Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 80,537
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, nhu cầu tuyển kiểm toán viên trong các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Ngoài các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều công ty kiểm toán trong nước ra đời. Bên cạnh đó, sự khởi sắc của thị trường chứng khoán càng khiến nhân lực ngành kiểm toán khan hiếm hơn.
1. Chính sách đãi ngộ tốt
Tốt nghiệp ĐH kinh tế quốc dân Hà nội, vừa chân ướt chân ráo ra trường, Minh đã nhanh chóng trúng tuyển vào công ty kiểm toán Ernst & Young (EY - một trong những công ty kiểm toán hàng đầu trên thị trường hiện nay). Chuẩn bị gia nhập đội ngũ làm việc, Minh được trang bị ngay một chiếc máy tính xách tay IBM, một thẻ may quần áo trị giá 2 triệu đồng. Nhưng điều ý nghĩa hơn hết đối với một sinh viên mới ra trường là một công việc mơ ước với mức lương khởi điểm 5,4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền làm thêm giờ và nhiều ưu đãi khác.
Những bạn trẻ có được cơ hội như Minh hiện nay không hiếm, bởi nhân lực cho ngành kiểm toán đang khủng hoảng thiếu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, nhu cầu tuyển kiểm toán viên trong các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Ngoài các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều công ty kiểm toán trong nước ra đời. Hơn nữa, khi Bộ Tài Chính quy định, chỉ những công ty kiểm toán có 10 nhân viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán trở lên mới được kiểm toán các tổ chức phát hành, niêm yết, kinh doanh trên thị trường chứng khoán, thì chỉ 12 trên tổng số hơn 140 công ty kiểm toán được tham gia “cuộc chơi” này. Mặc dù quy định về số nhân viên có chứng chỉ hành nghề hiện đã được hạ xuống 7 nhưng vẫn chỉ có 23 công ty được tham gia. Bên cạnh đó, khi thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc (thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007), nhiều nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm ra đi theo “sức hút” của các công ty chứng khoán, thì nhân lực ngành kiểm toán đã thiếu lại càng thiếu.
Vì thế, cuộc đua giành nhân lực kiểm toán càng trở nên căng thẳng. Các công ty kiểm toán ra sức “chiều chuộng” nhân viên bằng các chính sách đãi ngộ cực tốt và hấp dẫn. Tuy nhiên, ưu thế vẫn nghiêng về các công ty lớn thuộc hệ thống “Big 4” (nhóm 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới bao gồm EY, KPMG, PWC, Deloitte Việt Nam) bởi vốn và thị phần lớn.
Để thu hút nhân lực, Ông Trần Đình Cường, Phó Tổng Giám đốc công ty kiểm toán EY cho biết: “Hàng năm, EY tổ chức trao học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập tốt. Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức các buổi hội thảo nghề nghiệp để từ đó thu hút họ đến với nghề kiểm toán và đến với công ty trong tương lai”. Giải pháp này của EY xem ra rất có hiệu quả. Mạnh, hiện là một nhân viên “cứng” của EY đã đến với công ty sau khi nghe một buổi nói chuyện về nghề vào năm cuối đại học. Đến nay, EY cũng là một trong số những công ty có chất lượng đội ngũ nhân viên tốt nhất.
Còn ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng giám đốc Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam cho biết, tất cả các nhân viên được tuyển dụng ở công ty ông đều được trang bị máy tính xách tay và có những điều kiện tốt nhất để làm việc. Bên cạnh đó là các chính sách đãi ngộ khác như: nghỉ mát, chế độ lương hấp dẫn, cơ hội nâng cao nghiệp vụ khi tham gia các khoá đào tạo của công ty…
Hầu như các công ty kiểm toán đều đặn tăng lương cho nhân viên mỗi năm 1 lần, với mức tăng phụ thuộc vào thành tích của mỗi nhân viên, ngoài ra là các khoản thưởng hấp dẫn vào các dịp lễ, tết… Bốn công ty kiểm toán thuộc “Big 4” còn tổ chức giải bóng đá Big4 Audit Football Championship để các nhân viên thư giãn. Nhiều doanh nghiệp cũng thường tổ chức các buổi tiệc, dã ngoại, vui chơi… để tăng cường sự liên kết giữa các nhân viên, và giữa nhân viên với doanh nghiệp… Vẫn khó giữ người…
Thúy, nhân viên của 1 công ty trong “Big 4”, sau 2 năm làm kiểm toán đã quyết định chuyển sang làm cho một quỹ đầu tư nước ngoài. “Những ưu đãi và mức lương không hơn được công ty cũ, nhưng thoải mái đầu óc hơn rất nhiều”, Thúy tâm sự. Thuý cũng cho biết, làm kiểm toán, mỗi năm cô không chỉ tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm về chuyên môn mà còn hiểu thêm các kiến thức đặc thù của các ngành kinh doanh khác. Tuy nhiên, mặc dù môi trường làm việc rất vui vẻ sôi nổi vì toàn người trẻ, nhưng áp lực công việc quá cao.
Còn Mạnh, dù đã trở thành nhân viên cứng nhưng cũng đang chuẩn bị bỏ nghề vì “vào mùa kiểm toán, có khi cả tháng trời chỉ về nhà ăn cơm với bố mẹ được vài ngày. Rảnh ra chút là đi học, nhiều lúc mình cảm thấy kiệt sức”.
Minh thì đang háo hức với công việc mới, nhưng lại khiến bố mẹ cô bắt đầu cảm thấy lo lắng, vì mới 3 tháng đi làm mà cô đã phải đi công tác liên tục tới 1 tháng. Lịch của Minh những đợt phải công tác là về nhà vào chiều thứ 7, ăn cùng bố mẹ 2 bữa cơm rồi chiều chủ nhật lên đường đi công tác. Những ngày không phải đi công tác xa, cũng chẳng mấy hôm Minh về nhà sớm để kịp ăn cơm cùng gia đình.
Trên blog của dân kiểm toán, điểm chung là rất ít cập nhật các entry mới. Thỉnh thoảng, có thể bắt gặp những blast kiểu “chạy đua với deadline” hay một số entry “mỏi mệt” khi mà mùa kiểm toán đang bước vào giai đoạn bận rộn nhất. Nhiều kiểm toán viên để blog của mình “mốc meo” vì không có thời gian viết.
Chính áp lực công việc khiến nhiều người cảm thấy mình không thể “trụ” lâu với nghề. Đã thế, những nhân viên kiểm toán thường rất “có giá” khi các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư ra đời ngày một nhiều, với mức thu nhập hấp dẫn, thời gian làm việc thoải mái hơn, việc nhiều nhân viên kiểm toán bỏ nghề, nhất là đối với nữ cũng là điều dễ hiểu.
2. Để theo nghề kiểm toán
Ông Trần Đình Cường, Phó Tổng Giám đốc công ty kiểm toán EY cho rằng: “Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trong khu vực, nhân lực kiểm toán rất thiếu, đặc biệt là đối với những kiểm toán viên quốc tế. Nguyên nhân là với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của khu vực Châu Á, cũng như sự gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, thì nhu cầu kiểm toán ngày càng cao, đồng thời cũng đòi hỏi chất lượng chuyên môn cao hơn”.
Ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán – kiểm toán, Bộ Tài Chính cho biết: “Một số công ty kiểm toán ở Việt Nam có xu hướng sáp nhập hoặc trở thành công ty thành viên của các công ty kiểm toán nước ngoài. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khi hội nhập cũng ngày càng gay gắt. Vì vậy, bắt buộc phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên”. Nói như ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng giám đốc Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam là “phải quốc tế hóa nhân viên của mình”.
Vậy là không chỉ căng thẳng trong công việc, các nhân viên kiểm toán còn bước vào một cuộc đua mới, cuộc đua học và lấy các chứng chỉ như chứng chỉ hành nghề kiểm toán - kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên Quốc tế ACCA,... Đến mùa thi chứng chỉ hoặc thi hết các học phần, chúng ta có thể thấy dân kiểm toán căng thẳng thế nào. Mạnh tâm sự: “Mỗi lần thi thường được công ty cho nghỉ để ôn, không phải đi làm nhưng áp lực lắm, thực sự là học cái này rất khó”.
Mới đây, lần đầu tiên công ty kiểm toán EY đã tổ chức một buổi tiệc gặp mặt các nhân viên cũ. Gần 300 nhân viên của EY đã tham dự, trong đó nhiều người là cựu nhân viên của EY. Ông Trần Đình Cường là thành viên của EY từ những ngày đầu thành lập, nay đã trở thành Phó tổng Giám đốc của công ty, có lẽ là một trong số ít những người gắn bó với nghề và công ty lâu đến vậy.
Những người làm nghề kiểm toán phải là những người cẩn thận, có kiến thức vững chắc về các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là điều phải có. Nhiều người cho rằng, muốn theo nghề, có lẽ ngoài năng lực chuyên môn, lòng yêu nghề và sự kiên trì, cần phải có một chút may mắn nữa.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Toto tuyển dụng | Tôn Nam Kim tuyển dụng | Datalogic tuyển dụng | việc làm kế toán nha trang | việc làm kế toán quảng ngãi | tìm việc làm không cần hồ sơ tại hà nội | tuyển dụng hải quan | tìm việc làm giao hàng bằng xe máy tphcm
Source: Theo VietNamNetJobs
Please sign in to perform this function