Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,517
Nghị định quy định một số điều của Bộ Luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi quy định đang được Chính phủ lấy ý kiến rộng rãi trước khi có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Theo Điều 4 của Nghị định, khi tổ chức cho nhân viên làm thêm đến 200 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau:
1. Nếu được sự đồng ý của người lao động theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động phải ký văn bản thỏa thuận với người lao động theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định;
2. Ngoài giới hạn số giờ làm thêm trong ngày được quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động, chỉ được huy động người lao động làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần;
3. Đối với trưong hợp làm việc không trọn ngày quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
4. Bảo đảm thời gian nghỉ ngơi cho người lao động trong giờ làm việc, chuyển ca làm việc đúng theo Điều 109, Điều 110 của Bộ luật lao động và Điều 9, Điều 10 của Nghị định.
5. Trong trường hợp có sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, chỉ được huy động họ làm việc và làm thêm giờ trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 24 giờ hằng ngày.
6. Thực hiện trả lương làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật.
Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm chỉ được áp dụng với các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất đặc thù riêng của ngành, lĩnh vực trong quan, đơn vị nhà nước.
Nghị định cũng nêu quy định khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định.
2. Thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi đặt trụ sở chính như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 107 của Bộ luật lao động, phải thông báo trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d Điều 107 Bộ luật lao động và Điều 5 của Nghị định này thì phải thông báo chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện;
c) Thông báo theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm Nghị định.
Nguồn: Theo Báo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này