Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,054
Bạn đã bao giờ thắc mắc giờ làm việc hành chính ở cơ quan nhà nước và trong doanh nghiệp có khác nhau hay không? Nắm vững các kiến thức này có thể giúp bạn tự bảo vệ quyền lợi của bản thân khi làm việc tại bất kỳ tổ chức nào. Trong bài viết này, CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm giờ hành chính là gì và các quy định mới nhất năm 2024 nhé!
>> Xem thêm:
Giờ hành chính là thời gian làm việc chính thức của người lao động, bao gồm các cán bộ, công viên chức và người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp cũng như cơ quan hành chính nhà nước.
Dựa vào Điều 105, Bộ luật Lao động 2019, chúng ta có các quy định về làm việc chức thức như sau:
Đối với giờ làm việc bình thường:
Giờ hành chính được tính 8 tiếng/ ngày không kể thời gian nghỉ trưa và thường được cơ quan doanh nghiệp chia thành 2 buổi làm việc:
Quy định theo tuần làm việc, thời gian làm việc thường kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu và làm nghỉ được tính vào Thứ Bảy và Chủ nhật. Tuy nhiên, tùy theo quy định của từng tổ chức mà sẽ có sự chênh lệch về thời gian làm việc trong tuần, nhưng vẫn đảm bảo tối đa 8 tiếng/ ngày.
>> Xem thêm:
Giờ hành chính là quy định về thời gian làm việc chính thức đối với người lao động - Nguồn: Internet
Làm thêm ngoài giờ hay còn được gọi là tăng ca (tăng giờ làm thêm), là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc quy định bình thường. Theo quy định của Pháp luật, người lao động không được làm quá 40 tiếng/ tháng và không quá 200 tiếng/năm (trừ một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ năm).
>> Xem thêm:
Theo quy định của Pháp luật, người lao động được nghỉ lễ, tết tổng cộng 11 ngày/ năm.
Dựa vào Điều 115 Bộ Luật lao động, trong những ngày nghỉ lễ, tết, người lao động được hưởng quyền lợi về ngày nghỉ làm việc và nguyên lương như sau:
Trong trường hợp đặc biệt, người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam sẽ được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của đất nước họ sinh ra.
>> Xem thêm:
Quy định về thời gian nghỉ lễ đối với những người làm giờ hành chính - Nguồn: Internet
Tuân thủ giờ hành chính không chỉ đơn giản là một yêu cầu pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với người lao động. Việc tuân thủ các quy định về giờ làm việc giúp ta duy trì tính đồng nhất và sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Hơn nữa, việc tuân thủ giờ hành chính cũng giúp ta tối ưu hóa sử dụng thời gian, tạo điều kiện cho các kế hoạch khác trong cuộc sống bên cạnh công việc tại tổ chức. Yếu tố này cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của người lao động.
Trước đây, trong thời kỳ tiền công nghiệp, con người hoàn toàn phụ thuộc vào chu kỳ của tự nhiên. Đồng hồ cơ là công cụ duy nhất có thể giúp ta đo lường thời gian vào thời điểm đó. Sau Cách mạng Công nghiệp, ta đã định hình lịch trình làm việc cố định một cách ổn định hơn, dẫn đến việc phát triển hệ thống giờ hành chính chính thức.
Trong thời đại hiện đại, giờ hành chính đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, các quy định này phản ánh sự thay đổi và tiến bộ trong cách con người quản lý thời gian và làm việc theo các khung thời gian nhất định.
Bài viết đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm "giờ hành chính" và sự phát triển của nó qua các giai đoạn lịch sử. Giờ hành chính không chỉ là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là một phần quan trọng của sự phức tạp hóa trong xã hội và nền kinh tế. Các quy định về giờ làm việc và nghỉ ngơi sẽ được điều chỉnh liên tục để đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người và doanh nghiệp trong thời đại hiện nay.
CareerViet hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về giờ hành chính và những thay đổi quan trọng trong năm 2024. Truy cập ngay vào cẩm nang CareerViet để bổ sung các kiến thức hỗ trợ cho con đường sự nghiệp của bạn nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này