Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 7,907
Tốt nghiệp với điểm số tốt đã là một thành tích. Tuy nhiên, có bằng thôi chưa đủ, bạn còn cần chuẩn bị kỹ năng mềm phù hợp để kiếm được việc sau khi tốt nghiệp. Và điều đó cần chuẩn bị ngay trong những tháng cuối cùng này.
Trong thời điểm dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế, kinh doanh, thì các ứng viên trẻ tuổi càng cần năng động hơn. Vài tháng nước rút trước và sau khi tốt nghiệp có lẽ không còn chỉ để xả hơi. Trừ khi bạn đã có một vài lời đề nghị làm việc chờ sẵn, bạn nên đánh giá lại các nguồn lực đã có, xem liệu đã đủ để bạn có được công việc đầu tiên chưa.
Nghiên cứu các con đường sự nghiệp và công việc tiềm năng
Bạn tốt nghiệp với một chuyên ngành cụ thể, nhưng chưa chắc thị trường việc làm đã có nhu cầu chính xác với chuyên ngành đó. Hãy bắt tay vào nghiên cứu những ngành nghề, công việc gần với sở học rồi lựa ra những công việc phù hợp với kỹ năng và sở thích của bạn.
Điều quan trọng cần lưu ý: có nhiều cách để áp dụng các kỹ năng đã học trong trường. Thị trường lao động thay đổi thường xuyên và không chừng loại kỹ năng bạn được trau dồi trong quá trình học lại rất ăn nhập với một ngành nghề mà bạn chưa từng nghĩ tới.
Đây là cách bắt đầu cuộc tìm kiếm:
Truy cập CareerViet.vn, và nhập kỹ năng của bạn (ví dụ: “Truyền thông”, “Kỹ thuật cơ khí”, “Anh văn”...) cùng Địa điểm, Ngành nghề, Cấp bậc và duyệt các kết quả phù hợp. Bạn có thể lưu các công việc mà bạn quan tâm và tiếp tục tinh chỉnh tìm kiếm của mình cho đến khi bạn tìm thấy nhóm cơ hội mà bạn muốn ứng tuyển. Cụ thể, bạn có thể cập nhật Những kỹ năng tìm kiếm việc làm cần nâng cấp của năm 2021 để theo kịp thời đại.
Tìm kiếm theo Công ty
Chắc hẳn trước khi tốt nghiệp, bạn đã nhắm cho mình một số công ty, doanh nghiệp, tổ chức hấp dẫn. Hãy dùng công cụ tìm kiếm để xem các đánh giá, hỏi - đáp, mức lương trung bình và nhiều hơn thế. Tìm hiểu thêm về công ty qua website công ty, tin tức trên báo chí, mạng xã hội cũng là một cách hữu ích.
Bạn cũng có thể gửi namecard cho những công ty hàng đầu ngay tại CareerViet.vn. TH Group, FPT Software, Ngân hàng Techcombank… đều đang đợi namecard của bạn.
Khám phá các con đường sự nghiệp khác nhau
Từ ngành nghề của mình, thử khám phá các con đường sự nghiệp khác nhau, bạn sẽ hiểu được cùng một ngành, các vị trí, công việc khác nhau có đòi hỏi gì, mức lương như thế nào…
Ví dụ: bạn có thể học Báo chí, nhưng ngoài làm Phóng viên, bạn có thể làm Copywriter, Idea Creative, Content, Biên tập viên Nhà xuất bản…
Xây dựng networking và nhận giới thiệu
Xây dựng networking là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Khi bạn đã tìm hiểu kha khá về thị trường lao động trong lĩnh vực của mình, bạn có thể xin ý kiến từ những người đi trước.
Bạn có thể tìm hiểu từ chính bố mẹ và anh chị em họ hàng với các câu hỏi:
Ngoài ra, đừng quên:
Tham gia vào các câu lạc bộ chuyên môn tại trường
Tham dự các sự kiện tuyển dụng online
Tham dự các hội chợ việc làm
Đặc biệt, đối với hội chợ việc làm, bạn đừng chỉ nói chuyện với các nhà tuyển dụng; mà nên hỏi cả những ứng viên khác. Không chừng những người bạn mới này có thông tin có thể giúp bạn tìm được việc làm tại các công ty mà bạn quan tâm.
Viết CV
Nghiên cứu để viết CV là một bước thiết yếu để tìm việc sau khi tốt nghiệp đại học.
Khi bạn đã lựa chọn được công việc, ngành nghề mà bạn thấy lôi cuốn, ghi lại các từ khóa xuất hiện phổ biến trong các bản mô tả công việc của ngành nghề này. Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những kỹ năng và tính cách nào?
Nếu bạn bị hấp dẫn bởi các công việc có các từ khóa về kỹ năng khác nhau, bạn nên tạo nhiều phiên bản CV để phù hợp với từng vị trí ứng tuyển. Việc tạo một bản CV chuyên nghiệp giờ đây vốn đã dễ dàng hơn chỉ với 3 bước tại CV hay.
Ngoài ra, CareerViet đã gợi ý rất kỹ về một bản CV chuẩn chỉ, đừng quên tham khảo nhé.
Quản lý tài khoản Mạng xã hội của bạn
Hãy kiểm tra lại xem tài khoản trên mạng xã hội có thể có tác động tiêu cực đến công cuộc tìm kiếm việc làm không. Nhiều nhà tuyển dụng kiểm tra các ứng viên tiềm năng cư xử như thế nào trên mạng xã hội. Vì vậy, hãy cài đặt quyền riêng tư hoặc ẩn/ xóa bất kỳ điều gì có thể để lại ấn tượng xấu về bạn.
Ngược lại, bạn cũng có thể theo dõi các lãnh đạo trong ngành hoặc công ty mà bạn quan tâm. Những chia sẻ về thành tích hoặc điều bạn thấy thú vị trong lĩnh vực này cũng như tham gia vào các tọa đàm liên quan đến nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi cũng có thể mang lại các ích lợi.
Luyện tập kỹ năng phỏng vấn
Bạn nên luyện tập trả lời phỏng vấn trước cả khi bạn có hẹn phỏng vấn.
Mặc dù không thể biết chính xác những gì bạn sẽ được hỏi trong mỗi cuộc phỏng vấn, nhưng có một số mẹo giúp bạn trở thành ứng viên phù hợp nhất: Mẹo độc đáo không ngờ cho người tìm việc.
Nhưng này, là một sinh viên mới ra trường, bạn sẽ không thể mong đợi công việc đầu tiên là hoàn hảo nhất. Quan trọng là bạn có tầm nhìn cho sự nghiệp lâu dài của mình. Hãy tự xây dựng một tư duy quản lý sự nghiệp để biết mình muốn gì, và công việc nào là phù hợp với bạn, cũng như bạn nên ưu tiên điều gì vào giai đoạn này (lương hay kinh nghiệm…?). CareerViet chúc bạn có một điểm khởi đầu hoàn hảo để trở thành ứng viên sáng giá trên thị trường tuyển dụng.
Nguồn: CareerViet Vietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này