Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 34,870
Nếu như bạn rất thích công việc của mình và bạn rất thành công với công việc hiện tại thì bạn có muốn thay đổi công việc hay không? Sẽ có vài lý do để bạn cân nhắc đấy.
Tôi vừa nghỉ việc tại một công ty công nghệ hàng đầu và thường được hỏi vì sao tôi nghỉ việc. Điều chắc chắn là không phải tôi nghỉ vì tôi không thích công việc ấy. Trong suốt 8 năm làm việc tại công ty, tôi luôn yêu thích công việc, các đồng nghiệp, và những sản phẩm mà chúng tôi đã cùng nhau phát triển nên.
Cũng chẳng phải là vì tôi được yêu cầu phải nghỉ việc do không thể đạt chỉ tiêu công ty đề ra. Trong 8 năm, tôi đã mang lại doanh thu 800 triệu đô cho công ty.
Vậy vì sao tôi lại nghỉ việc?
Cách tiếp cận nghề nghiệp của thế hệ chúng ta hiện nay khác với trước đây, tuy nhiên dù môi trường làm việc có thể thay đổi nhanh đến mức nào đi chăng nữa thì quyết định nghỉ việc cũng không nên được vội vàng. Điều quan trọng nhất là bạn phải đưa ra quyết định đổi việc với lý do đúng đắn và chọn được công ty hoặc một vị trí có thể giúp bạn tiến xa trong nghề nghiệp theo mục tiêu đã đặt ra.
Dưới đây là một vài điểm trọng yếu giúp bạn xem xét mình có nên nghỉ việc hay không.
1. Sự lãnh đạo
Không ai có thể từ chối rằng đồng nghiệp có tác động không nhỏ đến môi trường làm việc của bạn, đặc biệt là ban quản lý. CEO thường là người xác định cách làm việc cho cả công ty, và quan trọng là bạn cần phải điều chỉnh không những với tầm nhìn và năng lực của họ mà còn với phong cách lãnh đạo của họ.
Hãy ưu tiên những công ty mà bạn có thể học hỏi nhiều từ CEO của mình, hoặc những người nào có thể cân bằng giữa tính chuyên nghiệp hiệu quả và sự tử tế đối với nhân viên.
Việc ưu tiên chọn công việc không phải chỉ vì lương bổng sẽ giúp bạn cạnh tranh công bằng với đồng nghiệp hơn mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp.
Tất nhiên khi chọn làm việc cho một công ty thì không chỉ có CEO hay đồng nghiệp, nhưng vì đây là những người mà bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên nên cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính cách của bạn.
2. Sự trao quyền
Yếu tố quan trọng không kém là mức độ quyền hạn bạn có thể có được trong vai trò mới của mình, ở đây chúng tôi không nói đến quyền lực thông thường.
Công ty bạn, sếp của bạn hay giám sát trực tiếp sẽ trao quyền cho bạn đến mức nào để bạn có thể tự đề ra sáng kiến và thực hiện công việc/ý tưởng của mình.
Chúng ta đều cần một sự hướng dẫn nhất định, đặc biệt là khi bắt đầu một điều gì mới, tuy nhiên khi cân nhắc nghỉ việc thì bạn cần xem công việc mới sẽ giúp được gì cho bạn trong quá trình khám phá bản thân và khả năng của mình. Hãy tìm “một ngôi nhà” nơi có thể đánh giá cao kỹ năng và có niềm tin nhất định vào sự đóng góp của bạn.
3. Thời điểm
Một yếu tố bạn cũng cần cân nhắc là thời điểm. Việc bạn giỏi một công việc nào đó không có nghĩa là bạn sẽ theo công việc đó suốt đời, vì điều này chỉ có ý nghĩa nếu như công việc bạn đang làm đi đúng định hướng nghề nghiệp mà bạn đặt ra.
Nếu như bạn không học được gì từ công việc và bạn cảm thấy mình đang chững lại trong nghề nghiệp thì việc thay đổi công việc sẽ giúp bạn ra khỏi vùng an toàn và phát triển những kỹ năng mới cần thiết hơn. Khi công việc không còn hữu ích gì cho bạn thì đó là lúc bạn nên sẵn sàng đón nhận một thử thách mới.
4. Quá trình tích lũy kinh nghiệm / kiến thức
Khi đổi việc bạn có thể sẽ có chút bất lợi, tuy nhiên bạn phải “thả con tép để bắt con tôm” – luôn luôn phải tạo điều kiện để chính bản thân bạn học hỏi được thật nhiều từ công việc.
Khi bạn đặt mình vào tình huống phải bắt đầu mọi việc từ số 0, lợi thế của bạn là ý tưởng mới mẻ đóng góp cho công ty và bạn có cơ hội học thêm nhiều kỹ năng mới.
5. Tác động tích cực ngay tức thời
Gia nhập một công ty chỉ với mục tiêu phát triển bản thân không hẳn là giải pháp hay. Kỳ vọng của công ty thường khá cao, và bạn cần phải thể hiện giá trị của mình nhanh chóng. Quan điểm cá nhân và năng lực của bạn đúc kết từ những công việc đã từng trải qua cũng vô cùng quan trọng không kém, nên hãy nhớ luôn phải tận dụng nền tảng vốn có này của bạn.
Việc học hỏi từ vai trò mới là một điểm cộng vào quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm khi bạn thay đổi công việc, nhưng việc bạn tận dụng các kỹ năng có sẵn của mình cũng rất quan trọng.
6. Văn hóa công ty
Văn hóa công ty có thể không phải là điều tiên quyết trong danh sách này, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Những nhân viên tìm công việc mới chỉ vì họ muốn tìm đến một môi trường thành công hơn và công ty phát triển hơn, và đó là sự lựa chọn hợp lý khi chuyển nghề nghiệp sang một công ty tốt hơn.
Nhưng nếu tại một công ty mà ban giám đốc chỉ quan tâm đến doanh số thì họ sẽ chỉ biết nhìn những chỉ tiêu đạt được. Cuối cùng thì những công ty như vậy sẽ chỉ làm nhân viên kiệt sức thay vì tạo điều kiện cho họ trở nên sáng tạo hơn, làm việc hiệu quả hơn, và trở thành nhân viên có thể đóng góp nhiều cho công ty.
Trong thế giới điện thoại thông minh như hiện nay, công việc có thể theo bạn về nhà, trong bữa ăn tối, và cả khi bạn đi ngủ. Đặc biệt đối với các công ty mới khởi nghiệp, bạn sẽ làm việc nhiều giờ để giúp công ty phát triển. Và công ty sẽ phải làm được điều tương tự cho bạn. Bạn sẽ trở thành một nhân viên giỏi hơn, vui vẻ hơn để đóng góp cho công ty nếu như môi trường làm việc đầy tiếng cười và có thời gian dành riêng cho việc giảm áp lực để bạn cân bằng trong cuộc sống.
Hãy tìm một công ty có những thời gian dành riêng cho những hạng mục không liên quan đến công việc, để bạn có thể giảm được áp lực và nạp lại năng lượng. Đó chính là một văn hóa công ty mà tất cả mọi người đều có khả năng đạt được thành tựu cao.
*Nguồn ảnh: Internet
Nguồn: Nguồn: Fast Company
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này