Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,153
Tại Khoản 6 Điều 15 Luật BHYT 2014 quy định phương thức đóng vào Quỹ BHYT "Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm...".
Do vậy, việc cá nhân muốn đóng tiền tham gia BHYT hộ gia đình trước 3 năm để được hưởng quyền lợi 5 năm liên tục là không có căn cứ.
BHXH Việt Nam giải đáp một số thắc mắc của công dân liên quan đến BHYT theo hộ gia đình.
Ông Xuân Thiện được công ty đóng BHXH, sau khi nghỉ việc thì thẻ BHYT của ông hết hạn, sau đó ông mua BHYT theo hộ gia đình. Cùng thời gian này thì ông được hưởng BHTN. Ông hỏi, sau 3 tháng hưởng BHTN thì BHYT ông mua trước đó có còn giá trị sử dụng không?
BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ông là người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thuộc đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng.
Mặt khác, căn cứ theo Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình:
- Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
- Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia BHYT theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được cấp thẻ BHYT do cơ quan BHXH đóng. Khi đã tham gia BHYT theo nhóm do cơ quan BHXH đóng thì sẽ không thể tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của ông, tại thời điểm ông hưởng trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH sẽ báo giảm cắt thẻ BHYT hộ gia đình mà ông đã tham gia trước đó để cấp thẻ BHYT thất nghiệp do cơ quan BHXH đóng.
Khi cắt thẻ BHYT hộ gia đình thì cơ quan BHXH sẽ thông báo đến người lao động biết để quay về đại lý nhận lại tiền thoái trả BHYT hộ gia đình. Nếu ông chưa nhận tiền thoái trả thì liên hệ cơ quan BHXH để được tính lại. Khi ông hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình thì cơ quan BHXH sẽ phục hồi thời gian tham gia BHYT hộ gia đình từ tháng kế tiếp.
Gia đình bà Nguyễn Thu hiện tại có mẹ bà và bà có tên trong sổ hộ khẩu. Ông nội của bà nay già yếu đã làm đơn xin tạm trú vào gia đình bà từ năm 2016. Bà Thu hỏi, bà đi mua BHYT theo hộ gia đình năm 2021 thì mức giá như thế nào? Ông nội bà có được tính ở mức giá giảm người thứ 3 trong gia đình không hay ông của bà phải mua riêng một mình?
BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bao gồm: "Người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, trừ những người thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan BHXH đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng".
Do đó, đối với trường hợp ông của bà Thu, khi ông có tên trong sổ tạm trú thì có đủ điều kiện để tham gia BHYT hộ gia đình. Mức đóng BHYT cho ông của bà được tính theo mức đóng của người thứ 3 bằng 60% mức đóng của người thứ nhất, nếu cả bà và mẹ bà đều tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình. Trường hợp, bà và mẹ bà tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác, không phải đối tượng hộ gia đình thì ông của bà sẽ đóng BHYT như người thứ nhất (4,5% mức lương cơ sở).
Chỉ được đóng tiền BHYT tối đa trước 12 tháng
Ông Trung Hiếu tham gia BHYT hộ gia đình được liên tục 2 năm, giờ ông muốn đóng luôn 3 năm tiếp theo để được hưởng 5 năm liên tục có được không?
BHXH Việt Nam trả lời: Tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định: "Từ ngày 1/1/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng".
Tại Khoản 6 Điều 15 Luật BHYT 2014 quy định phương thức đóng BHYT "Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT".
Theo các quy định nêu trên thì việc ông muốn đóng tiền tham gia BHYT hộ gia đình trước 3 năm để được hưởng quyền lợi 5 năm liên tục là không có căn cứ.
Ông Nguyễn Dũng đóng BHYT tại Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP HCM) từ năm 2018 đến nay. Hiện ông sống tại tỉnh Khánh Hòa. Ông hỏi, ông có thể tiếp tục nộp tiền BHYT tại Khánh Hòa mà không cần vào TPHCM có được không? Ông có thể nộp trước tiền BHYT cho những năm tới không?
BHXH Việt Nam trả lời: Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình:
"1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2 Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này".
Vì vậy, nếu ông muốn gia hạn thẻ BHYT tại Khánh Hòa thì phải cung cấp sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú với cơ quan BHXH địa phương để được hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT.
Tại Khoản 6 Điều 15 Luật BHYT 2014 quy định phương thức đóng BHYT "Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT".
Vì vậy ông chỉ được đóng tiền tham gia BHYT tối đa trước 12 tháng.
Nguồn: Theo Báo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này