm hai năm như mình...". Những suy nghĩ ấy sẽ gây mất đoàn kết trong công ty, ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp. Sự tỵ nạnh còn biến chúng ta thành người lắm chuyện.
Đã giận thì khó giấu, một lúc nào đó, bạn có thể buột miệng so sánh thu nhập của mình với đồng nghiệp. Nếu đến tai người ấy sẽ gây mất lòng, đến tai sếp còn phiền hơn. Ngoài ra, việc lén lút điều tra thu nhập của người khác sẽ biến bạn thành người xấu trong mắt các đồng nghiệp. Lập tức, bạn bị gán tội nhiều chuyện, ưa tỵ nạnh.
Nếu một người bạn hoặc đồng nghiệp hỏi: "Lương của đằng ấy bao nhiêu?", cảm giác của bạn như thế nào? Từ đó, bạn sẽ có câu trả lời cho việc "bà tám" chuyện lương bổng.
Với đề tài này, chủ nghĩa "makeno" (Mặc kệ nó) được xem là cách ứng xử tốt nhất. Dù lương cao ngất ngưởng, bạn cũng chẳng cần khoe với ai và đừng cố dò la thu nhập của người khác. Tốt nhất, hãy xem tiền lương là một bí mật để mọi người cảm thấy bình đẳng, thoải mái hơn. Điều quan trọng là bạn làm việc tốt và hài lòng với mức lương của mình.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Tiếp thị gia đình
Please sign in to perform this function