Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 50,217
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Việc làm cho người lớn tuổi tại Đà Nẵng
Ngày nào cũng vui vẻ với nhau tại cơ quan, bạn sẽ không thể biết được đồng nghiệp nào bỗng chốc trở mặt với mình. Hoặc vào thời điểm bất chợt, bạn mới biết được cô bạn thân nhất ở cơ quan đôi khi vẫn nói xấu bạn với người khác. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, và thậm chí thường xuyên với các ngành nghề đặc biệt như: dịch vụ khách hàng, giải trí, in ấn/xuất bản,...
Để đoán biết và đối phó được với những đồng nghiệp xấu tính, bạn hãy tham khảo 6 mẫu người “khó chơi” dưới đây:
Mẫu này luôn luôn khiến bạn thất vọng với những lời hứa “văng mạng” nhưng chả bao giờ làm. Nếu bạn chỉ định giữ mối quan hệ bình thường ở cơ quan thì nên dặn lòng mình đừng quá tin những lời người đó nói. Còn nếu bạn định kết thân, hãy coi chừng.
Bạn cũng có thể giúp chàng đồng nghiệp này hạn chế bớt tính hứa nhăng hứa cuội bằng cách đưa ra những dẫn chứng hậu quả của việc họ làm. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình khả năng tự thẩm định độ thật của mỗi lời hứa.
Họ có thể vừa cười nói thân mật với bạn nhưng khi bạn quay lưng thì lập tức bĩu môi và buông ra những lời khó nghe. Đặc biệt, mẫu này rất biết đoán ý nạn nhân để có những lời xoa dịu nhằm… tiếp tục trò nói xấu. Với loại người này, mọi mối quan hệ chỉ nên rất hạn chế trong phạm vi công việc. Không làm phiền đến người này để họ cũng không có cớ nói xấu mình.
Tuy nhiên, đừng gây cho họ sự căm phẫn kẻo dẫn đến các hệ lụy. Họ có thể nói xấu bạn với sếp, gây sự hiểu lầm, làm cản trở bước tiến của bạn.
Mẫu đồng nghiệp này luôn mồm than vãn về nỗi vất vả của họ. Họ luôn cho rằng mình là người đáng thương nhất, vất vả nhất, phải làm nhiều việc nhất ở cơ quan. Họ đòi hỏi được chia sẻ mà không cần biết cảm xúc của người nghe như thế nào.
Để đối phó với kiểu đồng nghiệp này, hãy biết lái câu chuyện của họ sang hướng tích cực. Hoặc hạn chế than vãn với họ để khỏi phải nghe họ than vãn lại.
Những người này vừa hứa giữ bí mật câu chuyện với bạn xong đã hăm hở kể với người khác. Có thể họ không ác ý khi làm vậy nhưng ở họ, thói quen thích đưa chuyện cùng sự kiêu hãnh được là người nắm được mọi “thâm cung bí sử” của công ty đã khiến họ không tài nào giữ được lời hứa.
Nếu bạn không thể khuyên họ thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất là giữ lại những chuyện quan trọng cho ai đó tin cậy hơn, và dành cho họ những chuyện vô thưởng vô phạt. Đừng có kể với họ rằng bạn ghét cô kế toán, bạn không ưa chị nhân viên hành chính hay bạn không chịu nổi mặt ông sếp. Chắc chắn những thông tin động trời đó sẽ nhanh chóng lan khắp công ty.
Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi để kích thích năng suất lao động và tạo ra mục tiêu phấn đấu. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh thì dễ dẫn đến đổ vỡ và thù địch. Mẫu đồng nghiệp này sẵn sàng đánh bại bạn để tiến thân, hãy cẩn thân, đừng chơi quá thân và để lộ cho họ biết nhiều điểm yếu của bạn.
Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm.
Với họ, phương châm là: “Mọi thứ chỉ tương đối”. Và bạn dù cố gắng làm điều tốt mấy, xử sự khéo mấy hay ăn mặc kỹ mấy cũng vẫn lòi ra khuyết điểm, để từ đó họ vin vào mà chỉ trích.
Mẫu người này luôn thích phê phán người khác, nhất là trong các cuộc họp. Hãy biết giữ một khoảng cách cố định với họ. Nếu bị phê phán nhiều, bạn có thể bình tĩnh nhận khuết điểm (nếu có) hoặc nhẹ nhàng nhắc nhở họ đưa ra chứng cứ cho mọi lời buộc tội. Cần biết cách bảo vệ mình nhưng đừng quá căng thẳng nếu bạn không muốn tạo thêm cớ để họ chỉ trích bạn.
Nguồn: (Theo Tuổi trẻ)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này