Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 26,637
Ngày nay, stress trong công việc dường như đã trở thành căn bệnh mãn tính của không ít nhân viên văn phòng. Tổ chức Y tế thế giới WHO từng gọi đây là một "dịch bệnh của toàn thế giới".
Tình trạng căng thẳng này không phải chỉ diễn ra một lúc do công việc ngày hôm đó quá nhiều, hay bất hòa với đồng nghiệp mà là sự tích tụ của nhiều ngày làm việc mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng về tâm lý...
Theo Laurence Shatkin, chuyên gia thông tin về việc làm và tác giả của đầu sách "150 nghề ít căng thẳng nhất: "Có hàng tá công việc ít gây stress và phần lớn đều có mức lương tiềm năng khá tốt".
Nhiều người cố gắng tìm kiếm nguyên nhân của sự căng thẳng. Một số cho rằng, đó là do những áp lực nghiêm ngặt về giờ giấc, thời hạn, hiệu quả công việc cộng với một số vấn đề không thuận lợi trong đời sống riêng tư.
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng có được một công việc nhàn nhã nhưng có nhiều cách bạn có thể cải thiện tình hình công việc hiện tại, để đầu óc bớt căng thẳng hơn:
Thái độ của bản thân
Có vẻ như công việc là thủ phạm khiến bạn stress nhưng đa số các chuyên gia cho rằng, điều đó phụ thuộc vào thái độ và cách thích ứng của bạn. Nếu bạn chán nản, mệt mỏi và không thích ứng kịp với công việc, tình trạng stress là khó tránh khỏi.
Nếu bạn tự tin vào bản thân, lạc quan về mọi việc và sẵn sàng cởi mở tiếp thu những vấn đề, giải pháp mới, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để thoát khỏi tình trạng căng thẳng.
Môi trường làm việc
Các nhà tâm lý học cho rằng, tâm lý căng thẳng một phần là do môi trường làm việc. Khi mọi người xung quanh đều làm việc căng như dây đàn, bạn dễ bị stress theo bởi phản ứng dây chuyền từ người này qua người khác.
Thậm chí, ngay cả cách tổ chức, sắp xếp nơi làm việc cho gọn gàng, sạch sẽ, mọi công việc được lên lịch rõ ràng cũng giúp bạn tránh sự lộn xộn, rối bời về tinh thần. Bởi vậy, trong môi trường thoải mái, chỗ làm việc sạch sẽ, bạn dễ dàng kiểm soát được công việc và tình trạng stress hiếm khi xảy ra.
Thư giãn
Những liệu pháp mang tính vật lý như massage, tẩm quất cũng rất hiệu quả trong việc giúp bạn giải tỏa stress. Nếu công việc của bạn ít vận động, sau mỗi cuộc họp tranh luận căng thẳng, tốt nhất, bạn nên bớt chút thời gian dạo bộ ra ngoài hoặc tham gia những bài tập ở các phòng thể dục. Sự vận động giúp bạn thoải mái về tinh thần lẫn thể chất, giải tỏa mọi căng thẳng từ phòng làm việc.
Theo dõi thành tích
Cứ cắm đầu làm việc mà chẳng bao giờ nhìn đến kết quả, một công việc với kết quả không rõ ràng hoặc có những việc phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới có được chút ít tác dụng sẽ dễ khiến bạn bị stress. Bởi vậy, song song với giải quyết công việc, thỉnh thoảng, bạn nên dành chút thời gian ngó qua thành tích mình đạt được. Đôi khi, đó chỉ là email đánh giá của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác về phong cách làm việc của bạn.
Shatkin nhấn mạnh: "Một khi nhìn thấy thành tích, bạn sẽ có cảm giác mình hoàn thành công việc. Cảm giác đó sẽ giải tỏa bớt nỗi lo và căng thẳng trong đầu bạn".
Giải quyết mọi khúc mắc riêng tư
Nhiều công ty hiện nay có cơ chế phản hồi kín đáo, cho nhân viên thể hiện ý kiến đóng góp về công ty hay vấn đề nào đó. Vì vậy, khi có chuyện rắc rối, ấm ức, bạn nên dùng cách phản hồi này để giải tỏa bớt căng thẳng trong lòng.
Hơn nữa, mọi chuyện vướng mắc trong cuộc sống riêng tư bạn cũng nên giải quyết thật linh hoạt, nhanh nhẹn để không ảnh hưởng tới công việc. Một khi cả công việc và chuyện riêng tư dồn lại, tình trạng stress sẽ bao bọc và bạn rất khó để thoát ra.
Nguồn: Theo Bưu Điện Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này