Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 94,138
Bộ phận QC được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Để một sản phẩm hay một quy trình được đảm bảo về chất lượng thì chắc chắn phải cần đến nhân viên QC. Vậy, nhân viên QC là gì? QC đóng vai trò như thế nào đối với các tổ chức, doanh nghiệp? Cần trang bị những kỹ năng gì để trở thành một QC trong tương lai? Bảng mô tả công việc nhân viên QC ra sao? Tất cả sẽ được CareerViet giải đáp tất tần tật trong bài viết sau đây!
QC là từ viết tắt của Quality Control, được hiểu với nghĩa là kiểm tra chất lượng. Bộ phận QC được xem là một phần không thể thiếu trong quy trình quản lý chất lượng. Cụ thể, nhân viên QC sẽ tham gia vào công đoạn kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi mang đi đóng gói và lưu hành rộng rãi trên thị trường. Công việc kiểm tra này được tiến hành đan xen với quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Nhân viên QC là người tham gia vào quá trình kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm
Sản phẩm muốn “chinh phục” được niềm tin ở khách hàng thì cần phải được tối ưu về cả hình thức, chất lượng và giá cả. Do đó, nhân viên QC chính là người đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu, nhất là trong việc đảm bảo tiêu chí chất lượng đúng như yêu cầu hay thậm chí là vượt chất lượng nhằm thỏa mãn mong muốn của khách hàng.
Dưới đây là 3 vai trò quan trọng nhất của nhân viên đảm bảo chất lượng.
Bộ lọc trong quá trình sản xuất: Nhiệm vụ chính của nhân viên đảm bảo chất lượng là phân tích và lựa chọn nguyên liệu ngay từ những bước đầu của quy trình sản xuất. Tiếp đến là tiến hành lọc ra các lỗi sai sót của công nhân trong quá trình làm việc để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Cuối cùng là chọn lọc ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Đóng vai trò là người phân tích: Ngay khi phát hiện ra sai sót trong quy trình sản xuất, nhân viên QC phải có trách nhiệm tìm ra được nguyên nhân gây lỗi. Từ đó, họ sẽ phân tích một cách tổng quan và toàn diện về nguyên nhân, đồng thời báo cáo kết quả phân tích và yêu cầu sửa chữa, khắc phục ngay lập tức.
Vai trò của một nhân viên QC
Đóng vai trò là người thấu hiểu sản phẩm: Việc thấu hiểu sản phẩm hay quy trình là một trong những yêu cầu cơ bản và bắt buộc đối với một nhân viên QC chuyên nghiệp. Bởi QC là người trực tiếp làm việc với khách hàng, tham gia đàm phán với đối tác và nghiên cứu về sản phẩm. Do đó, họ cần phải thấu hiểu sản phẩm để khiến cho khách hàng tin tưởng và gia tăng độ thuyết phục.
Thực tế, nhân viên QC thường bị nhầm lẫn với nhân viên QA. Hai khái niệm này có thể phân biệt đơn giản như sau:
- Nhân viên QC là người kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. Họ trực tiếp thực hiện kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra theo các tiêu chuẩn đã định sẵn.
- Nhân viên QA (Quality Assurance) có nhiệm vụ xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng, đồng thời thực hiện việc giám sát, đo lường quá trình thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
Dựa trên yêu cầu tính chất công việc, nhân viên QC được chia thành 3 vị trí cơ bản với nhiệm vụ cụ thể như sau.
IQC là tên viết tắt của cụm từ Input Quality Control, được dịch ra là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào. Công việc chính của IQC đó là:
- Kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên, vật liệu đầu vào xem chúng có đảm bảo chất lượng và đạt được những tiêu chuẩn đã đề ra hay không.
- Theo dõi tình hình sử dụng cũng như chất lượng nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất, đảm bảo đạt chất lượng theo yêu cầu.
- Trực tiếp giải quyết những vấn đề phát sinh với bên cung ứng và làm việc với nhà cung cấp nhằm cải tiến chất lượng của nguyên, vật liệu.
- Trực tiếp tham gia vào việc đề xuất những ý tưởng mới mẻ để phát triển sản phẩm mới.
Công việc của nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)
Process Quality Control (PQC) được gọi là nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm cung ứng ra thị trường phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Cụ thể, công việc của PQC là:
- Phối hợp cùng với bộ phận QA thực hiện việc triển khai, điều chỉnh các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Trực tiếp kiểm tra các công đoạn làm việc của nhân viên hàng ngày nhằm đảm bảo sản phẩm được gia công đúng quy trình đã đề ra, đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, nhân viên PQC còn có trách nhiệm kiểm tra và phản hồi lại bộ phận IQC nếu phát hiện nguyên, vật liệu không đảm bảo chất lượng.
- Giải quyết những yêu cầu, thắc mắc hay khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Trực tiếp tham gia vào việc lên ý tưởng kinh doanh nhằm phát triển các sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
Vai trò của nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)
Output Quality Control (OQC) có nghĩa là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra. Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, xác nhận sản phẩm đạt yêu cầu trước khi cung ứng ra thị trường. Công việc cụ thể của OQC là:
- Lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy trình ISO mà tổ chức/doanh nghiệp áp dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm và xác nhận đạt yêu cầu dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Tiến hành thu thập, phân loại những sản phẩm lỗi, sai sót trong khâu kỹ thuật, sau đó chuyển yêu cầu sửa chữa cho bộ phận PQC.
- Giải quyết mọi yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
Nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)
Để trở thành một nhân viên QC giỏi, bạn cần phải trang bị rất nhiều kỹ năng cũng như kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên, trong số đó có 3 kỹ năng quan trọng hàng đầu mà một nhân viên QC cần phải đảm bảo để có thể hoàn thành tốt công việc. Cụ thể như sau.
Có thể thấy, nhân viên QC giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra sản phẩm bởi họ là người trực tiếp tham gia vào công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm. QC phải phát hiện ra những điểm sai sót, chưa hoàn thiện ở sản phẩm để có thể khắc phục trước khi sản xuất. Hay nói cách khác, bộ phận QC cần phải đảm bảo sản phẩm đã được kiểm soát 100% ở mọi công đoạn.
Với yêu cầu công việc như trên thì đòi hỏi ở nhân viên QC một kỹ năng giám sát tốt để có thể nhanh chóng phát hiện ra lỗi sai, đồng thời đưa ra phương án sửa chữa, khắc phục kịp thời. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua lỗi và gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Kỹ năng giám sát là kỹ năng quan trọng nhất đối với Quality Control
Xem thêm: UI/UX Designer là nghề gì? Những tố chất cần có để làm UI/UX Designer
Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu của nhân viên QC. Tùy thuộc vào quy mô của công ty/doanh nghiệp mà mức độ yêu cầu đối với kỹ năng này sẽ khác nhau. Theo đó, kỹ năng quản lý sẽ thể hiện ở việc quản lý năng suất lao động, thời gian làm việc cũng như các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất.
Một nhân viên QC chuyên nghiệp sẽ nắm bắt được năng suất của từng nhóm nhân công để tổ chức và phân phối nguồn nhân công phù hợp, đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như chất lượng thành phẩm. Khi kỹ năng quản lý được phát huy tốt thì nhân viên QC cũng sẽ hoàn thành chỉ tiêu công việc một cách hiệu quả nhất.
Trong suốt công đoạn sản xuất sản phẩm sẽ không tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn vì nhiều nguyên do. Trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn như nguyên vật liệu bị hỏng, quy trình sản xuất gián đoạn vì gặp lỗi,... thì nhân viên QC cần phải nhạy bén và nhanh chóng đưa ra phương thức xử lý linh hoạt, sao cho giảm thiểu tối đa mức thiệt hại.
Tuy nhiên, với vấn đề này bạn cũng nên lưu ý, khi tìm ra nguyên nhân phải báo ngay với cấp trên và phối hợp với những bộ phận liên quan để đưa ra giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Nhân viên QC cần phải linh hoạt, nhạy bén, xử lý sự cố nhanh chóng
Xem thêm: Graphic Designer và những điều thú vị cần biết về công việc này
AI (Trí Tuệ Nhân Tạo) đã thể hiện được ưu điểm vượt trội của nó trong nhiều nhóm ngành. Tương tự, ngành QC có tiềm năng để ứng dụng AI và nâng cao kỹ thuật kiểm soát chất lượng.
Trước đó, việc “vô tình” áp dụng AI vào quy trình QC trong thời kỳ giãn cách xã hội do COVID-19 mang đến những lợi ích như tăng chất lượng kiểm tra đồng thời cải thiện tốc độ, theo dõi tiến độ và đánh giá chi phí.
Việc kiểm soát chất lượng không chặt chẽ có thể dẫn đến hao hụt lợi nhuận và ảnh hưởng đến vốn hoá thị trường. Lấy một ví dụ như lô sản phẩm bạn vừa cho phát hành bị lỗi thì buộc công ty phải thu hồi và khắc phục. Nếu chỉ tính chi phí nhận sản phẩm lỗi về thì đã là một khoảng thất thu lớn đối với công ty. Đó là còn chưa kể đến những ảnh hưởng về danh tiếng hoặc sự tin tưởng của khách hàng,
Ứng dụng AI (Trí Tuệ Nhân Tạo) vào QC giúp mang lại lợi ích gì?
Xem thêm: DevOps Engineer làm gì? Cập nhật từ A đến Z về công việc của DevOps
Để hỗ trợ kiểm soát quy trình, các nhà máy sẽ tận dụng thị giác AI để phân loại liệu một sản phẩm đã thoả mãn tiêu chuẩn mà họ đặt ra chưa. Việc liên tục cải tiến công nghệ đã giúp cho Trí Thông Minh Nhân Tạo có thể đánh giá sản phẩm dựa trên kiến thức đã được tiếp nhận và huấn luyện trước đó (deep learning). Từ đó, xây dựng được một hệ thống đánh giá toàn diện và cao cấp hơn và có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Đối với việc quản lý nhà máy, có đến 64% doanh nghiệp vận hành dựa trên AI, và phần lớn trong số đó để hỗ trợ Quality Control. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu lợi ích và nguyên tắc hoạt động của AI để để cải thiện quy trình quản lý chất lượng.
AI giúp QC phát triển vượt bậc thông qua những hiệu quả vượt bậc
Xem thêm: Ngành Logistic là gì? Mức lương, cơ hội việc làm và tầm quan trọng
7. Yêu cầu công việc khi ứng tuyển vị trí nhân viên QC
Sau khi tìm hiểu và chọn lọc từ nhiều nguồn tuyển dụng khác nhau, CareerViet sẽ tổng hợp một số yêu cầu cơ bản nhất mà các ứng viên cần đáp ứng khi tham gia ứng tuyển nhân viên QC. Cụ thể đó là:
- Có bằng cử nhân, bằng kỹ sư về ngành nghề mà bạn dự định ứng tuyển. Chẳng hạn như: kỹ sư phần mềm, kỹ sư cơ khí, kỹ sư công nghệ thực phẩm,...
- Có các chứng chỉ hoàn thành khóa học nghiệp vụ ngắn hạn đào tạo về QC.
- Hiểu rõ các kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng, có kỹ năng toán học để phân tích và thống kê số liệu.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng.
- Có ít nhất 1 – 2 năm kinh nghiệm trong việc kiểm tra và thử nghiệm chất lượng.
- Có sự cẩn trọng, tỉ mỉ, linh hoạt và đặc biệt là sự kiên trì trong công việc.
Các yêu cầu tuyển dụng nhân viên đảm bảo chất lượng
Xem thêm: Công việc của Video Editor đầy đủ và chi tiết nhất
Theo khảo sát từ trang tuyển dụng CareerViet.vn, nhân viên QC có mức lương khá đa dạng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc và ngành nghề quản lý chất lượng. Cụ thể, mức lương của nhân viên QC dao động phổ biến trong khoảng 8 – 16 triệu đồng/tháng. Mức lương trung bình khoảng 11 triệu đồng/tháng. Bạn càng có chuyên môn cao cộng với kinh nghiệm làm việc lâu năm thì mức lương càng được cải thiện.
Hiện nay, trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần đến bộ phận QC. Do đó, cơ hội việc làm cho các bạn lựa chọn lĩnh vực này khá cao. Nếu bạn có niềm đam mê với ngành nghề này thì hãy theo đuổi đến cùng để hiện thực hóa ước mơ trong tương lai nhé!
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm việc làm nhân viên QC tại các trang web tuyển dụng online, tiêu biểu như CareerViet.vn. Đây chính là nền tảng số cung cấp nguồn việc làm và hỗ trợ tìm việc uy tín hàng đầu hiện nay. CareerViet không chỉ liên tục cập nhật công việc hàng ngày, hàng giờ mà còn hỗ trợ ứng viên đăng ký, khởi tạo CV miễn phí. Quy trình tìm kiếm và xin việc làm của bạn sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian tối đa nhờ vào nền tảng website CareerViet.vn.
Như vậy, thông qua những chia sẻ trên đây, CareerViet đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về QC cũng như những kỹ năng và yêu cầu công việc của nhân viên QC. Nếu bạn cảm thấy phù hợp với vị trí công việc này, hãy nhanh chóng tạo một chiếc CV Hay thật ấn tượng tại CareerViet.vn để chinh phục nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn có thể tìm việc trên toàn quốc tại CareerViet nhé!
Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
tìm việc làm | Tìm việc tại Bắc Ninh | Việc làm Bắc Giang | Việc làm designer | Tester | Frontend Developer | Backend Developer | viec làm hải dương | việc làm vĩnh phúc | viec làm bắc ninh | tuyển dụng hải phòng | việc làm hà nam
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function