Nhân viên marketing executive là gì? Mô tả công việc cụ thể của marketing executive

Lượt xem: 31,067

Marketing là một ngành hot trong những năm gần đây nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết hoặc hiểu sai về vai trò của một nhân viên marketing trong doanh nghiệp. Vì vậy, hãy cùng CareerViet tìm hiểu marketing executive là gì để có cái nhìn chính xác về nghề này cũng như xác định nghề nghiệp phù hợp cho bản thân nhé!

Nhân viên marketing executive là gì?

Nhân viên marketing (Marketing Executive) là người thực hiện các kế hoạch do phòng marketing đề ra như nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược, chiến dịch… để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp, tổ chức nhằm thu hút và giữ chân người tiêu dùng.

Vị trí này còn được xem là cầu nối quan trọng giữa bộ phận marketing và bộ phận bán hàng nhằm phối hợp với nhau, góp phần chuyển đổi hoạt động tiếp thị thành hiệu quả kinh doanh, cải thiện doanh số cho doanh nghiệp.

Marketing executive là gì?

Marketing executive là gì? (Nguồn: Internet)

Mô tả công việc của nhân viên marketing executive?

Công việc của một nhân viên marketing khá linh hoạt tùy theo quy mô, mô hình của tổ chức và tùy theo đặc thù của từng lĩnh vực. Nhìn chung, nhân viên marketing thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Xây dựng kế hoạch hoặc tiếp nhận kế hoạch marketing do Giám đốc đề ra
  • Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến dịch, chiến lược marketing phù hợp
  • Lên ý tưởng và triển khai các hoạt động marketing dựa theo kế hoạch marketing để ra
  • Theo dõi, đánh giá, đo lường hiệu quả các hoạt động marketing và thực hiện các phân tích, báo cáo lên ban lãnh đạo

Xem thêm:

Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?

Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì? Marketing những điều cần biết

Nhân viên Digital Marketing làm gì? Mô tả công việc chi tiết

Làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp?

KPI công việc của vị trí marketing executive

Chỉ số đo lường hiệu quả công việc (Key performance indicator - KPI) là một chỉ số quan trọng không chỉ đánh giá khả năng làm việc của một nhân viên marketing mà còn đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu của tổ chức, đặc thù công việc và năng lực nhân viên mà một marketing executive sẽ được đặt ra KPI khác nhau, có thể tham khảo như sau:

  • Lượt truy cập vào website, mạng xã hội
  • Lượt tương tác với các bài viết của doanh nghiệp
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng qua từng kênh
  • Chi phí trên một khách hàng tiềm năng…

Kỹ năng cần có để trở thành marketing executive giỏi

Kiến thức chuyên ngành vững chắc

Kiến thức vững chắc về thị trường, khách hàng, đối thủ, sản phẩm, dịch vụ của công ty là nền tảng quan trọng giúp nhân viên marketing sáng kiến ra những giải pháp hữu ích, truyền tải được thông điệp đến khách hàng. Với sự thay đổi và phát triển không ngừng hiện nay, nhân viên marketing càng luôn phải trau dồi và cập nhật những kiến thức mới để đạt hiệu quả trong công việc.

Kỹ năng thuyết trình tốt

Công việc marketing đòi hỏi nhân viên phải thuyết trình nhiều trong nội bộ phòng marketing, trước ban lãnh đạo và khách hàng. Do đó, hãy trau dồi kỹ năng thuyết trình tốt, trôi chảy để có thể truyền đạt trọn vẹn ý tưởng cho người nghe, tăng khả năng thuyết phục khách hàng.

Khả năng sáng tạo

Với đặc tính công việc, tư duy sáng tạo sẽ giúp marketing executive phát minh ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo. Đây cũng chính là chìa khóa mang đến đột phá cho nhiều chiến dịch marketing thành công.

Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu đối với một nhân viên marketing. Nhờ hoạt động theo nhóm, mỗi thành viên có thể phát huy hết khả năng, khai phá những ý tưởng mới, mang lại hiệu quả công việc tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng với marketing executive

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng với marketing executive (Nguồn: Internet)

Khả năng ngoại ngữ tốt

Khả năng ngoại ngữ tốt không chỉ là công cụ giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, khách hàng mà còn giúp marketing executive tiếp cận đến nhiều nguồn tài liệu marketing bổ ích, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng mang đến cơ hội làm việc trong các công ty đa quốc gia cùng nhiều cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Môi trường làm việc của marketing executive

Hầu hết các tổ chức đều có phòng, ban marketing nên nhân viên marketing có thể thử sức trong nhiều lĩnh vực và môi trường làm việc khác nhau như nhà nước, tư nhân, nước ngoài… và lựa chọn làm việc trong doanh nghiệp hoặc agency.

Thông thường, môi trường làm việc của nhân viên marketing là môi trường văn phòng với giờ làm việc cơ bản 8 tiếng/ngày và thời gian làm việc tùy theo quy định của doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên không phải lúc nào nhân viên marketing cũng bị gò bó trong môi trường văn phòng. Bởi với đặc tính công việc đa dạng, linh hoạt, nhân viên marketing sẽ được tham gia tổ chức các sự kiện, gặp gỡ khách hàng, đi nghiên cứu, thăm dò thị trường…

Mức lương trung bình của nhân viên marketing executive

Theo khảo sát của VietnamSalary, mức lương trung bình của vị trí marketing executive dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình khoảng 10 triệu đồng. Với kinh nghiệm từ một năm trở lên, mức lương trung bình tối thiểu khoảng 12 triệu đồng. Tùy theo kinh nghiệm, loại hình, quy mô doanh nghiệp mà mức lương có thể chênh lệch với nhau nhưng đây được xem là mức lương khá cao và cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác.

Cơ hội và thách thức của nhân viên marketing executive là gì?

Marketing là ngành nghề phát triển, mang đến vô vàn cơ hội cho vị trí nhân viên marketing:

  • Sự đa dạng trong công việc: Nhân viên có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp khác nhau và ở nhiều khía cạnh chuyên môn khác nhau.
  • Kích thích sự sáng tạo: Nhờ sự đa dạng, linh hoạt trong công việc nên marketing executive được trải nghiệm, kích thích sự sáng tạo để tìm ra thế mạnh của mình trên con đường theo đuổi marketing.
  • Cơ hội thăng tiến cao: Hoạt động marketing trong doanh nghiệp ngày càng được chú trọng do mang lại hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mức lương, thưởng của nhân viên marketing ngày càng cao đi kèm với đó là cơ hội thăng tiến ngày càng rộng mở.

Kích thích sự sáng tạo trong marketing

Kích thích sự sáng tạo (Nguồn: Internet)

Bên cạnh những cơ hội lý tưởng, nhân viên marketing cũng phải đối mặt với nhiều thách thức:

  • Đòi hỏi trình độ chuyên môn và năng lực sáng tạo: Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, đầu óc của nhân viên marketing phải hoạt động liên tục để xử lý tình huống trong công việc và tìm ra những ý tưởng mới mẻ, nổi bật.
  • Khối lượng công việc: Công việc của nhân viên marketing đôi khi không chỉ dừng lại trên văn phòng mà có thể phải mang về nhà, trong ngày nghỉ, đặc biệt là những giai đoạn chạy chiến dịch, dự án.
  • Áp lực công việc: Áp lực đến từ trách nhiệm công việc, từ giám đốc, từ khách hàng. Do bản chất marketing là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp nên làm thế nào để hiểu được nhu cầu khách hàng và đáp ứng yêu cầu của công ty là một thách thức lớn.

Tổng hợp câu hỏi tham khảo khi phỏng vấn vị trí marketing executive

Không có một công thức chung nào khi phỏng vấn vị trí marketing executive bởi yêu cầu của mỗi vị trí và doanh nghiệp sẽ khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một số câu hỏi quan trọng mà bạn nên tham khảo để tự tin bước vào buổi phỏng vấn.

  • Mô tả lại những công việc chính bạn đã làm ở các công ty trước đây?
  • Marketing và bán hàng khác nhau thế nào?
  • Theo bạn, yếu tố nào quyết định một chiến dịch marketing thành công?
  • Kể lại một chiến dịch marketing đã thực hiện mà bạn tâm đắc nhất?
  • Kể lại một chiến dịch marketing mà bạn thất bại hoặc không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân từ đâu và bài học bạn rút ra là gì?
  • Khi xuất hiện phản ứng tiêu cực của khách hàng, bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Với những tìm hiểu về công ty và kinh nghiệm của bản thân, bạn cảm thấy hoạt động marketing của công ty có điểm gì cần cải thiện?
  • Bạn có những tố chất và kỹ năng nào phù hợp với vị trí này?

Một số lưu ý khi phỏng vấn vị trí marketing executive

Trước khi phỏng vấn:

  • Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn: Ngày nay, ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về công ty ứng tuyển trên các trang mạng xã hội và Internet. Hãy thể hiện sự hiểu rõ về công ty để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng,
  • Chuẩn bị câu trả lời: Thật khó để lường trước hết các câu hỏi phỏng vấn nhưng việc chuẩn bị trước giúp bạn tự tin bước vào buổi phỏng vấn cũng như có thể biến tấu linh hoạt theo các câu trả lời hơn.

​Xem thêm: 

20 cách gây ấn tượng trong phỏng vấn

Những bước cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn

Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

Trong buổi phỏng vấn:

  • Trang phục và tác phong: Đây là ấn tượng đầu tiên khi nhà tuyển dụng gặp bạn. Do đó, trang phục lịch sự, tác phong chỉn chu, đúng giờ sẽ là một điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Tự tin, nói năng lưu loát: Đây là cơ hội duy nhất để thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn tự tin thể hiện những kiến thức, hiểu biết của mình khi trả lời phỏng vấn. Mỉm cười để bình tĩnh, tập luyện cách giao tiếp cả bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể trước ở nhà sẽ giúp bạn làm chủ buổi phỏng vấn hơn.
  • Trung thực: Với những nhà tuyển dụng thông thái, chỉ một biểu hiện hay lời nói thiếu trung thực của bạn sẽ khó mà qua mắt họ và điều đó có thể khiến bạn bị loại ngay lập tức.
  • Nói lời cảm ơn: Dù kết quả buổi phỏng vấn ra sao, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng đã trao cơ hội và dành thời gian lắng nghe bạn ở vòng phỏng vấn này nhé.

Xem thêm

7 bí quyết vượt qua phỏng vấn

Các hình thức vượt qua phỏng vấn và cách chuẩn bị

Mẹo trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp

Cơ hội việc làm nhân viên marketing tại CareerViet

Hiện nay, nhu cầu thị trường cao, cơ hội làm việc marketing vô cùng đa dạng. Tuy nhiên để tìm kiếm được một vị trí tốt, uy tín, giúp phát triển bản thân trên con đường sự nghiệp, CareerViet là một trang thông tin hữu ích với hàng trăm vị trí nhân viên marketing chất lượng đến từ những công ty hàng đầu. Truy cập ngay CareerViet để cập nhật việc làm marketing hiện nay. Bên cạnh đó, cùng tham khảo CareerMap.vn, CVHay.vn giúp ứng viên tìm kiếm lộ trình phát triển phù hợp cho bản thân và thiết kế CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng.

Hy vọng với bài viết này, CareerViet đã giải đáp câu hỏi marketing executive là gì, công việc của một marketing executive như thế nào và mang đến nhiều thông tin hữu ích khác cho những ai đang mong muốn theo đuổi ngành marketing nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | Tìm việc làm chợ tốt Quận 12 | Việc làm Quận 9 Thủ Đức | Tìm việc làm tại nhà ở Nha Trang | | hoạch định chiến lược | sáng tạo nội dung | thiết kế | quan hệ công chúng | tổ chức sự kiện

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON
Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON

Lương : 22 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON
Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần ZME
Công Ty Cổ Phần ZME

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)
Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Thái Nguyên

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Lương : 22 Tr - 35 Tr VND

Hưng Yên | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội
Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Thái Nguyên | Hậu Giang

CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO
CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Lương : 15 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | KV Bắc Trung Bộ

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 2,000 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT
CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT

Lương : Lên đến 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đặc điểm, mức lương ngành tổ chức sự kiện chi tiết, cập nhật mới nhất từ A - Z!
Chat GPT tiếng Việt: Cách tạo tài khoản và sử dụng MIỄN PHÍ
Chat GPT tiếng Việt đem lại rất nhiều hữu ích cho người Việt Nam. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được cách sử dụng chat GPT ở việt nam hiệu quả nhé!
Copywriting là gì? Tìm hiểu về nghề Copywriter là gì từ A - Z
Copywriter là người viết nội dung quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Cùng CareerViet khám phá nhiều hơn về Copywriting và nghề Copywriter là gì nhé!
QC là gì? Kỹ năng cần có của một QC và cách phân biệt với QA
QC là gì? Công việc QC gồm những gì? Yêu cầu kỹ năng của một QC? Cách phân biệt QC & QA? Trong bài viết này, CareerViet sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn nhé!
Xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho nghề designer!
Khám phá designer là nghề gì, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thiết kế cập nhật mới nhất!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback