Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,110
Thị trường lao động cạnh tranh gay gắt khiến nhiều người tìm việc nghĩ rằng có được cơ hội phỏng vấn đã là quá may mắn nói chi đến chuyện thương lượng với nhà tuyển dụng.
Quan điểm này thực ra không đúng vì dù ở bất kỳ tính huống nào, khi nhận được các lời đề nghị, bạn phải bíết cách thương lượng các điều kiện một cách thông minh và hiệu quả nhất. Đây là một nghệ thuật đòi hỏi sự luyện tập thướng xuyên để có thể ứng dụng thành thục.
Nghệ thuật thương lượng
Kiểm tra các kỹ năng của bạn
Trước hết, hãy đánh giá các kỹ năng thương lượng của bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi mặc cả mua hàng không? Bạn có kỹ năng trong việc đòi tăng lương không? Nếu bạn đã từng thương lượng thành công, bạn đã tích lũy được một số kỹ năng rồi đấy.
Tiếp theo, hãy tìm hiểu các bí quyết và chiến thuật thương lượng trong các bài báo và tạp chí.
Nếu bạn là người chưa bao giờ mặc cả hay yêu cầu được tăng lương, bạn nên thử luyện tập với một người bạn nào đó.
Biết mình, biết ta
Thương lượng không có nghĩa là giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào. Thương lượng nhằm mục đích đạt được sự hài lòng và thõa mãn của cả hai bên.
Hãy bắt đầu bằng cách đưa ra các mức lương mà bạn có thể trang trải hay không thể trang trải cuộc sống. Dù mục tiêu của bạn là gì, bạn cần phải đạt được nó thông qua thương lượng.
Hãy tập trung vào các mục tiêu của bạn thay vì cứ khăng khăng giành chiến thắng. Bạn sẽ biết khi nào nên chấp nhận lời đề nghị của nhà tuyển dụng.
Hãy sáng tạo
Hãy xem xét mọi khía cạnh của công việc ,bên cạnh mức lương khi nhận được bản đề nghị của nhà tuyển dụng
Cân bằng yếu tố lương bổng với các yếu tố khác như công ty có chính sách linh hoạt không, có hoàn học phí khi nhân viên đi học không, thời gian và lịch làm việc ra sao…
Việc biết được các cơ hội của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi kết thúc cuộc thương lượng cũng như có được quyết định cuối cùng.
Đừng tham lam
Nếu bạn cứ tiếp tục thương lượng khi đã đạt được mục tiêu, bạn sẽ tự làm tổn thương mình. Đến lúc này các công ty sẽ chủ động kết thúc cuộc thương lượng trong khi chính bạn sẽ trở thành người xa lạ trong mắt của vị sếp tương lai. Đừng gây cho họ ác cảm khi bạn chưa bắt đầu công việc như thế!!
Source: Hồng Liên / HRVietnam
Please sign in to perform this function