Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Lượt xem: 39,508
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Có lẽ một trong những việc đau đầu nhất của một người quản lý là thông báo cho nhân viên biết họ sẽ phải ngừng làm việc tại công ty, hoặc họ đã bị cho thôi việc. Bạn sẽ cảm thấy tinh thần nặng nề khi suy nghĩ đến việc một hành động thế này sẽ có thể tác động rất lớn đến sự nghiệp và lòng tự trọng của một cá nhân. Việc sa thải một nhân viên sẽ ảnh hưởng đến nhân viên đang làm việc tại công ty, về cách bạn phân chia công việc và cách nhân viên sẽ đánh giá vai trò của người quản lý và lo lắng về tính ổn định cho công việc của họ.
Nhiều trưởng phòng đã không thể kiểm soát được sự căng thẳng của mình và thường là làm tình hình trở nên xấu hơn. Để tránh mắc lỗi này, bạn nên tham khảo một vài hướng dẫn dưới đây:
Đầu tiên, bạn phải đảm bảo nhân viên hiểu được rằng bạn đã suy xét rất cẩn thận và công bằng theo một quy trình rõ ràng trước khi quyết định cho thôi việc. Nói cách khác, nếu nhân viên bị buộc thôi việc vì năng lực kém thì việc sa thải chỉ nên diễn ra khi bạn đã có nhiều lần trao đổi và đánh giá về năng lực nhân viên, lên kế hoạch điều chỉnh và những gì nhân viên chưa đạt theo chỉ tiêu công việc được giao. Nếu bạn phải cho nhân viên nghỉ vì tái cơ cấu công ty, hoặc tinh giảm nhân viên, thì trước khi đưa ra quyết định chính thức bạn cần phải thông báo rõ ràng và cho nhân viên biết họ đang trong tình trạng “báo động”. Mấu chốt của việc sa thải là nhân viên không ngạc nhiên hoặc bị sốc khi họ biết được công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với mình.
Thứ hai, bạn hãy chuẩn bị sẵn những câu trả lời cho các câu hỏi từ nhân viên như ngày chính thức chấm dứt hợp đồng, mức độ bồi thường và hỗ trợ của công ty, các cơ hội khác tại công ty, dịch vụ tư vấn cho nhân viên khi nghỉ việc, các quyền lợi của nhân viên khi nghỉ việc…Bạn nên yêu cầu Bộ phận Nhân sự hỗ trợ bạn trong lĩnh vực này.
Thứ ba, trong buổi nói chuyện với nhân viên, bạn hãy chỉ nên lắng nghe và không nên phản ứng gì cả. Mất việc đối với một nhân viên là một việc rất kinh khủng, và nhân viên sẽ có thể phải trải qua nhiều giai đoạn cảm xúc khác nhau rồi trút hết nỗi niềm vào bạn. Hãy cố gắng không trả lời những câu hỏi của họ, chỉ cần bạn lắng nghe và tôn trọng, sau đó hướng nhân viên trở lại thực tế. Bạn có thể nghe hết câu chuyện của họ rồi xin ngừng cuộc nói chuyện cho lần sau khi nhân viên đã bình tĩnh trở lại.
Cuối cùng, sau khi bạn sa thải một nhân viên, hãy trò chuyện cùng những nhân viên khác thuộc phòng ban của bạn về quy trình, lý do và công việc của họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào. Nhiều nhân viên đều có thể hiểu quyết định của công ty, nhưng cũng có nhiều nhân viên chỉ biết rất ít. Trong trường hợp nào bạn cũng phải chú ý đến cảm xúc của nhân viên và cố gắng không để họ bị tác động về mặt tâm lý và vẫn tập trung vào công việc khi bạn cho thôi việc nhân viên khác.
Cho nhân viên thôi việc là một trong những việc khó khăn nhất đối với cấp quản lý. Tuy nhiên, cố gắng trốn tránh hoặc không muốn đối mặt với thực tế này sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên tệ hơn. Nếu như bạn rơi vào tình huống này, hãy mạnh dạn chấp nhận và làm thật tốt như bất cứ công việc bình thường của mình.
Nguồn : Forbes
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn