Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 20,299
Hiện nay, ngành quản trị kinh doanh luôn là ngành “top đầu” của nhiều trường đại học, cao đẳng, với số lượng sinh viên theo học đông đảo trên cả nước. Đây là ngành sở hữu nhiều cơ hội việc làm cũng như thăng tiến trong công việc. Vậy bạn đã thực sự hiểu ngành này, các tố chất cần thiết khi theo học ngành này là gì? Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Hay những khó khăn nào bạn sẽ gặp phải? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé!
Quản trị kinh doanh là ngành quản lý, quản trị các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Ngành học này bao gồm các công việc cân nhắc, tạo dựng quy trình, xây dựng hệ thống, tối đa hóa hiệu suất thông qua tư duy và sự ra quyết định từ nhà quản lý.
Ngành quản trị kinh doanh được chia thành nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: Quản trị truyền thông, Quản trị marketing, Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh tổng hợp,...
Ngành quản trị kinh doanh là gì? (Nguồn: CareerViet )
Các môn học của ngành quản trị kinh doanh
Khi theo học ngành quản trị kinh doanh ngoài các môn đại cương thì bạn sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng, chuyên sâu với các môn học về “quản trị” và “kinh doanh”. Bao gồm một số môn như:
Các môn học ngành quản trị kinh doanh (Nguồn: CareerViet )
Song song với các kiến thức về chuyên ngành, tại nhiều trường đại học bạn cũng sẽ được trang bị thêm nhiều kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh,...
Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc ở nhiều vị trí trong các bộ phận khác nhau tại các công ty với quy mô đa dạng.
Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Các bạn sinh viên ưu thích công việc truyền đạt, chia sẻ kiến thức có thể cân nhắc đến các vị trí như làm trợ giảng, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Công việc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng (Nguồn: Internet)
Công việc trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh sẽ là người thiết lập mục tiêu, xây dựng các kế hoạch, phân tích thị trường để đưa ra các phương án tốt nhất cho doanh nghiệp. Trong quá trình theo học tại trường, với sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, cử nhân ngành quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể tiếp nhận vị trí này.
Vị trí nhân viên kinh doanh, bạn sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm, chăm sóc khách hàng và cùng với đó sẽ tư vấn, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục tiêu chính của nhân viên kinh doanh là tạo mối quan hệ với khách hàng và duy trì mối quan hệ để ký được hợp đồng, bán được sản phẩm/dịch vụ.
Thông thường, nhân viên tư vấn tài chính sẽ đảm nhận các chức vụ về quản lý tài sản, bảo hiểm, tài chính cá nhân, đầu tư,...Với lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc trong môi trường ngân hàng, thị trường tiền tệ, chứng khoán,... Đây là lĩnh vực khá phù hợp những bạn yêu thích và nhạy bén với con số.
Với kiến thức được tích lũy trong chương trình đào tạo của ngành thì các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể thực hiện tốt công việc này. Một số kỹ năng khi bạn định hướng theo nghề cần phải có như khả năng lãnh đạo, thuyết phục, đàm phán, tư duy nhạy bén và tầm nhìn bao quát.
Nếu bạn là người “hướng nội”, yêu thích sự khám phá, thường xuyên theo dõi biến động thị trường và khả năng phân tích tốt thì công việc nghiên cứu sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn. Tại vị trí này, bạn sẽ thực hiện nghiên cứu khách hàng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu các chiến dịch quảng cáo,... Sau đó đề xuất các phương pháp, cách giải quyết tối ưu cho doanh nghiệp.
Theo ngành kế toán, bạn sẽ cần phải học thêm về các chứng chỉ để có thể phục vụ tốt cho công việc như: CMA (Certified Management Accountant), CIA (Certified Internal Auditor), ACCA (Chartered Certified Accountants),.... Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành bên trung gian để cung cấp các dịch vụ và thiết kế hệ thống kiểm toán, kế toán cho các công ty có nhu cầu trên thị trường.
Công việc liên quan đến kế toán (Nguồn: Internet)
Công việc liên quan đến hành chính nhân sự
Các công việc liên quan đến hành chính nhân sự có thể kể đến như quản lý con người, tổ chức sự kiện nội bộ, lên các kế hoạch cho hoạt động văn hóa doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong công ty. Đây là nghề nghiệp khá phù hợp và gần gũi với các bạn sinh viên thuộc ngành quản trị kinh doanh.
Lĩnh vực marketing rất phù hợp cho những bạn yêu thích sự năng động và sáng tạo. Đây là ngành nghề khá rộng lớn nên bạn có thể cân nhắc một vài vị trí với công việc điển hình như lên kế hoạch, sáng tạo nội dung cho các trang mạng xã hội, PR, SEO, chạy quảng cáo,... Bạn có thể bắt đầu từ nhân viên marketing và sau đó thăng cấp lên các chức vụ cao hơn trong công ty
Việc tự thành lập và điều hành công ty là một trong những câu trả lời phổ biến cho câu hỏi học quản trị kinh doanh ra làm gì? Hiện nay, mô hình Startup tại Việt Nam đang trở nên phổ biến. Những đối tượng phù hợp với mô hình này có thể kể đến sinh viên ngành quản trị kinh doanh bởi các bạn đã được trang bị kiến thức tổng hợp. Với công việc này, bạn sẽ làm chủ và tham gia thực chiến liên quan đến giám sát bộ phận kinh doanh và chịu trách nhiệm các vấn đề về doanh thu, hiệu suất.
Ai cũng có thể kinh doanh, nhưng để trở thành một nhà quản trị thành công không phải ai cũng làm được. Sau đây là những tố chất bạn có thể tham khảo để trau dồi trở thành một nhà quản trị tài năng:
Những tố chất khi theo ngành quản trị kinh doanh (Nguồn: Internet)
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh sẽ được tính dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, công việc, khu vực,... Là ngành có nhiều vị trí công việc khác nhau nên mức lương của mỗi công việc sẽ có sự chênh lệch dao động từ 10.800.000 - 12.500.000 VNĐ/tháng. Theo trang VietnamSalary, lương nhân viên kinh doanh cụ thể được tính như sau:
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh (Nguồn: Internet)
Các thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng phần nào sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc học quản trị kinh doanh ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp nào cho ngành cũng như các kỹ năng cần thiết và các vấn đề liên quan.
Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về mô tả công việc của ngành quản trị kinh doanh, hãy truy cập vào CareerViet - một trong những trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể truy cập CVHay để tạo cho mình một chiếc CV chuyên nghiệp, nhanh chóng chỉ trong 3 bước.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này