Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,449
Trong tác phẩm “10 điều nhà tuyển dụng không bao giờ tiết lộ khi bạn bắt đầu công việc", tác giả Ryan Stephenson nhấn mạnh yếu tố đầu tiên: “Họ sẽ trả mức lương thấp nhất cho bạn trong khả năng tài chính của họ”.
Vì vậy, theo các chuyên gia tư vấn, bạn hãy “tương kế tựu kế” bằng cách chứng minh bạn có thể mang đến cho nhà tuyển dụng nhiều hơn khoản chi phí mà họ bỏ ra thuê bạn. Các khoản chi phí đó, đối với họ, bao gồm:
• Lương bổng (các chế độ phúc lợi) cho bạn.
• Các phương tiện bạn dùng cho công việc (máy vi tính, cước điện thoại, chi phí đi taxi, máy bay, tàu hỏa phục vụ cho các chuyến công tác…).
• Chi phí đào tạo.
• Thời gian các nhân viên khác bỏ ra để đào tạo bạn.
• Thời gian người giám sát bỏ ra để theo dõi công việc của bạn.
Bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ mang lại cho họ nhiều giá trị hơn chi phí tiền lương của bạn, ví dụ:
• Tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh số.
• Tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí.
• Giúp sếp có thời gian để làm các việc quan trọng hơn.
• Giảm thiểu bực bội cho sếp bằng cách đảm nhận những công việc mà họ không thích làm (hoặc không thuộc lĩnh vực của họ).
Chẳng hạn một chuyên viên cao cấp bận túi bụi có thể thuê bạn làm trợ lý cho họ nếu bạn thuyết phục họ: “Với sự giúp đỡ của tôi, anh có thể làm được nhiều công việc mà anh yêu thích hơn và giảm bớt các việc mà anh không thích làm, đồng thời vẫn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn và kiếm nhiều tiền hơn. Cụ thể, tôi có thể giúp anh làm các báo cáo trong thời gian ngắn với độ chính xác cao do tôi rất thành thạo các chương trình và công cụ của Microsoft; tôi có khả năng viết tốc ký và xử lý thông tin rất nhanh. Điều đó sẽ là lợi thế cho anh sau các cuộc đàm phán với đối tác"…
Chandra Prasad, tác giả của quyển Đánh lừa thị trường việc làm (Outwitting the job market) cho biết: “Nếu bạn chỉ đưa ra những nhận định chung chung về vai trò quan trọng của bạn trong một bộ phận nào đó, thì không đủ. Bạn cần tạo ra một kế hoạch làm việc chi tiết trong tương lai của mình. Khi đến dự một cuộc phỏng vấn, bạn hãy chia sẻ kế hoạch công việc/kinh doanh để nhà tuyển dụng hiểu được chính xác và rõ ràng việc nào phù hợp với bạn và nó sẽ mang lại lợi ích cho công ty như thế nào, đặc biệt là về khoản lợi nhuận và cắt giảm chi phí”.
Ví dụ bạn đang ứng tuyển vào vị trí phóng viên của một tờ báo cấp thành phố. Với mối quan hệ sẵn có trước đây và kỹ năng của mình, thay vì chứng minh bạn có thể đưa tin, viết phóng sự tốt, bạn có thể đề xuất hẳn một chuyên mục ứng với khả năng và các mối quan hệ từ trước đó. Chẳng hạn tờ báo đó không có chuyên mục tư vấn sức khỏe phụ nữ, trong khi đây là thế mạnh của bạn, bạn có thể đề xuất chuyên mục này với các dẫn chứng:
“Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày nay gia tăng do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, mở ra chuyên mục này chúng ta sẽ thu hút một lượng lớn độc giả là các quý bà. Nếu trang báo đáp ứng đúng nhu cầu của họ, lượng phát hành sẽ tăng, các công ty mỹ phẩm, trang điểm... sẽ tìm đến tờ báo để quảng cáo cho họ… Với mối quan hệ của mình, tôi tin chắc sẽ xây dựng thành công chuyên mục này. Nếu quý báo tin tưởng và nhận tôi vào làm, tôi sẽ xây dựng đề cương chi tiết cho chuyên mục trên…"
Cách làm này rất hữu dụng để lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Nhưng trên hết, bạn nói được thì phải làm được. Nếu chỉ biết thuyết phục và “nổ” với nhà tuyển dụng, chỉ sau hai tháng thử việc, năng lực thật sự của bạn cũng sẽ được phô bày, và khả năng phải ra đi là điều khó tránh khỏi.
Source: Theo TTO
Please sign in to perform this function