Tìm các kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp ở đâu?

Viewed: 37,477

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Dù bạn có muốn thay đổi vị trí làm việc hiện tại, tìm kiếm một công việc mới hay làm bất cứ nghề nào khác thì bạn cũng cần phải đánh giá những kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Nhiều khi bạn không biết mình cần phải có những kỹ năng nào, và phải tích luỹ chúng từ đâu...Vì thế, hãy đọc những gợi ý dưới đây để bạn có thể lấy được sự tự tin cho mình.

Bạn có thể tìm thấy các kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong: Công việc, các hoạt động tình nguyện, quá trình đào tạo và trong cuộc sống hằng ngày.

Hãy dành một giờ đồng hồ để liệt kê chúng ra giấy. Công việc này nhằm hai mục đích: Một là bạn có thể quảng bá chính mình. Hai là giúp bạn nhận ra cái bạn yêu thích.

- Nếu có bản sơ yếu lý lịch hoặc bất cứ một dữ liệu thông tin nào về các hoạt động của mình thì bạn nên lưu lại để khi nào cần thiết bạn có thể sẵn sàng.

- Nếu tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, chắc chắn, phải hơn 1h bạn mới có thể liệt kê được hết. Vì vậy, nếu có thời gian và cảm thấy cần thiết thì hãy tiếp tục, còn nếu không thì phải hoàn thành sớm.

- Thiết lập một danh sách các kinh nghiệm và kỹ năng sẽ giúp bạn nhớ đến chúng, và để chắc chắn rằng bạn không quên bất cứ thứ gì khi đi xin việc.

Kinh nghiệm trong công việc

CV chính là "đất" để bạn thể hiện những kinh nghiệm của mình, nhưng kinh nghiệm đó phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, trong CV còn phải bao gồm:

- Tên công việc

- Tên công ty và địa điểm

- Ngày tháng liên quan đến công việc

- Trách nhiệm (Bạn đã làm được những gì?)

- Kỹ năng và yêu cầu về năng lực (Bạn đã học được những gì?)

- Thành quả (Bạn đã làm được gì?) và được chứng nhận như thế nào?

Những thông tin trên phải cụ thể và chính xác, đặc biệt là về kỹ năng và thành quả đạt được của bạn. Không nên viết một cách chung chung và mơ hồ. Ngoài ra, trước khi nộp đơn xin việc, hãy đặt cho mình câu hỏi để nhận ra bạn muốn gì trong công việc tới:

- Bạn thích điểm gì nhất ở công việc này?

- Bạn không thích công việc này ở điểm nào?

- Nếu bạn cần có một sự thay đổi nào đó đối với công việc thì bạn sẽ thay đổi cái gì?

- Công việc trước có yêu cầu nào cần cho công việc sắp tới không?

- Điều gì nên tránh ở công việc trước?

Kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện

Cũng như kinh nghiệm trong công việc, những kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện có thể giúp bạn bổ sung thêm cho CV của mình và nhận ra cái bạn muốn. Chúng được hình thành trong quá trình bạn tham gia vào các hoạt động như: Tổ chức doanh nghiệp, hoạt động ngoài trời, các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội, các tổ chức văn hoá, các nhóm dân tộc, hiệp hội các thành viên, các đảng chính trị, các hội nhà nghề, các hoạt động của trường... Đôi khi những kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện cũng tương tự như những kinh nghiệm bạn có trong công việc. Chính vì thế, bạn cần nêu bật được:

- Tên và địa điểm của tổ chức

- Ngày tháng liên quan

- Lĩnh vực liên quan (Bạn có được nắm giữ một vị trí nào đó không?)

- Kỹ năng và yêu cầu cần thiết (Bạn đã học được những gì?)

- Kết quả đạt được

- Sự chứng nhận của các tổ chức

Sau khi đã liệt kê các kinh nghiệm đó, hãy xem xem bạn thích và không thích cái gì, cái gì nên thay đổi. Bạn học được gì từ các loại hoạt động đó? Bạn cần rút kinh nghiệm ở điểm nào?

Các kinh nghiệm có được trong quá trình học

Tất cả những kinh nghiệm ở trường học là yêu cầu không thể thiếu đối bất kỳ công việc nào. Chúng bao gồm: Bằng cấp chuyên môn, các loại chứng chỉ, các chương trình đào tạo nâng cao, các cuộc hội nghị, các buổi hội thảo bạn đã từng tham dự, con đường đi của riêng bạn, thầy phụ trách, và với mỗi chuyên ngành đào tạo bạn cần nhớ:

- Tên chương trình

- Trường và địa điểm

- Ngày tháng liên quan

- Các khoá học đã hoàn thành

- Bằng cấp, chứng chỉ bạn nhận được

- Những kỹ năng và yêu cầu cần thiết

- Kết quả đạt được (Học bổng, các loại giải thưởng…)

Những kinh nghiệm trên và những kinh nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra cái mình thực sự mong muốn. Và đây cũng là những thông tin đặc biệt có giá trị nếu bạn có ý định thay đổi công việc của mình.

 

Source: Theo VTV

VIP jobs ( $1000+ )

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ phần Vinafco
Công Ty Cổ phần Vinafco

Salary : Competitive

Ha Noi

Công Ty TNHH Lampart
Công Ty TNHH Lampart

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Bac Lieu | Tien Giang | Ben Tre

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Long An

Newtecons
Newtecons

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Salary : 50 Mil - 65 Mil VND

Bangkok

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Salary : 50 Mil - 65 Mil VND

Binh Duong

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC
VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC

Salary : 20 Mil - 40 Mil VND

Binh Duong

 Confidential
Confidential

Salary : 60 Mil - 90 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Binh Duong

Fubon Insurance
Fubon Insurance

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT
Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT

Salary : Up to 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts "Career Path"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback