10 dấu hiệu cho thấy bạn nên chuyển việc

Lượt xem: 68,114

Bạn đang có ý định từ bỏ công việc vì bạn không hoà hợp được với sếp, với đồng nghiệp của mình, không có cơ hội nào để thăng tiến, bạn làm việc quá sức và mức lương không thỏa đáng…hay tất cả những lý do trên? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm công việc mới có thể tham khảo những việc làm hot hiện nay và vô số việc làm khác tại CareerViet .

Trong khi bạn đang băn khoăn với vô vàn lý do không biết có nên chuyển tới một miền đất mới không, dưới đây là 10 dấu hiệu các chuyên gia khuyên bạn để bạn bắt đầu nghĩ đến việc đi tìm một công việc mới thích hợp hơn. 

1. Bạn cảm thấy phát điên lên vì đồng nghiệp

Đồng nghiệp là một yếu tố quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất chốn công sở. Khi mối quan hệ với đồng nghiệp tốt đẹp nó không những giúp bạn có được tinh thần thoải mái mà còn có thể giúp đỡ bạn trong rất nhiều tình huống. Nhưng liệu bạn có thể cảm thấy thoải mái, tập trung cho công việc không khi mà đồng nghiệp luôn làm bạn phát cáu, làm phiền bạn bằng những chuyện tầm phào, đi làm muộn và “đầu têu” về sớm, nói chuyện điện thoại quá to…Tất cả những điều đó làm cho bạn luôn cảm thấy đau đầu sau mỗi ngày tan ca và làm cho bạn không thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Đó là lúc bạn nên nghĩ đến chuyện chuyển đến một môi trường làm việc mới. 

2. Bạn ghét đi làm

Khi những ngày cuối tuần qua đi, bạn sợ hãi khi nghĩ đến việc phải đến cơ quan vào sáng hôm sau. Và khi đến cơ quan bạn đã mong ngóng đến 5h chiều ngày thứ sáu. Ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một lần hay một giai đoạn ngắn nào đó rơi vào tình trạng chán việc, chán đi làm. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, bạn ghét tất cả những giây phút có mặt tại cơ quan, đến cơ quan chỉ là miễn cưỡng thì đó là lúc bạn nên nghĩ về những bước nhảy tiếp theo trong sự nghiệp của mình. 

3. Bạn cảm thấy nhàm chán trong công việc

Đây là một thách thức với hầu hết mọi người khi mà họ cảm thấy công việc của mình quá dễ dàng hoặc lặp đi lặp lại. Một ngày 8 tiếng trên công sở bạn dành phần lớn thời gian để “chát chít”, chơi game, nghe nhạc, xem phim, đọc báo…bởi vì công việc bạn đảm nhiệm quá đơn giản và bạn luôn hoàn thành nó xong trong nửa đầu của buổi sáng…Ban đầu có vẻ bạn thích một công việc thảnh thơi nhàn hạ như vậy, nhưng lâu dần công việc quá đơn giản, lặp đi lặp lại khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Bạn rất mong muốn được đảm nhiệm thêm công việc hay kiêm thêm một nhiệm vụ mới…Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn nghĩ đến việc chuyển đến một môi trường làm việc năng động hơn. 

4. Công ty của bạn gặp rắc rối

Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi rất nhiều công ty vẫn đang loay hoay với những biến chuyển không ngừng của nền kinh tế. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu không khả quan của công ty mình như sản xuất đình trệ, nợ đọng quá nhiều, cắt giảm nhân sự, chậm lương…hãy nghĩ đến việc chủ động chuyển đi trước khi có quyết định cắt giảm nhân sự với bạn. 

5. Bạn bất đồng quan điểm với công ty

Thỉnh thoảng chúng ta quên mất tầm quan trọng của điều này cho đến khi bạn thực sự nhận ra sự hiện hữu của nó. Sự cạnh tranh quá lớn giữa các nhân viên, đồng nghiệp ăn cắp ý tưởng của bạn, quan điểm, đạo đức của bạn xung đột với những giá trị của công ty, phong cách quản lý không phù hợp với quan điểm của bạn…Nếu tất cả những điều đó xảy ra chắc chắn sẽ làm bạn vô cùng căng thẳng và không thể làm việc một cách có hiệu quả. Bạn nên nghĩ đến việc chuyển đến một môi trường mới thoải mái hơn trước khai bạn cảm thấy quá ngột ngạt vì stress. 

6. Bạn không có chung quan điểm với sếp

Khi cách làm việc của người quản lý của bạn hay sếp không làm bạn tâm phục khẩu phục, quan điểm của bạn khác xa với sếp thậm chí là bất đồng quan điểm, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công việc của bạn, niềm vui cũng như thành công của bạn trong công việc. Một công việc bạn có thể hoàn thành một cách tốt nhất nhưng cũng có thể trở thành tồi nhất khi sếp không thừa nhận nó. Nếu bạn không có cách nào khác để làm thay đổi mối quan hệ này, tốt nhất bạn nên “ra đi” tìm một công việc mới với một người quản lý mới. 

7. Sự nghiệp của bạn đang trong bế tắc

Bạn đã đảm nhiệm công việc này trong nhiều năm và bạn đã hoàn toàn sẵn sàng để đảm nhận những trọng trách lớn lao hơn nữa. Tình trạng này diễn ra quá lâu khiến bạn đánh mất tình yêu và niềm đam mê cho công việc…Hãy bắt đầu sự thay đổi bằng cách nói chuyện với sếp và đề nghị được nắm giữ những nhiệm vụ khác cao hơn. Hãy chứng tỏ cho ông ta thấy rằng bạn muốn tiếp tục phát huy thế mạnh và khả năng của mình cho những giá trị của công ty. Nếu đề nghị của bạn không được chấp nhận hãy bắt đầu tìm kiếm xung quanh để phá vỡ sự bế tắc hiện tại của mình. 

8. Năng lực của bạn không được thừa nhận

Sự thừa nhận là vô cùng quan trọng – bạn cần được sếp và đồng nghiệp thừa nhận sau tất cả những cống hiến của bạn – nó giống như một giấy chứng nhận cho những thành công của bạn. Công ty bạn có làm những điều đó với bạn không? Họ có những hình thức khen thưởng nào với những nỗ lực của bạn không? Hay đơn giản chỉ là những phản hồi tích cực và những hứa hẹn trong tương lai…Nếu bạn chưa bao giờ được thừa nhận, hãy đề nghị sếp thừa nhận những nỗ lực đó bằng những chế độ lương thưởng cụ thể. Nếu họ cố tình “lờ” đi những đóng góp của bạn, đó là lúc bạn cần cho họ cảm thấy tiếc nuối vì đã không có biện pháp giữ một nhân viên tài năng. 

9. Môi trường làm việc không tốt

Bạn đang trong quá trình mang thai, sức khoẻ của bạn dạo này không được tốt, bạn cần phải nghỉ ngơi nhưng môi trường làm việc quá ồn ào, độc hại không tốt cho sức khoẻ của bạn. Hãy đề nghị sếp sắp xếp lại công việc cho bạn trong một thời gian. Nếu không nhận được sự giúp đỡ hãy đi tìm một công việc khác hoặc tạm nghỉ chỗ làm đó để bảo đảm sức khoẻ của mình.

10. Bạn đang kiệt sức

Bạn đang quá mệt mỏi căng thẳng, gần như là kiệt sức. Bạn có quá nhiều việc phải làm trong khi không có đủ sự giúp đỡ thoả đáng. Các chuyên gia không khuyên bạn từ bỏ công việc khi tình trạng này chỉ diễn ra thi thoảng. Nhưng nếu công ty “bóc lột” sức lao động của bạn quá sức bằng những dự án và báo cáo liên miên khiến bạn cảm thấy gần như là kiệt sức, hãy bảo vệ chính mình bằng việc tìm đến một môi trường làm việc tích cực hơn.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm bảo vệ | Tìm việc làm tại Vinh | Vinmec tuyển dụng | việc làm Vĩnh Long |  tìm việc làm Đà Nẵng |  việc làm tiếng Nhật |  cộng tác viên |  quản lý đơn hàng

Nguồn: Theo Dân Trí

Việc Làm VIP ( $1000+)

BSS Group
BSS Group

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Địa Ốc MGV
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Địa Ốc MGV

Lương : 50 Tr - 200 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Quảng Ninh

HỆ THỐNG RAU MÁ MIX
HỆ THỐNG RAU MÁ MIX

Lương : 22 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Bắc Ninh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tan Hiep Phat Group
Tan Hiep Phat Group

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Bắc Ninh

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Lương : 50 Tr - 70 Tr VND

Hồ Chí Minh

SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY
SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Long An

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Ahamove
Ahamove

Lương : Lên đến 1,000 USD

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty CP Wendelbo Đông Nam Á
Công Ty CP Wendelbo Đông Nam Á

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY TNHH ADIGIT
CÔNG TY TNHH ADIGIT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Con đường sự nghiệp"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback