Quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước chuẩn nhất 2023 bạn nên biết

Lượt xem: 15,284

Tuyển dụng là một khâu vô cùng quan trọng nhưng vốn không đơn giản như nhiều người thường nghĩ. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã tốn không ít thời gian, công sức và thậm chí “đập đi xây lại” để có một quy trình tuyển dụng hoàn chỉnh. Đừng bỏ qua 10 bước tuyển dụng chuẩn nhất dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất cho quá trình tuyển dụng tại doanh nghiệp của bạn. Cùng CareerViet khám phá thêm qua bài viết này nhé.

Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?

Quy trình tuyển dụng nhân sự là quá trình bao gồm các bước cơ bản: xác định vị trí tuyển dụng, tìm kiếm, thu hút ứng viên, sàng lọc, phỏng vấn và lựa chọn ứng viên phù hợp. Quy trình này được thực hiện chủ yếu bởi phòng nhân sự.

Quy trình tuyển dụng là gì?

Quy trình tuyển dụng là gì? (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

 

Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn cần có những yếu tố nào?

Tuyển dụng nhân sự phù hợp với yêu cầu công ty là điều không dễ dàng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp xem nhẹ hoặc không có quy trình bài bản, mọi nỗ lực tìm kiếm ứng viên tiềm năng có thể sẽ dẫn đến thất bại. Do đó, khi xây dựng quy trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần quan tâm các yếu tố sau:

  • Khoa học, chặt chẽ: Một quy trình tuyển dụng cần nêu ra từng bước cụ thể, hợp lý. Mỗi bước được thực hiện với mục đích rõ ràng sao cho bước trước bổ trợ cho bước sau, đảm bảo đến khi lựa chọn ứng viên, doanh nghiệp đã có đầy đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Thể hiện hình ảnh công ty: Bản mô tả công việc sơ sài, kém hấp dẫn, thái độ thiếu tôn trọng, phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp sẽ để lại trải nghiệm không tốt cho ứng viên. Do đó, hãy xây dựng một quy trình tuyển dụng không chỉ phục vụ cho bên trong doanh nghiệp mà còn là cơ hội truyền thông thương hiệu của công ty.
  • Không nên vội vàng: Tìm kiếm một nhân viên mới có thể đồng hành lâu dài với công ty là cả một quá trình. Cắt đi hoặc thực hiện sơ sài một bước trong quy trình để rút ngắn thời gian đôi khi có thể khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội gặp được ứng viên tiềm năng.

Vai trò của quy trình tuyển dụng nhân sự

Giúp tiết kiệm thời gian

Một quy trình bài bản được xây dựng với các bước cụ thể giúp nhà tuyển dụng xác định rõ những công việc cần thực hiện. Điều này tránh lãng phí thời gian với các bước không cần thiết, rút ngắn thời gian trong quá trình tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên.

Gắn kết nhân viên

Với quy trình tuyển chọn chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng tìm kiếm được nhân viên không chỉ đáp ứng về yêu cầu công việc mà còn phù hợp với văn hóa công ty. Nhờ đó, nhân viên mới sẽ dễ dàng hòa nhập, gắn kết với các nhân viên khác trong công ty.

Công tác tuyển dụng nhân sự chủ động hơn

Mỗi phòng ban, lãnh đạo sẽ có yêu cầu tuyển dụng khác nhau nhưng với quy trình tuyển dụng đã được xây dựng, nhà tuyển dụng nắm rõ nhiệm vụ cần thực hiện, từ đó chủ động tiến hành công tác tuyển dụng, áp dụng từng bước theo quy trình.

Nâng cao hiệu suất công việc

Từng bước trong quy trình tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về vị trí tuyển dụng nên khi sàng lọc, phỏng vấn, nhà tuyển dụng đánh giá được điểm mạnh, yếu, mức độ phù hợp của ứng viên, từ đó tuyển dụng nhân viên phù hợp cho tổ chức. Đây chính là vai trò quan trọng của một quy trình tuyển dụng bài bản ảnh hưởng hiệu quả đến hiệu suất công việc của phòng nhân sự.

Nâng cao hiệu suất công việc

Nâng cao hiệu suất công việc (Nguồn: Internet)

10 bước tạo nên quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả

Xác định nhu cầu tuyển dụng

Bước đầu tiên của quy trình là xác định vị trí nào cần tuyển dụng, sau đó phân tích những đặc trưng, yêu cầu của công việc đó: mô tả công việc, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần có. Để đạt hiệu quả ở bước này, doanh nghiệp cần thực hiện một số công việc sau:

  • Kiểm tra khối lượng công việc hiện tại của các phòng ban, đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên hiện tại
  • Tìm ra khoảng trống cần tuyển dụng: Xác định vấn đề tồn đọng, lập danh sách kinh nghiệm, kỹ năng còn thiếu để bổ sung nhân lực

Thiết lập kế hoạch tuyển dụng

Sau khi xác định tình trạng thiếu hụt của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tiến hành lập kế hoạch về vị trí tuyển dụng, thời gian, ngân sách, đối tượng tham gia, công cụ hỗ trợ. Kế hoạch càng cụ thể, rõ ràng, quá trình thực hiện càng diễn ra thuận lợi, hạn chế sai sót.

Phân tích công việc

Đây là một bước quan trọng để nhà tuyển dụng xác định tiêu chí mà một nhân viên mới cần có, xây dựng bản mô tả bản công việc hoàn chỉnh nhằm thu hút và lựa chọn ứng viên phù hợp. Dưới đây là một số công việc cần thực hiện ở bước này:

  • Thu thập, kiểm tra các thông tin về công việc cần tuyển dụng
  • Lên nội dung chi tiết cho mô tả công việc từ thông tin đã thu thập
  • Bổ sung yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần có

Một bản mô tả công việc cơ bản bao gồm các nội dung sau:

  • Tên vị trí tuyển dụng, chức vụ, phòng ban
  • Nhiệm vụ công việc
  • Yêu cầu công việc: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
  • Quyền lợi: lương, thưởng, chế độ đãi ngộ khác
  • Thời gian, địa điểm làm việc
  • Thông tin công ty tuyển dụng

Tìm kiếm ứng viên

Tại bước này, nhà tuyển dụng xác định phương thức tuyển dụng:

  • Đề cử nội bộ: Dựa trên nhân sự hiện tại trong doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có thể đề xuất chuyển giao; tăng cấp bậc hoặc liên hệ các nhân viên, ứng viên cũ.
  • Tuyển dụng bên ngoài: Quảng cáo, đăng tin trên các website tuyển dụng, mạng xã hội.
  • Kết hợp với bên thứ ba: Một số doanh nghiệp thường thuê các đơn vị headhunt do khâu tìm kiếm thường tốn nhiều thời gian, thử thách, nhân lực để chọn được ứng viên phù hợp.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đăng tin tuyển dụng trên các trang tuyển dụng uy tín như CareerViet do đây là nền tảng thu hút nhiều ứng viên tiềm năng, chất lượng, là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm được ứng viên phù hợp.

Tiến hành sàng lọc hồ sơ ứng viên

Đây là một trong những bước “đau đầu” nhất của nhà tuyển dụng khi cần xác định đúng ứng viên từ một danh sách ứng tuyển lớn. Để giải quyết nút thắt này, nhà tuyển dụng nên tham khảo các việc sau:

  • Phân loại hồ sơ: Sắp xếp hồ sơ theo tiêu chí ưu tiên: kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, bằng cấp…
  • Xác định các mục cần ứng viên cung cấp thêm hoặc để trao đổi trong vòng phỏng vấn

Sàng lọc hồ sơ ứng viên

Sàng lọc hồ sơ ứng viên (Nguồn: Internet)

Chọn những ứng viên đáp ứng các tiêu chí trên

Sau bước sàng lọc, nhà tuyển dụng lên danh sách những ứng viên đáp ứng tiêu chí, liên hệ qua điện thoại hoặc email để sắp xếp thời gian, địa điểm phỏng vấn.

Phỏng vấn ứng viên

Tùy theo kế hoạch, nhu cầu của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cân nhắc hình thức và số vòng phỏng vấn phù hợp.

Phỏng vấn qua điện thoại

Đây là hình thức nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp để sàng lọc ứng viên. Cuộc phỏng vấn có thể ngắn gọn nhưng nhà tuyển dụng cần trao đổi đủ thông tin cần thiết để đánh giá ứng viên cũng như đảm bảo thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Kiểm tra tâm lý ứng viên khi phỏng vấn

Kiểm tra tâm lý ứng viên cũng là một cách để đo lường mức độ tiềm năng, phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp. Ngoài ra, một số ứng viên thiếu trung thực trong đơn ứng tuyển và trong quá trình phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể nắm bắt tâm lý và cân nhắc loại bỏ.

Trực tiếp phỏng vấn

Đây là bước cuối cùng để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu sâu nhất về ứng viên trước khi ra quyết định. Vì vậy, trước khi bắt đầu phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị nội dung câu hỏi, xem lại đơn ứng tuyển để khai thác hết thông tin của ứng viên. Bên cạnh đó, phỏng vấn thực chất là cuộc trao đổi hai chiều, ứng viên cũng cần hiểu thêm về môi trường, chế độ của doanh nghiệp để biết mình có phù hợp hay không. Do đó, nhà tuyển dụng cũng cần tôn trọng, sẵn sàng giải đáp thông tin của ứng viên.

Đánh giá ứng viên với các tiêu chí ứng tuyển

Căn cứ vào những gì ứng viên đã thể hiện trong buổi phỏng vấn và tiêu chí đặt ra ban đầu, nhà tuyển dụng sẽ đi đến quyết định cuối cùng lựa chọn ứng viên. Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể lên danh sách ứng viên dự phòng trong trường hợp bị từ chối đề nghị.

Sàng lọc hồ sơ ứng viên

Đánh giá và chọn lọc ứng viên (Nguồn: Internet)

Mời ứng viên nhận việc

Hãy xác minh lại một lần nữa là ứng viên sẵn sàng nhận việc trước khi gửi thư mời nhận việc. Thư mời cần nêu rõ ngày bắt đầu, địa điểm làm việc, chế độ lương thưởng và những thông tin ứng viên cần bổ sung để phục vụ cho công tác ký kết hợp đồng.

Chào đón nhân viên mới

Khi ứng viên chấp nhận lời mời, ứng viên chính thức trở thành nhân viên của công ty. Do đó, hãy thân thiện và nhiệt tình chào đón nhân viên để ứng viên không cảm thấy lạc lõng trong môi trường mới. Giúp nhân viên làm quen môi trường mới bằng cách giới thiệu nhân viên với từng phòng ban, các khu vực làm việc, ăn uống và nội quy trong công ty.

Xem thêm:

Cơ hội việc làm nhân sự tại CareerViet

Cơ hội việc làm trong ngành nhân sự mở rộng với ứng viên ở từng cấp độ kinh nghiệm và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một số vị trí phổ biến trong ngành nhân sự như sau:

  • Chuyên viên tuyển dụng: Chịu trách nhiệm xây dựng mô tả công việc cho nhân sự, tìm kiếm ứng viên phù hợp cho công ty.
  • Chuyên viên đào tạo và phát triển: Lên kế hoạch, xây dựng và triển khai các chính sách đào tạo, chương trình huấn luyện nội bộ giúp nhân viên phát triển toàn diện.
  • Chuyên viên C&B: Quan sát, đánh giá để xây dựng mức lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên.
  • Quản trị hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, quản lý tài sản, thiết bị của công ty. Đồng thời, quan tâm đến đời sống nhân viên, triển khai các hoạt động nội bộ gắn kết nhân viên.
  • Trưởng phòng nhân sự: Lên kế hoạch, điều phối, giám sát các hoạt động của phòng nhân sự, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Giám đốc nhân sự: Quản lý, giám sát mọi vấn đề về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược phát triển phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Truy cập ngay CareerViet để cập nhật những cơ hội việc làm nhân sự hấp dẫn hiện nay. Ngoài ra, đừng quên tận dụng bộ công cụ CareerMap.vn để xác định lộ trình nghề nghiệp phù hợp cho bản thân, CVHay.vn để thiết kế CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng và VietnamSalary.vn để tham khảo mức lương hiện nay của ngành nhân sự.

Quy trình tuyển dụng nhân sự đòi hỏi nhiều thời gian và công sức xây dựng nhưng là một bước tiến quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. CareerViet hy vọng bài viết trên đây mang lại nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp của bạn nhé.

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn TH
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn TH

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

PERSOLKELLY Vietnam
PERSOLKELLY Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CJ CGV Viet Nam
CJ CGV Viet Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH CJ Vina Agri
Công Ty TNHH CJ Vina Agri

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Long An

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SWISS VITA
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SWISS VITA

Lương: 22 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH XƠ SỢI AN THÁI
CÔNG TY TNHH XƠ SỢI AN THÁI

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận
Tập đoàn Nhựa Bình Thuận

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN BHS
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN BHS

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SWISS VITA
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SWISS VITA

Lương: 8 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH ACTR
CÔNG TY TNHH ACTR

Lương: 25 Tr - 30 Tr VND

Tây Ninh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TUẤN VIỆT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TUẤN VIỆT

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Phú Yên | Nghệ An | Quảng Ngãi

CÔNG TY TNHH CALERES INTERNATIONAL VIETNAM
CÔNG TY TNHH CALERES INTERNATIONAL VIETNAM

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hải Phòng

Công ty TNHH Sadova
Công ty TNHH Sadova

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Long An

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương: 850 - 1,000 USD

Bắc Giang | Bắc Ninh | Hà Nội

Công ty TNHH Kimberly Clark Việt Nam
Công ty TNHH Kimberly Clark Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Bắc Giang | An Giang

Bảo mật
Bảo mật

Lương: 30 Tr - 100 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương: 15 Tr - 23 Tr VND

Hưng Yên

Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh
Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

NANOCO GROUP
NANOCO GROUP

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh
Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh
Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh

Lương: 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Nhiều người lầm tưởng rằng đọc sách là phải đọc hết từ đầu đến cuối và nhớ được hết nội dung. Tuy nhiên, cách đọc sách thông minh nằm ở việc tiếp nhận thông tin hiệu quả và lưu trữ kiến thức lâu dài. Trong bài viết này, CareerViet sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho 3 câu hỏi thường gặp nhất về việc đọc thêm sách:
Bí kíp giúp Frontend Developer thành công trong phỏng vấn
Frontend Developer là tư duy về UI/UX. Lập trình viên không chỉ đơn thuần là giỏi về coder mà phải biết về Designer và Business Analyst (BA)
Thay đổi bản thân là chìa khóa để mở cánh cửa cơ hội trong công việc
Hướng dẫn thay đổi bản thân, nắm bắt cơ hội trong công việc, ngoại giao, phát triển… Tips thay đổi bản thân giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống
Điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn?
Hướng dẫn điền trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cực chuẩn, chính xác, đơn giản chỉ vài bước giúp bạn tự tin trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
NLP là gì? Ứng dụng NLP trong công việc như thế nào để đạt hiệu quả
NLP là gì? NLP là cụm từ viết tắt của Neuro-Linguistic Programming có thể hiểu là lập trình ngôn ngữ tư duy hay tư duy lập trình
Chính kiến là gì? Bí quyết để trở thành người có chính kiến
Chính kiến là gì? Tại sao phải có chính kiến trong cuộc sống? Bí quyết để trở thành người có chính kiến: Tư duy độc lập, hiểu biết sâu, tự tin, biết lắng nghe…

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback