Chỉ vừa bắt đầu đi làm nhưng bạn đã muốn nghỉ việc. Nếu có cơ hội tham gia buổi phỏng vấn xin việc vào lần tới, hãy để ý những dấu hiệu dưới đây vì chúng sẽ “cảnh báo” cho bạn không nên nhận công việc đó.
1. Cuộc phỏng vấn diễn ra ngoài công ty Rõ ràng nếu bạn nộp đơn cho vị trí làm việc ở nước ngoài hoặc ở một thành phố khác, cuộc phỏng vấn xét tuyển có thể được thực hiện bên ngoài công ty. Tuy nhiên, nếu công ty bạn đăng ký có trụ sở tại thành phố nhưng nhà
tuyển dụng lại muốn gặp bạn ở quán bar hoặc nhà hàng nào đó, thì bạn nên cân nhắc.
Một vài nhà tuyển dụng phải “viện” đến những địa điểm này nhằm che dấu điều gì đó về môi trường làm việc của họ, hoặc có thể sử dụng khung cảnh bình thường để ký kết những bản hợp đồng “bất thường”.
2. Nhà tuyển dụng đến muộn hoặc chuẩn bị kém Nhiều công ty cư xử với ứng viên dự tuyển chuyên nghiệp hơn những nhân viên thật của mình, vì thế nếu một nhà quản lý nào không có thời gian để thực hiện một cuộc phỏng vấn nghiêm túc, bạn cũng có thể hiểu rằng anh ta/ cô ta sẽ không có thời cho những cuộc đào tạo chuyên môn hoặc phản hồi ý kiến khi bạn được nhận làm.
Ngoài ra, nếu cuộc phỏng vấn bị trì hoãn, điều đó có nghĩa là công ty ấy đang trải qua những thay đổi lớn và vị trí bạn đăng tuyển có thể không phải vị trí bạn thực sự được làm, hoặc tệ hơn, đó là dấu hiệu công ty đang “trên bờ vực thẳm”.
3. Cuộc phỏng vấn diễn ra với sự có mặt của những thí sinh khác
Mặc dù việc này thường được “ngụy trang” như một “cách thức quản lý tiến bộ” nhưng buổi phỏng vấn có sự tham gia của một nhóm người chỉ thể hiện đây là một vị quản lý của công ty là một nhân viên lười nhác muốn tiết kiệm thời gian bằng cách gặp mặt nhiều ứng viên cùng một lúc.
Nếu nhà quản lý không coi trọng chính sách tuyển dụng của họ, vậy thì đừng nên mong đợi họ cư xử nhân viên của mình một cách nghiêm túc. Bạn cũng nên quan sát môi trường công ty đó xem những nhân viên xung quanh là những người im lặng, chăm chỉ làm việc hay chỉ ồn ào ngồi tán gẫu.
4. Nhà tuyển dụng “ăn thua” với bạn
Không nhà tuyển dụng nào lại muốn “làm bẽ mặt” ứng viên tiềm năng trong quá trình tuyển chọn, nhưng đây cũng là một cách để kiểm nghiệm vị sếp tương lai của bạn có phải là người sếp “xấu tính” hay không.
Thí sinh nào cũng mong muốn “quảng bá” mình trong suốt buổi phỏng vấn, vì thế khi nào bạn nói điều gì tích cực về bản thân, hãy cẩn thận quan sát phản ứng của nhà tuyển dụng. Nếu họ chỉnh sửa câu trả lời của bạn hoặc khoác lác về những thành tích mình đạt được, hẳn là bạn đang đối mặt với một người sếp đặt “cái tôi cá nhân” lên trên việc tìm ứng cử viên lý tưởng cho công việc. Điều này cũng chỉ cho bạn biết rõ về kiểu quản lý bạn mong muốn ở công ty.
5. Nhà tuyển dụng than phiền
Bạn sẽ không muốn nhận công việc nếu nhà tuyển dụng than phiền về những rắc rối họ đương đầu ở công ty. Nhà quản lý nào cằn nhằn nhân viên dưới quyền có khả năng làm hệt như vậy với bạn sau này. Thêm vào đó, những than phiền ấy sẽ là “phần nổi” của “tảng băng chìm” giúp bạn tránh bước vào một môi trường làm việc “tồi tệ” mà nhà quản lý của nó cũng đang “phát chán”.
6. Nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi không thích hợp Thỉnh thoảng nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi ngoài lề, thế nhưng nếu những câu hỏi không liên quan ấy lại là chủ đề chính của buổi phỏng vấn, thì đây là một dấu hiệu cảnh báo bạn không nên nhận việc này.
Khi gặp phải những câu hỏi không thích hợp, hãy hỏi lại nhà tuyển dụng trình bày thêm sự quan tâm của họ. Nếu nhà tuyển dụng lập tức trở lại việc phỏng vấn, thì đó chỉ là cách “bắt chuyện” của họ mà thôi. Tuy nhiên, bạn phải xem xét lại nếu gặp những câu hỏi về giới tính, chủng tộc hay tôn giáo.
7. Phần thưởng của công việc được nhấn mạnh quá mức Những cuộc phỏng vấn luôn tập trung vào kỹ năng làm việc, văn hóa công sở và cơ hội nghề nghiệp, vì thế nhà tuyển dụng nào thờ ơ những chủ đề đó và chỉ giỏi “bốc phét” về chế độ lương bổng cũng như quyền lực của công ty, chắc chắn họ không quan tâm đến bạn có phải là ứng viên lý tưởng hay không miến là bạn ký vào bản hợp đồng lao động.
Do đó, bạn phải chú ý nếu nhà tuyển dụng gây áp lực để bạn chấp nhận vị trí tuyển dụng ngay lập tức. Những dấu hiệu đó đã quá đủ để bạn từ chối công việc này.
8. Chỉ yêu cầu thử việc một ngày
Bạn không thể nhận vị trí công việc khi thời gian thử việc chỉ là 1 ngày. Thật vô lý khi đánh giá nhân viên mới làm việc với khách hàng và tham gia quá trình sản xuất chỉ trong một ngày ngắn ngủi. Thời gian thử việc cũng thể hiện tính cách công việc và cách thức quản lý của công ty đó là gì.