Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 46,196
Một doanh nghiệp đang phát triển và muốn mở rộng thị trường sẽ cần đưa ra nhiều chiến lược mới, triển khai đa kênh, tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên,... Giám sát kinh doanh sẽ là vị trí đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo tất cả các công việc trên được diễn ra đúng kế hoạch và mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy Giám sát kinh doanh là gì? Vị trí này đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của vị trí Sale Supervisor ra sao? Cùng CareerViet tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Giám sát kinh doanh là gì?
Giám sát kinh doanh (còn gọi là Sales Supervisor) là vị trí đảm nhiệm việc lên kế hoạch, giám sát các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quản lý. Cụ thể hơn, Sales Supervisor sẽ trực tiếp quản lý, giám sát nhân viên bộ phận kinh doanh, hỗ trợ công việc cho Trưởng phòng và Giám đốc kinh doanh, phân công công việc, đánh giá hiệu suất,... Mục tiêu hướng đến là nhằm đảm bảo chỉ tiêu về doanh số, độ phủ của sản phẩm/dịch vụ hay đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Đây là một trong những vị trí thuộc bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường hợp phạm vi thị trường của doanh nghiệp không quá lớn, vị trí này có thể được kiêm nhiệm bởi Trưởng phòng hoặc Phó phòng kinh doanh. Ngược lại, khi phạm vi thị trường rộng lớn, đa kênh thì sẽ cần đến nhiều Giám sát kinh doanh để kiểm soát tốt tình hình công việc.
Chắc hẳn nhiều người sẽ có chung thắc mắc tại sao đã có Trưởng phòng và Giám đốc kinh doanh mà vẫn cần phải tuyển Giám sát kinh doanh? Thực tế cho thấy, các vị trí quản lý cấp cao như Trưởng phòng hay Giám đốc kinh doanh thường sẽ đại diện công ty thực hiện các giao dịch, công việc đối ngoại quan trọng hay làm việc với các cơ quan. Chính vì khối lượng công việc khá lớn mà các quản lý cấp cao thường không có đủ thời gian để trực tiếp giám sát hiệu suất công việc.
Trước thực tế đó, vị trí Giám sát kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Họ là người am hiểu thị trường cũng đồng thời là người quản lý trực tiếp đội ngũ nhân viên. Sales Supervisor sẽ đảm bảo kế hoạch kinh doanh đề ra đúng hướng, đốc thúc nhân viên, đảm bảo tối ưu các nguồn lực hiện có để đạt kết quả tốt nhất.
Hiểu được tầm quan trọng của vị trí Giám sát kinh doanh, doanh nghiệp cần phát triển nhân lực cho vị trí này để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Giám sát kinh doanh làm gì? – Có lẽ nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ về công việc của Giám sát kinh doanh so với nhân viên kinh doanh hay Trưởng phòng kinh doanh. Vậy hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay mô tả chi tiết về công việc của Sale Supervisor dưới đây nhé!
Giám sát kinh doanh phải là người am hiểu nhất về thị trường để đưa ra kế hoạch phù hợp. Để làm được điều này, đầu tiên cần thực hiện nghiên cứu và nắm bắt thông tin thị trường trong phạm vi quản lý. Một vài chỉ số cần nghiên cứu, phân tích như: mật độ dân số, đặc điểm nhóm khách hàng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, thu nhập trung bình, sở thích, hành vi), đối thủ cạnh tranh,...
Nghiên cứu thị trường là bước đầu quan trọng để lên kế hoạch
Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường doanh nghiệp muốn nhắm đến, Sale Supervisor cần lên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Bảng kế hoạch cần nêu rõ các thông tin như: mục tiêu đề ra, thời gian triển khai kế hoạch, quy mô thị trường, nguồn lực sẵn có, nguồn lực cần bổ sung (nhân viên, hàng hóa, công cụ - thiết bị hỗ trợ,...), chi tiết các hạng mục công việc, chỉ tiêu đánh giá,...
Kế hoạch sau đó sẽ được trình lên ban quản lý cấp cao là Trưởng phòng và Giám đốc kinh doanh để được duyệt và đưa vào triển khai.
Những người làm việc tại vị trí Sale Supervisor cần thường xuyên thu thập số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh tổng thể. Từ đó phân tích, điều chỉnh lại kế hoạch nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra và hạn chế những rủi ro.
Ngoài mục tiêu chính là đảm bảo hoạt động kinh doanh triển khai đúng theo kế hoạch thì vị trí Sale Supervisor còn cần đảm bảo tối ưu các nguồn lực hiện có như: hàng tồn kho, nguồn cung ứng và trưng bày. Cụ thể, đảm bảo hàng hóa luôn được bổ sung đầy đủ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề về hàng tồn kho, có kế hoạch xuất nhập kho tối ưu nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Sale Supervisor chịu trách nhiệm đảm bảo doanh số bán hàng, doanh số tiêu thụ hàng hóa theo đúng mục tiêu kế hoạch. Mọi công việc trong kế hoạch tổng thể đều cần được đốc thúc để vừa đảm bảo doanh số, vừa tiết kiệm chi phí.
Sale Supervisor chịu trách nhiệm đảm bảo doanh số bán hàng theo kế hoạch
Một nhiệm vụ khá quan trọng của vị trí Sale Supervisor chính là đào tạo nhân viên mới. Họ là người hướng dẫn trực tiếp, đào tạo cả về chuyên môn lẫn kỹ năng, nghiệp vụ nhằm mang đến đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu suất làm việc cao.
Công việc của Sale Supervisor không tham gia trực tiếp vào việc tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, vị trí này cũng cần lên kế hoạch hỗ trợ, thu hút đối tác, khách hàng. Khi thị trường đã được mở rộng và doanh nghiệp sở hữu được tệp khách hàng ổn định, Sale Supervisor cần thực hiện duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng cũ. Việc giữ vững quan hệ hợp tác với khách hàng cũ khá quan trọng, giúp gia tăng đáng kể lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Giám sát kinh doanh là vị trí tuyển dụng đang được nhiều doanh nghiệp “săn đón”. Bởi đây là vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần làm nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc làm Giám sát kinh doanh cũng được doanh nghiệp đặt ra nhiều tiêu chuẩn nhất định. Trong đó có những kỹ năng mà ứng viên cần đáp ứng như sau:
Như đã đề cập ở trên, Sale Supervisor là người am hiểu nhất về thị trường. Am hiểu ở đây không chỉ là nắm rõ về sự cạnh tranh trong bán hàng. Cụ thể hơn, Sale Supervisor cần nắm rõ về: đặc điểm hàng hóa của doanh nghiệp, điểm mạnh so với đối thủ, khách hàng mục tiêu, kênh phân phối sản phẩm,...
Kỹ năng giao tiếp tốt luôn được ưu tiên khi tuyển dụng, đặc biệt là với các vị trí nhân viên kinh doanh hay Giám sát kinh doanh. Với kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt, người giám sát sẽ truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả trong nội bộ. Từ đó, thông tin được nhất quán, kế hoạch được diễn ra đúng tiến độ và hạn chế các rủi ro.
Kỹ năng giao tiếp tốt là yêu cầu quan trọng đối với vị trí Giám sát kinh doanh
Người làm trong lĩnh vực kinh doanh luôn được đòi hỏi cao về sự nhạy bén. Bởi cơ hội không phải luôn hiện hữu, cần nhanh chóng nắm bắt và biến chúng thành ưu thế để cạnh tranh trên thị trường. Sự nhạy bén còn được thể hiện thông qua khả năng ứng biến, xử lý vấn đề phát sinh. Sale Supervisor cần thay mặt doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định vào thời điểm then chốt.
Tiêu chí tuyển dụng Giám sát kinh doanh ngoài các yêu cầu học vấn, bằng cấp còn đòi hỏi ở ứng viên thành thạo những kỹ năng cơ bản về sử dụng công cụ tin học văn phòng như: Word, PowerPoint, Excel, Outlook… Tất cả những công cụ cơ bản này đều được ứng dụng thực tiễn vào quá trình làm việc, do đó ứng viên cần sử dụng thành thạo để hỗ trợ tốt nhất cho công việc.
Mức lương hiện nay cho vị trí Giám sát kinh doanh là bao nhiêu?
Giám sát kinh doanh là vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng cho vị trí Giám sát bộ phận kinh doanh cũng khá cao. Mức lương cứng trung bình cho vị trí này dao động từ 7 - 15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào trách nhiệm công việc, chuyên môn và kinh nghiệm của ứng viên. Ngoài lương cứng, thu nhập của công việc Giám sát kinh doanh chủ yếu đến từ hoa hồng của các dự án/giao dịch kinh doanh.
Với những Sale Supervisor có nhiều kinh nghiệm và năng lực tốt, thu nhập của họ có thể cao gấp 2 hoặc 3 lần lương cứng. Tổng thu nhập của công việc này có lẽ là con số đáng ao ước của nhiều người. Song, tương ứng với đó sẽ là yêu cầu cao về trách nhiệm và hiệu suất công việc, áp lực công việc cũng khá nặng. Tuy nhiên, vị trí công việc này có thể là bước đệm giúp bạn có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn cho sự nghiệp.
Giám sát kinh doanh là vị trí quản lý cơ bản cần có ở doanh nghiệp. Thông thường, bộ phận kinh doanh của công ty sẽ có nhiều Giám sát kinh doanh khác nhau. Trong đó, mỗi người sẽ phụ trách một mảng chuyên môn khác nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp của Giám sát kinh doanh
Một nhân viên/chuyên viên kinh doanh sau 1 – 2 năm kinh nghiệm đã có thể thăng tiến lên làm Giám sát kinh doanh. Đây có thể được xem là thành tựu bước đầu nhưng chưa phải là tất cả. Vị trí Giám sát kinh doanh là cơ hội tốt để ứng viên chứng minh năng lực bản thân đồng thời học hỏi, tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ,... Từ đó có thể chinh phục các vai trò quản lý cấp cao hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Vị trí Sale Supervisor thường mất khoảng 2 - 4 năm để thăng tiến lên Trưởng phòng kinh doanh và khoảng 3 - 5 năm để có thể đảm đương chức vụ Giám đốc kinh doanh. Trên đây không phải là lộ trình chính xác tuyệt đối mà sẽ còn nhanh/chậm phụ thuộc vào khả năng học hỏi và làm việc.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về vị trí công việc Giám sát kinh doanh. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Giám sát kinh doanh tại các doanh nghiệp khá cao. Truy cập ngay CareerViet.vn để tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm mới cho vị trí này nhé!
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về vị trí công việc Giám sát kinh doanh. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Giám sát kinh doanh tại các doanh nghiệp là rất cao. Truy cập ngay CareerViet.vn để tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm mới cho vị trí này hoặc nhiều vị trí công việc khác. Ngoài ra, bạn có thể vào website CareerMap để xem lộ trình nghề nghiệp tham khảo nhé!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội | Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng | Tìm việc làm ở Hải Phòng | việc làm Nha Trang | việc làm Biên Hòa | tuyển nhân viên tuyển dụng | internship
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này