Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 8,391
Cho tôi hỏi người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh năm nay 04 ngày trong trường hợp nào? Người lao động sẽ phải đi làm lại vào ngày nào?
Năm 2023, tùy vào thời gian làm việc mà người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc Khánh (02/9) như sau:
- 04 ngày liên tục: từ ngày 01/9 đến hết ngày 04/9 hoặc từ ngày 02/9 đến hết ngày 05/9;
- 03 ngày liên tục: từ ngày 01/9 đến hết ngày 03/9 hoặc từ ngày 02/9 đến hết ngày 04/9.
Như vậy, lịch đi làm lại sau lễ Quốc khánh (02/9) năm 2023 như sau:
- Ngày 05/9 (Thứ 3) hoặc ngày 06/9 (Thứ 4) đối với các đối tượng được nghỉ 04 ngày.
- Ngày 04/9 (Thứ 2) hoặc ngày 05/9 (Thứ 3) đối với các đối tượng được nghỉ 03 ngày.
Trong trường hợp, người lao động xin nghỉ thêm thì tùy thuộc vào ngày xin nghỉ mà có lịch đi làm lại tương ứng.
Lịch đi làm lại sau lễ Quốc khánh (02/9) năm 2023 của người lao động như thế nào? - Nguổn ảnh: Pexels
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc 02 ngày vào lễ Quốc Khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
Tuy nhiên, năm 2023 thì lễ Quốc khánh 2/9 sẽ rơi vào ngày thứ 7 của tuần, do đó số ngày nghỉ của người lao động sẽ được quy định như sau:
Trường hợp 01: Người lao động không phải làm việc vào thứ 7 của tuần
- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày trước đó (tức thứ 6 và thứ 7) thì được nghỉ 01 ngày nghỉ hằng tuần (chủ nhật) và nghỉ bù 01 ngày vào thứ 2 tuần liền kề.
- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày sau đó (tức thứ 7 và chủ nhật) thì sẽ được nghỉ bù 02 ngày vào thứ 2 và thứ 3 tuần liền kề.
Trường hợp 02: Người lao động phải làm việc vào thứ 7 của tuần
- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày trước đó (tức thứ 6 và thứ 7) và nghỉ 01 ngày nghỉ hằng tuần (chủ nhật).
- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày sau đó (tức thứ 7 và chủ nhật) thì sẽ được nghỉ bù 01 ngày vào thứ 2 của tuần liền kề.
Như vậy, năm 2023 người lao động có thể sẽ được nghỉ lễ Quốc Khánh lên tới 04 ngày nếu không phải làm việc vào ngày thứ 7 và nghỉ 03 ngày nếu phải việc vào thứ 7 của tuần.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian nghỉ lễ là thời gian người lao động được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương. Cho nên việc bắt người lao động làm bù công việc sau thời gian nghỉ lễ là trái pháp luật.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động làm việc tăng ca để đảm bảo tiến độ công việc. Nhưng phải đảm bảo đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
...
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động muốn đảm bảo tiến độ công việc thì có thể thỏa thuận với người lao động để làm thêm giờ, nhưng phải bảo đảm các quy định của pháp luật khi sử dụng người lao động làm thêm giờ.
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này