Công việc của chuyên viên định giá là gì? Lương cao không?

Lượt xem: 36,063

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hay bất động sản, vai trò của các chuyên viên định giá là vô cùng quan trọng. Mặc dù là một công việc khá mới mẻ trên thị trường việc làm tại Việt Nam nhưng vị trí này lại đóng vai trò vô cùng cần thiết trong việc phát triển tài chính cho doanh nghiệp. Theo đó, thẩm định viên được ví như “trọng tài” để đưa ra các định giá cho doanh nghiệp từ những vật chất tài sản nhỏ nhất đến lớn nhất. Vậy công việc cụ thể của chuyên viên thẩm định giá là gì? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây của CareerViet nhé!

 

Chuyên viên định giá là ai?

Chuyên viên định giá là người đảm nhiệm công việc đánh giá giá trị thực tế của tài sản phù hợp với thị trường tại một khoảng thời gian nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

 

Chuyên viên định giá là ai?

Người làm công việc thẩm định giá cần phải xem xét những đặc điểm của từng loại tài sản và tiến hành đánh giá các yếu tố về pháp luật, rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài sản thẩm định. Hiện nay, nghề thẩm định được chia thành hai cấp: chuyên viên định giá và trợ lý chuyên viên định giá. Kèm theo đó là hai dịch vụ: thẩm định giá theo yêu cầu của cơ quan, nhà nước và thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên thẩm định giá làm việc ở đâu?

Các chuyên viên định giá có thể làm việc trong 2 môi trường sau đây:

Ngân hàng

Ngân hàng chính là môi trường làm việc phổ biến nhất của chuyên viên định giá. Làm việc tại đây bạn sẽ ít phải đi công tác, có được mức thu nhập cao và công việc tương đối ổn định với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Những hồ sơ thẩm định giá mà bạn cần hoàn thành tại ngân hàng chủ yếu là hồ sơ khách hàng cá nhân và thường định giá các loại tài sản liên quan đến bất động sản.

 

Chuyên viên thẩm định giá làm việc ở đâu?

Doanh nghiệp/công ty

Với môi trường công ty/doanh nghiệp, các chuyên viên định giá phải thường xuyên di chuyển khá nhiều, tham gia công tác liên tục. Vì môi trường làm việc nhỏ hơn nên công việc của chuyên viên thẩm định giá tại đây cũng không được phân chia rõ ràng và thường phải kiêm thêm nhiệm vụ làm hồ sơ về thẩm định giá, viết hợp đồng, báo giá,... bên cạnh công việc thẩm định.

Đây là môi trường làm việc phù hợp với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, qua đó bổ sung kiến thức, trau dồi thêm kỹ năng, mở rộng mối quan hệ và phát triển bản thân.

Mô tả công việc chuyên viên định giá

Công việc của một chuyên viên định giá tài sản phải thực hiện bao gồm:

Tìm kiếm dữ liệu, thông tin khối tài sản thẩm định

Để có thể hoàn thành tốt công việc thẩm định, các chuyên viên định giá cần có kiến thức cũng như sự hiểu biết về các quy trình theo quy định. Với mỗi loại tài sản sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên công việc đầu tiên của thẩm định viên đó là phải tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin tài sản thẩm định, giá cả trên thị trường, những đặc điểm về cơ sở pháp lý.

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thẩm định mà chuyên viên định giá không được bỏ qua để tránh những rủi ro khi đánh giá tài sản sau này. Quá trình thẩm định sẽ dựa vào thông tin trên hợp đồng cũng như thông tin thực tế được tổng hợp chính xác.

Thực hiện các báo cáo, lập kế hoạch về định giá và đề xuất giải pháp

Công việc của chuyên viên định giá sẽ bao gồm việc lên kế hoạch cụ thể cho quá trình thẩm định giá về nội dung, phạm vi hoạt động, mục đích công tác, tiến độ thực hiện. Đồng thời tiến hành viết báo cáo để làm cơ sở cho quá trình thẩm định.

Ngoài ra, thẩm định viên cũng là người chịu trách nhiệm về độ tin cậy thông qua việc xác thực thông tin tài liệu bằng những khảo sát thực tế, phân tích dữ liệu và trực tiếp đánh giá khối tài sản, xác định thời gian gia hạn báo cáo với cấp trên. Từ đó, đề xuất giải pháp và phân chia nguồn lực thực hiện công việc thẩm định.

 

Mô tả công việc chuyên viên thẩm định giá

Khảo sát thực tế

Trong những chuyến công tác thực tế, chuyên viên định giá phải trực tiếp tham gia vào việc khảo sát. Sau đó tiến hành so sánh những dữ liệu đã thu thập được với tài sản thực tế. Công việc này cần được thực hiện cẩn trọng và tuân thủ đúng quy định bởi thẩm định viên là người trực tiếp ký kết các biên bản số liệu liên quan đến giá trị tài sản mang tính pháp lý.

 

Những dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát thường là giá bán, lãi suất, chính sách thuế, yếu tố về thị trường,... Theo đó, mọi thông tin này đều cần được kiểm chứng và xác thực để có thể kịp thời liên hệ, trao đổi với khách hàng trong trường hợp sai sót.

Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định

Thẩm định viên là người đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản sau khi đã phân tích dữ liệu thực tế và so sánh các loại tài sản. Quá trình thiết lập và đưa ra báo cáo cuối cùng cần đảm bảo về kết quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thẩm định viên phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.

Những kỹ năng quan trọng mà chuyên viên định giá cần trang bị

Công việc của chuyên viên định giá đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm cần thiết. Để làm tốt công việc này, bạn cần trang bị đầy đủ những kỹ năng sau đây:

Kỹ năng phân tích, đánh giá

Đây là kỹ năng không thể thiếu của các thẩm định viên. Bạn cần phải có sự sắc bén, nhanh nhạy để có thể nhìn thấy từng chi tiết nhỏ nhất của vấn đề. Từ đó đưa ra những lập luận logic, phân tích về nguồn lực, thế mạnh hay những mặt hạn chế của các loại tài sản, dự án,... và dự đoán được xu hướng biến động giá trị của tài sản trên thị trường.

Kỹ năng quản lý, lập kế hoạch

Với vai trò là một chuyên viên định giá, bạn sẽ phải quản lý danh mục các dự án đầu tư, danh mục tài sản, cơ sở hạ tầng hay giá cả thị trường,... của một doanh nghiệp nào đó. Vì vậy, kỹ năng quản lý và lập kế hoạch hợp lý là không thể thiếu. Nó giúp bạn giám sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thẩm định, đánh giá một cách hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.

Xem thêm: Lễ hội halloween

 

Những kỹ năng quan trọng mà chuyên viên thẩm định giá cần trang bị

Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng tốt với các đối tác cũng như kỹ năng thuyết trình trôi chảy trong những cuộc hội thảo, hội họp không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc mà còn là cơ hội để bạn tiến xa hơn trong công việc. Là một thẩm định viên, bạn bắt buộc phải trang bị kỹ năng giao tiếp, nói chuyện khéo léo để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp lâu dài.

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm và làm việc độc lập

Hầu hết các đơn vị tuyển dụng hiện nay đều chú trọng đến hai kỹ năng này. Sự kết hợp chặt chẽ, phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong nhóm sẽ giúp cho việc xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp hoàn thiện, mang lại hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong một tập thể đều có thể làm việc độc lập trong trường hợp thiếu hụt nhân lực.

Trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng

Công việc thẩm định giá liên quan trực tiếp đến những con số, vì vậy chỉ cần “sai một li là đi một dặm”. Sự sai sót dù là do bất cẩn hay cố ý đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thẩm định tài sản. Vì vậy, sự trung thực và cẩn trọng là hai yếu tố cần thiết nếu bạn quyết định theo đuổi công việc này.

Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên định giá

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định 89/2013/NĐ-CP, để trở thành một chuyên viên định giá, ứng viên/người lao đồng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:

● Tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành về vật giá, thẩm định như: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Kỹ thuật, Luật Kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan.

● Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan/tổ chức có chuyên môn trong ngành thẩm định giá đào tạo.

● Đã từng có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất 2 năm, hoặc một số vị trí liên quan tối thiểu 1 năm, có thời gian công tác thực tế từ 1 năm trở lên.

● Có Thẻ Thẩm định viên về giá được cấp bởi Bộ Tài chính.

● Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.

Xem thêm: Môi trường làm việc lý tưởng

 

Các tiêu chí tuyển dụng chuyên viên thẩm định giá

Cơ hội việc làm và mức lương của chuyên viên định giá hiện nay

Là một ngành nghề mới trên thị trường việc làm tại Việt Nam nên lĩnh vực thẩm định giá hiện nay đang rất thiếu hụt nguồn nhân lực. Hơn nữa, các doanh nghiệp/tập đoàn đều rất cần chiêu mộ những chuyên viên định giá có chuyên môn cao. Đây chính là cơ hội lớn dành cho những bạn trẻ đang có định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực định giá.

Mặc dù sự thiếu hụt nhân lực xuất phát từ yêu cầu tuyển dụng cao, đòi hỏi ở ứng viên nghiệp vụ chuyên môn vững. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để các ứng viên thực sự đam mê quyết định nâng cấp bản thân để theo nghề.  

Vì yêu cầu tuyển dụng cao nên mức lương của chuyên viên định giá cũng được xếp vào loại bậc cao trên thị trường việc làm. Theo thông tin khảo sát từ VietNamSalary CareerViet, thu nhập trung bình của các chuyên viên định giá hiện nay khoảng 11 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất dành cho các chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm có thể dao động từ 25 - 46 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Quiet Quitting là gì

Mức lương trung bình của chuyên viên thẩm định giá 

Mức lương trung bình của chuyên viên thẩm định giá

Hy vọng những thông tin mô tả về công việc chuyên viên định giá mà CareerViet chia sẻ sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về vị trí việc làm này. Từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để theo đuổi công việc mơ ước của bản thân. Đừng quên tại website CareerViet.vn luôn cập nhật liên tục danh sách việc làm chuyên viên định giá, hãy truy cập và tham khảo ngay nhé!

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Lương : 12 Tr - 15 Tr VND

An Giang | Trà Vinh

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Lương : 10 Tr - 13 Tr VND

Hà Nội | Long An | Khánh Hòa

LOTTE FINANCE VIETNAM
LOTTE FINANCE VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hải Phòng

LOTTE FINANCE VIETNAM
LOTTE FINANCE VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hải Dương

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Cà Mau | Hà Nội | Vĩnh Long

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu | Hà Nội

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Tháp | Dak Lak | Hồ Chí Minh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Tháp | Dak Lak | Hồ Chí Minh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Dak Lak | Bình Phước

Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB
Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai | Bà Rịa - Vũng Tàu | Quảng Nam

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Quảng Ngãi | Hà Nam | Đồng Nai

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Quảng Ngãi | Hà Nam | Đồng Nai

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Quảng Ngãi | Hà Nam | Đồng Nai

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Cà Mau | Hà Nội | Vĩnh Long

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Tháp | Dak Lak | Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đặc điểm, mức lương ngành tổ chức sự kiện chi tiết, cập nhật mới nhất từ A - Z!
Chat GPT tiếng Việt: Cách tạo tài khoản và sử dụng MIỄN PHÍ
Chat GPT tiếng Việt đem lại rất nhiều hữu ích cho người Việt Nam. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được cách sử dụng chat GPT ở việt nam hiệu quả nhé!
Copywriting là gì? Tìm hiểu về nghề Copywriter là gì từ A - Z
Copywriter là người viết nội dung quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Cùng CareerViet khám phá nhiều hơn về Copywriting và nghề Copywriter là gì nhé!
QC là gì? Kỹ năng cần có của một QC và cách phân biệt với QA
QC là gì? Công việc QC gồm những gì? Yêu cầu kỹ năng của một QC? Cách phân biệt QC & QA? Trong bài viết này, CareerViet sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn nhé!
Xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho nghề designer!
Khám phá designer là nghề gì, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thiết kế cập nhật mới nhất!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback