Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,085
Những áp lực trong công việc hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý, tạo nên những thay đổi, ức chế, làm biến đổi hành vi của mỗi người, làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc, cuộc sống.
Chiến thắng ''stress văn phòng''
Áp lực "phải"
Thông thường, stress bắt nguồn từ những mong muốn không thực hiện được từ tâm lý "phải" bắt buộc mình hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Có nhiều người cho rằng từ "phải" là nguồn gốc của stress. Nhiều khi chúng ta tự tạo áp lực cho mình là "phải thực hiện như thế này", "phải làm như thế kia"... Nếu chúng ta thay từ "phải" bằng từ "hy vọng" mỗi khi thực hiện công việc sẽ giúp chúng ta thấy cuộc sống không còn là một bản kế hoạch dài vô tận nữa.
Một nhân viên văn phòng nếu càng thăng tiến, càng gánh vác nhiều trách nhiệm trên vai thì khoảng cách của họ với đồng nghiệp và nhân viên càng lớn dần, trong khi thời gian rảnh rỗi của họ lại càng bị thu hẹp.
Ở cơ quan, việc sắp xếp công việc cho khoa học, vừa nâng cao trình độ chuyên môn vừa hoàn thành tốt công việc được giao là một việc không đơn giản.
Chính vì xác định được việc phải vượt qua chính mình, vượt qua tư tưởng an phận nên nhân viên văn phòng ngày càng xuất hiện nhiều áp lực từ mục tiêu luôn phải cố gắng, phải sắp xếp thời gian, sắp xếp công việc, phải luôn đạt mục tiêu hoàn thiện bản thân mọi nơi, mọi lúc...
Một cuộc sống luôn bận rộn
Có lẽ do sự khác biệt về tâm lý giữa hai giới mà phụ nữ thường chịu một áp lực tâm lý nặng nề hơn nam giới như: tâm lý sợ bị coi thường, tâm lý quan tâm đến thái độ của các đồng nghiệp... Chính điều đó đã tác động đến lòng tự tin của mỗi người, gây nên áp lực nặng nề.
Trong nghề nghiệp không phải lúc nào người phụ nữ cũng có được sự suôn sẻ: công việc bị trục trặc, bị sếp khiển trách... Thay vì lo lắng, bạn hãy nhìn thẳng vào sự việc để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chấp nhận thất bại như một thử thách của cuộc sống.
Phần lớn phụ nữ khi đã xây dựng gia đình sẽ bước vào một giai đoạn với bộn bề lo toan. Họ phải gánh vác một nửa công việc xã hội và lại phải mang trên vai gánh nặng các công việc gia đình (70% nữ nhân viên văn phòng thường xuyên làm các công việc gia đình, trong đó có 60% phụ nữ làm nội trợ dường như không được sự giúp đỡ của chồng).
Sự quá tải này dẫn đến tình trạng phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, chăm lo sắc đẹp... Hơn nữa, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi khi đứng trước một núi công việc gia đình không tên như: kết quả học tập của con không được như ý muốn, những mối quan hệ không được suôn sẻ với gia đình chồng, hay chỉ đơn giản là những "lời vào tiếng ra" của đồng nghiệp....
Vì vậy, khi phải đối diện với những áp lực tâm lý chúng ta cần phải tìm cách loại bỏ tâm trạng căng thẳng. Chính điều đó sẽ giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống gia đình.
Đánh bại "stress văn phòng"
- Sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý. Nên có kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng "nước đến chân mới nhảy" để công việc chồng chất hoặc làm rối tung lên.
Khi rơi vào tâm trạng căng thẳng, việc quan trọng để kịp thời có biện pháp khắc phục, cân bằng trạng thái tâm lý.
- Liệt kê những yếu tố gây căng thẳng đối với bản thân, tìm hiểu những nguyên nhân sẽ giúp chúng ta nhận biết khi nào stress đang đến với mình (trong đó đặc biệt chú ý trạng thái tâm lý buồn bã, chán nản, cô độc, trì trệ... xuất hiện).
Tập luyện và thư giãn, vận động nhiều mỗi lúc căng thẳng. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp bạn lấy lại thoải mái hơn...
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Những lúc mệt mỏi, bạn có thể ăn những thức ăn giàu chất kẽm.
- Chia sẻ với người thân giúp bạn dễ dàng quên đi những mệt mỏi, âu lo trong cuộc sống. Chia sẻ với người thân: Thật may mắn nếu bạn có một người vợ (hoặc chồng) luôn ủng hộ và biết cảm thông, chia sẻ với khó khăn của chồng (hoặc vợ)
- Tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ: từ một cuốn sách hay, từ mối quan tâm đến người khác, hay một mối quan hệ tốt đẹp vừ được thiết lập...
- Không tìm kiếm sự hoàn hảo. Cuộc đời vốn chẳng hoàn hảo, tuy nhiên nếu ít bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt thì mọi thứ sẽ trở nên dễ chịu hơn.
- Phải có niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp. Bạn có thể làm được và làm tốt mọi việc. Hãy tin rằng những gì do bạn vất vả làm sẽ được đền bù xứng đáng!
Có ai đó nói rằng: Kiếm sống không đồng nghĩa với sống, vậy nên không phải kiếm được nhiều tiền là đã có một cuộc sống tốt. Thay vì cứ theo đuổi một ước mơ hoàn hảo, bạn hãy tập cách biết yêu bản thân và những gì mình đang có. Nếu vượt qua được áp lực của mình, bạn sẽ nhận được rất nhiều. Đó là hạnh phúc gia đình, là thành công trong sự nghiệp.
Hãy tin rằng, stress là một phần của cuộc sống, những áp lực luôn hiện hữu và sẽ thật là viển vông khi hy vọng rằng đến một lúc nào đó cuộc sống sẽ không còn những áp lực. Chính stress đặt chúng ta vào tình thế phải luôn sắp xếp, điều chỉnh các mối quan hệ để có một cuộc sống cân bằng.
Stress có thể ảnh hưởng không tốt đến công việc và cuộc sống của bản thân: ăn uống vô độ, nghiện thuốc và đặc biệt là rất khó ngủ. Tất cả các triệu chứng đó có thể dẫn tới thừa cholesterol, đau tim, hay ung thư.
Tuy nhiên, con người cũng cần stress ở một liều lượng nhất định. Khi chúng ta bực bội, cơ thể sẽ tiết ra những hoócmôn, làm tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, thu hẹp động mạch và tạo nhiều máu đông. Nếu bạn kiểm soát được stress, nó có thể là động lực thúc đẩy và tạo cảm hứng cho bạn làm việc.
Nguồn: (Theo Tiếp Thị & Gia Đình)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này