BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM 2021 (Phần 1)

Viewed: 5,356

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.

GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ năm trước. Ngành nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 7,17%, làm giảm 0,27 điểm phần trăm do sản lượng dầu thô khai thác giảm 6% và khí đốt tự nhiên giảm 17,6%. Ngành xây dựng giảm 0,58%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm. Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,03%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99%.

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18,46%.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM 2021
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM 2021

 

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những khó khăn, thách thức, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa  thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

a) Nông nghiệp
Nhờ thời tiết thuận lợi và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, gieo trồng giống lúa mới cho giá trị kinh tế cao dần thay thế giống lúa truyền thống nên năng suất lúa đông xuân của cả nước năm nay đạt 68,6 tạ/ha, tăng 2,2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2020, sản lượng đạt 20,63 triệu tấn, tăng 755,1 nghìn tấn.

Tính đến trung tuần tháng Chín, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.577,4 nghìn ha, bằng 99,8% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.040,9 nghìn ha, bằng 99%, các địa phương phía Nam đạt 536,5 nghìn ha, bằng 101,4%. Diện tích gieo cấy lúa mùa miền Bắc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do các địa phương chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng; chuyển sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản hoặc không sản xuất do thiếu lao động, hiệu quả sản xuất thấp.

Vụ lúa hè thu năm nay cả nước gieo cấy được 1.954 nghìn ha, tăng 8,8 nghìn ha so với vụ hè thu năm trước. Tính đến ngày 15/9/2021, các địa phương đã thu hoạch được 1.643,8 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 84,1% diện tích gieo cấy và bằng 101,5% cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa hè thu cả nước ước tính đạt 56,5 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2020; sản lượng đạt 11,03 triệu tấn, tăng 282,7 nghìn tấn.

Đến giữa tháng Chín, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 599,7 nghìn ha lúa thu đông, bằng 100,6% cùng kỳ năm trước. Hiện nay, lúa thu đông đang ở giai đoạn trổ đều và bắt đầu cho thu hoạch.

Chăn nuôi trâu, bò trong tháng nhìn chung ổn định. Ước tính đến cuối tháng 9/2021 đàn lợn cả nước tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2020; đàn trâu giảm 3,7%; đàn bò tăng 1,1%; đàn gia cầm tăng 1%. Ước tính 9 tháng, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3.060,9 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước (quý III đạt 1.058,7 nghìn tấn, giảm 0,3%); sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 86,6 nghìn tấn, giảm 0,4% (quý III đạt 25,6 nghìn tấn, giảm 1,3%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 332,4 nghìn tấn, tăng 2,4% (quý III đạt 101,4 nghìn tấn, giảm 1,6%); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1.402,7 nghìn tấn, tăng 4,3% (quý III đạt 470,5 nghìn tấn, tăng 2,8%); sản lượng sữa bò tươi đạt 856,6 nghìn tấn, tăng 11% (quý III đạt 295,5 nghìn tấn, tăng 10,5%); sản lượng trứng gia cầm đạt 12,8 tỷ quả, tăng 4,3% (quý III đạt 4,4 tỷ quả, tăng 2,8%).

Tính đến ngày 20/9/2021, cả nước không còn dịch tai xanh; dịch lở mồm long móng còn ở Thái Nguyên; dịch cúm gia cầm còn ở Lạng Sơn; dịch tả lợn châu Phi còn ở 35 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 31 địa phương chưa qua 21 ngày.

b) Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tập trung quý III/2021 của cả nước ước tính đạt 65,8 nghìn ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 18,5 triệu cây, tăng 2,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4.643,6 nghìn m3, tăng 2,0%; sản lượng củi khai thác đạt 4,4 triệu ste, giảm 2,7%. Tính chung 9 tháng năm 2021, ước tính diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 176,2 nghìn ha, tăng 2,8 % so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 65,1 triệu cây, tăng 2,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 12.589,2 nghìn m3, tăng 4,3%; sản lượng củi khai thác đạt 14,3 triệu ste, giảm 0,9%.


Diện tích rừng bị thiệt hại[1] quý III/2021 là 942,4 ha, tăng 56,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước có 1.748,2 ha rừng bị thiệt hại, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1.020,2 ha, tăng 54,6%; diện tích rừng bị chặt, phá là 728 ha, tăng 8,3%.

[1] Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ 15/8/2021-15/9/2021.

c)Thủy sản
Sản lượng thủy sản quý III/2021 ước tính đạt 2.281,4 nghìn tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 6.377,3 nghìn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.320,1 nghìn tấn, giảm 1%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.057,2 nghìn tấn, tăng 0,7%.


3. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 3,5%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,05% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,35%; quý III giảm 3,24%); ngành khai khoáng giảm 7,17% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17,6%).

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2021 tăng 12,4% so với tháng trước và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2021 tăng 3,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 28,2% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 24,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1% (cùng kỳ năm trước là 75,6%).

4. Hoạt động của doanh nghiệp
Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng Chín có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Trong tháng 9/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; số vốn đăng ký chỉ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm 69,3%. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3% [2].

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2021 với 73,7% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn.

[2] Số liệu này có thể chưa phản ánh được thực sự số doanh nghiệp thực tế rút lui khỏi thị trường, bởi trong điều kiện nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp không thể làm thủ tục liên quan đến việc rút lui khỏi thị trường.

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp [3]
Trong tháng 9/2021, cả nước có 3.899 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 62,4 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 49,9 nghìn lao động, giảm 32,3% về số doanh nghiệp, giảm 8,1% về vốn đăng ký và tăng 15% về số lao động so với tháng 08/2021; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 62,2% về số doanh nghiệp, giảm 69,3% về số vốn đăng ký và giảm 39,9% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 16 tỷ đồng, tăng 35,7% so với tháng trước và giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 3.317 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 14,2% so với tháng trước và giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020.


Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.195,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 648,8 nghìn lao động, giảm 13,6% về số doanh nghiệp, giảm 16,3% về vốn đăng ký và giảm 16,6% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 1.677,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 32 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 2.873 nghìn tỷ đồng, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 32,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 6,6% so với 9 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 117,8 nghìn doanh nghiệp, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới.

Cũng trong tháng Chín, có 2.240 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 28,2% so với tháng trước và giảm 31,5% so với cùng kỳ năm 2020; có 2.509 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 0,1% và giảm 38,8%; có 606 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 25,4% và giảm 65,1%.

Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng, có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

[3] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2021 cho thấy: Có 13,2% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2021; 25,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 61,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý IV/2021, có 43,4% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2021; 26,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 30,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 79,4% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2021 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2021; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 71,8% và 68,8%.

5. Hoạt động dịch vụ
Trong tháng Chín, nhiều địa phương nới lỏng dần giãn cách xã hội từ áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg xuống Chỉ thị số 15/CT-TTg nên hoạt động thương mại trong nước và vận tải hành khách và hàng hóa đều tăng so với tháng trước nhưng giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng khách quốc tế đến nước ta [4] vẫn giảm do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín năm 2021 ước tính đạt 308,8 nghìn tỷ đồng, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước; quý III đạt 915,7 nghìn tỷ đồng, giảm 28,3%. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,1%).

Vận tải hành khách tháng Chín ước tính đạt 80,9 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 70,7% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 2,4 tỷ lượt khách.km, giảm 79,2%; quý III năm nay ước tính đạt 247,6 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 69,6% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 7,8 tỷ lượt khách.km, giảm 78,1%. Tính chung 9 tháng năm 2021, vận tải hành khách đạt 2.018,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 29,6%) và luân chuyển 82,7 tỷ lượt khách.km, giảm 30,9% (cùng kỳ năm trước giảm 35,2%). Vận tải hàng hóa tháng Chín ước tính đạt 114,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 24,3 tỷ tấn.km, giảm 15,9%; quý III năm nay ước tính đạt 319,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 29,7% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 70,5 tỷ tấn.km, giảm 14,6%. Tính chung 9 tháng năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 1.195 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 7,3%) và luân chuyển 242,8 tỷ tấn.km, giảm 0,3% (cùng kỳ năm trước giảm 8,2%).

­­­­Doanh thu hoạt động viễn thông quý III/2021 ước tính đạt 76 nghìn tỷ đồng, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3%). Tính chung 9 tháng năm 2021, doanh thu đạt 234 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 2,1%).

Khách quốc tế đến nước ta trong 9 tháng năm 2021 ước tính đạt 114,5 nghìn lượt người, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước.

[4] Theo báo cáo của Cục cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng và Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, kỳ báo cáo từ ngày 21/8-20/9/2021.

Source: Tổng Cục Thống kê

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary : 30 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Salary : 16 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV SAGEN GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV SAGEN GROUP

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ INFINITY GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ INFINITY GROUP

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Lam Dong

URC Vietnam Co., Ltd.
URC Vietnam Co., Ltd.

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ phần Vinafco
Công Ty Cổ phần Vinafco

Salary : Competitive

Ha Noi

Công Ty TNHH Lampart
Công Ty TNHH Lampart

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Bac Lieu | Tien Giang | Ben Tre

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Long An

Newtecons
Newtecons

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Salary : 50 Mil - 65 Mil VND

Bangkok

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Salary : 50 Mil - 65 Mil VND

Binh Duong

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC
VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC

Salary : 20 Mil - 40 Mil VND

Binh Duong

 Confidential
Confidential

Salary : 60 Mil - 90 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Binh Duong

Similar posts "Market & Trends"

Top 10+ Nghề làm việc tại nhà thu nhập tốt, ít vốn nhiều lời
Làm việc tại nhà thường không đòi hỏi quá nhiều thời gian và vốn… Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm thêm tại nhà, hãy tham khảo bài viết này nhé!
Đa cấp là gì? Phân biệt kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp
Đa cấp là gì? Làm thế nào để phân biệt mô hình kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp để tránh bị lừa đảo. Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu nhé!
Sự thật cuộc gọi, văn bản gửi từ "cán bộ BHXH"
Lợi dụng quá trình chuyển đổi số của cơ quan BHXH, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đã được các đối tượng sử dụng để trục lợi
Thủ tục chốt sổ BHXH để chờ đến ngày nghỉ hưu
(Dân trí) - Ông Cường mới 52 tuổi nhưng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) gần 29 năm. Hiện ông muốn nghỉ việc, chốt sổ BHXH để chờ đến khi đủ tuổi về hưu hưởng chế độ hưu trí.
4 trường hợp vẫn được hưởng BHXH một lần
NGUYỄN VĂN TÍNH (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hỏi: "Tôi có nghe thông tin theo Luật BHXH mới thì từ ngày 1-7-2025, người lao động (NLĐ) sẽ không được rút BHXH một lần. Xin giải thích rõ hơn vấn đề này?".
Người lao động hưởng lợi lớn với chế độ thai sản mới
(Dân trí) - Chế độ thai sản mới theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) có nhiều thay đổi có lợi cho người lao động, mở rộng nhóm lao động được hưởng chế độ này.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback