Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,744
Khi vướng vào vụ án hình sự và bị cơ quan điều tra tạm giam, người lao động không thể trở lại doanh nghiệp để làm việc. Lúc này để tránh điều tiếng, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc, doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tạm giam không?
Căn cứ Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người lao động sẽ bị cơ quan điều tra tạm giam nếu thuộc một trong các trường hượp sau đây:
- Là bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
- Là bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng có hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người này thuộc một trong các trường hợp:
- Là bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng có hình phạt tù đến 02 năm nếu tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Lưu ý:
Riêng bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng không bị tạm giam, trừ các trường hợp:
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Tiếp tục phạm tội.
- Mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác để khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác hoặc người thân thích của họ.
- Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia, nếu không tạm giam thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
- Giấy phép lao động của lao động nước ngoài đã hết hiệu lực.
Theo các quy định trên, có thể thấy việc bị tạm giam không phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Do đó, người lao động sẽ không thể bị chấm dứt hợp đồng lao đồng ví lý do đang bị tạm giam.
Nếu doanh nghiệp cố tình chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang bị tạm giam sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ, sự kiện người lao động bị tạm giam sẽ là một trong những căn cứ để các bên tạm hoãn hợp đồng lao động. Cụ thể:
Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
Như vậy, thay vì chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động chỉ có thể tiến hành tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động đang bị tạm giam.
Cũng theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động, trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ không cần trả lương, đóng bảo hiểm xã hội và cũng không phải thanh toán các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động cho người lao động đang bị tạm giam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Sau đó, nếu người lao động bị tạm giam không bị kết án mà được trả tự do thì quyền lợi của các bên sẽ được giải theo Điều 31 Bộ luật Lao động như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, khi người lao động được trả tự do mà hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn thì trong 15 ngày, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Nguồn: Luật Việt Nam