Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 36,881
Nhiều ứng viên bị “sẩy chân” ở vòng phỏng vấn do không nắm bắt được câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu chú ý bạn sẽ thấy có những câu hỏi mà đa số nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên.
Sau đây là 10 dạng câu hỏi thường gặp giúp bạn định hướng được phần trả lời một cách tự tin hơn:
1. Đâu là điểm yếu của bạn?
Câu hỏi “cắc cớ” này dễ làm bạn lúng túng. Hãy bình tĩnh và tìm cách lái những điểm yếu của mình thành những điểm mạnh có liên quan và hỗ trợ cho công việc. Chẳng hạn “Điểm yếu của tôi là tham công tiếc việc, hay nói và giao tiếp với nhiều người…”.
2. Lý do gì chúng tôi lại thuê bạn?
Để trả lời thuyết phục, bạn nên xoáy vào những kinh nghiệm cụ thể mà mình đã trải qua như: “Với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 15%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp nhiều hơn nếu trở thành nhân viên công ty”.
3. Bạn có thể làm được gì cho công ty hơn những ứng viên khác?
Để thuyết phục, bạn phải tổng hợp hết những kỹ năng, kinh nghiệm của mình và cho nhà tuyển dụng thấy những điểm đặc sắc nhất.
4. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Dĩ nhiên bạn cần nói tốt về công ty nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng mà phải nắm rõ thông tin để có những nhận xét xác đáng.
5. Mục tiêu của bạn là gì?
Bạn nên đưa ra những mục tiêu trước mắt và ngắn hạn rồi hãy tiếp tục với những mục tiêu dài hạn.
6. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?
Hãy nhấn mạnh đến những điều bạn cho là tốt hơn khi tìm thấy ở công việc mới như: “Tôi muốn làm việc trong công ty chú trọng tinh thần đồng đội để tích lũy thêm kinh nghiệm”. Nếu đang thất nghiệp, bạn hãy cho thấy lý do không phải nằm ở bạn mà là do khách quan như: “Tôi đã cố gắng sát cánh với công ty nhưng chẳng may nằm trong số 20% nhân viên phải giảm biên chế”.
7. Với công việc, điểm nào làm bạn hứng thú?
Hãy đưa ra những chi tiết thật cụ thể như: “Tôi rất thích làm việc trực tiếp với khách hàng, với tôi đó là phần quan trọng của công việc”.
8. Đâu là điểm mạnh mà sếp cũ từng nhận xét về bạn?
Hãy tận dụng lời của người khác để cho thấy những ưu thế của bạn như: “Sếp cũ từng nói tôi có phong cách thiết kế độc đáo vá có óc hài ước…”.
9. Bạn muốn đề nghị thu nhập ra sao?
Đây là vấn đề “nhạy cảm” nên bạn cần tham khảo từ nhiều nguồn về mức thu nhập cho vị trí tương ứng trên thị trường lao động. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thỏa thuận được mức lương hợp lý sau một thời gian thử việc, còn hiện công ty trả lương bao nhiêu thì thích hợp nếu so với trình độ tương tự trên thị trường”.
10. Nếu trở thành một con vật bất lỳ, bạn muốn làm con gì?
Đây là dạng câu hỏi tâm lý đánh vào phản xạ nên cần trả lời nhanh, thông qua đó cho thấy tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không.
Nguồn: (Theo Thanh Niên)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này