Social Media Executive là chức vụ gì? Mô tả công việc chi tiết

Lượt xem: 35,108

Thời đại công nghệ “bùng nổ”, sức ảnh hưởng của mạng xã hội ngày càng lớn mạnh. Điều này khiến cho thị trường việc làm của các ngành nghề liên quan đến mảng công nghệ, xã hội, truyền thông,... trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Trong đó, Social Media Executive là một vị trí rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Một ngành nghề khá mới mẻ nhưng lại thu hút đông đảo nguồn nhân lực trẻ có niềm đam mê với nền tảng digital. Vậy công việc của Social Media Executive cụ thể là gì? Cùng CareerViet khám phá công việc đầy mới mẻ và thú vị này nhé!

 

Vị trí Social Media Executive là gì?

Social Media Executive hay Chuyên viên mạng xã hội là những người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trên mạng xã hội của doanh nghiệp như Facebook,  Instagram, Twitter,... thông qua các chiến dịch Marketing hoặc đơn giản là tương tác với cộng đồng mạng ảo hằng ngày. Những người làm việc trong mảng này sẽ triển khai các chiến lược đánh giá toàn diện trên mọi khía cạnh truyền thông, có tác động đến doanh nghiệp.

 

Social Media Executive hoạt động chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội

Hay nói cách khác, Social Media Executive chính là người đại diện cho thương hiệu, có trách nhiệm tương tác, hỗ trợ các khách hàng tiềm năng. Từ đó góp phần gia tăng traffic cho các nền tảng mạng xã hội, nâng cao niềm tin của khách hàng và tăng cơ hội chốt đơn sản phẩm.

Vai trò của Social Media Executive đối với doanh nghiệp

Vị trí Social Media Executive chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực truyền thông, Marketing, đảm nhận những vai trò quan trọng như

Đặt ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp theo từng giai đoạn

Với vai trò là một Social Media Executive, bạn cần có các kế hoạch triển khai công việc cụ thể, phù hợp với doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện. Đây có thể là những kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn với mục đích đem đến hiệu quả tích cực trên các nền tảng đã triển khai.

Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau của công ty cũng như những tác động của môi trường đến lĩnh vực kinh doanh, các Chuyên viên mạng xã hội sẽ đề xuất kế hoạch phù hợp.

Thiết lập, xây dựng các kênh quảng cáo trực tuyến

Các kênh quảng cáo được ví như bộ mặt của những công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Social Media Executive cần rèn luyện kỹ năng viết cả nội dung dài và ngắn, học cách viết bài chuẩn SEO cho các nền tảng như website, Facebook, Instagram,... Đồng thời có khả năng triển khai tất cả các loại nội dung như hình ảnh, video, câu chuyện, chiến dịch,... đa nền tảng.

 

Vai trò của các chuyên viên mạng xã hội đối với doanh nghiệp

Khai thác, thu hút nguồn khách hàng tiềm năng

Trước khi bước vào bất kỳ một chiến dịch quảng cáo truyền thông nào đó, chuyên viên mạng xã hội cần phải khai thác, tìm hiểu kỹ lưỡng về “insight” khách hàng. Từ đó có thể triển khai những nội dung cần thiết, hữu ích, có giá trị với người đọc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cách tốt nhất là bạn hãy ghi lại những khía cạnh hành vi của khách hàng trên các nền tảng social media..

Tận dụng tài nguyên mạng xã hội để phát triển doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia vào thị trường digital thì nhiệm vụ chính của Social Media Executive là tạo nên nhận thức về thương hiệu với khách hàng. Các chiến lược được tạo ra nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng cũng như gia tăng độ phủ rộng trên thị trường.

Riêng các doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì chuyên viên mạng xã hội cần tập trung cho việc phát triển thương hiệu ngày càng vững mạnh, vượt xa các đối thủ khác để tạo nên lợi thế và sự khác biệt.

Công việc cụ thể của Social Media Executive là gì?

Về cơ bản, công việc mà Social Media Executive cần thực hiện bao gồm:

Phát triển nội dung: Thực hiện lên kế hoạch và chịu trách nhiệm phát triển nội dung. Bao gồm việc lên các ý tưởng sáng tạo nội dung, cập nhật xu thế thịnh hành, “hot trend’,... trên nền tảng Social Media như Facebook, Instagram, Website, Zalo,…

Quản lý bài đăng: Chuyên viên mạng xã hội cần đảm bảo chất lượng nội dung, ý tưởng và giá trị mà bài đăng mang đến cho khách hàng. Đồng thời hãy thường xuyên tương tác với khách hàng trên các nền tảng như Facebook, Website, Zalo,.. hằng ngày.

Triển khai sự kiện truyền thông: Tiến hành tổ chức, hỗ trợ và điều hướng, thực hiện các sự kiện marketing (giải trí, quảng bá sản phẩm/dịch vụ,..), sự kiện trực tuyến (cuộc thi, game,…) cho khách hàng.

 

Những hạng mục công việc cần làm của chuyên viên mạng xã hội

Hỗ trợ phân tích chiến lược truyền thông: Công việc này sẽ được thực hiện thông qua các bước cụ thể như: theo dõi, đo lường, giám sát và tìm ra phương pháp cải thiện chiến dịch hiệu quả.

Xử lý khủng hoảng truyền thông: Social Media Executive thường sẽ phối hợp với các phòng ban khác trong công ty như (PR, Sales…) để xử lý khủng hoảng truyền thông trên các kênh Social Media như Facebook, Instagram, Website, Twitter,…

Một số công việc khác: Ngoài những hạng mục công việc chính, chuyên viên mạng xã hội còn có nhiệm vụ cập nhật thường xuyên các xu thế mới để phát triển chất lượng nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Thực hiện các báo cáo đến cấp trên về hiệu quả triển khai của các kênh Social Media theo định kỳ.

Những kỹ năng cần có ở Social Media Executive

Để làm tốt vị trí của một Social Media Executive, bạn cần trang bị một số kỹ năng cần thiết sau đây:

Kỹ năng thiết kế

Xu hướng phát triển của Social Media là nội dung cần phải bắt kịp hình ảnh. Do đó, bạn sẽ không có quá nhiều thời gian để làm việc trực tiếp với Deѕigner. Lúc này, kỹ năng thiết kế là vô cùng cần thiết. Bạn cần trang bị một số kiến thức thiết kế cơ bản liên quan đến Photoѕhop, Canᴠa,… để tự thiết kế và có thể dùng ngay khi cần thiết

Kỹ năng sáng tạo đa phương tiện

Hình ảnh và video được xem là 2 dạng nội dung phổ biến và hiệu quả nhất trên các kênh mạng xã hội. Thực tế cho thấy, người dùng trên mạng xã hội thường chia sẻ nội dung về hình ảnh cao hơn rất nhiều lần so với bất kỳ dạng content nào khác. Chí vì vậy, nếu bạn có kỹ năng sản xuất hình ảnh và video chất lượng cao cho đa dạng các kênh xã hội như Facebook, Insta, Zalo, Tᴡitter,... thì bạn sẽ càng có chỗ đứng vững vàng trong lĩnh vực Social Media.

 

Tư duy sáng tạo và kỹ năng thiết kế là yếu tố rất cần thiết khi làm việc trong lĩnh vực Social Media

Analytics

Không khác gì so với các kênh Marketing, số liệu là thứ minh chứng cho tất cả. Vì vậy, khi làm trong lĩnh vực Social Media, bạn cần có kiến thức thống kê chi tiết về lưu lượng khách hàng đã truy cập các kênh của mình. Đồng thời có kỹ năng phân tích, đánh giá và rút ra kết luận để có phương thức phát triển, cải thiện kênh ngày càng tốt hơn.

Tối ưu các dịch vụ của khách hàng

Social Media được xem là một kênh tương tác mới giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nó chính là công cụ đòi hỏi phải đáp ứng dịch vụ khách hàng, làm hài lòng khách hàng ngay tức thì. Phải làm thế nào để xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ với khách hàng trên Social Media? Đây cũng là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với các Social Media Executive.

Xây dựng, phát triển nội dung

Xây dựng, phát triển nội dung chính là yếu tố quan trọng nhất trên bất kỳ nền tảng Social Media nào. Vì vậy, với vai trò là một Social Media Executive, bạn phải có kỹ năng phát triển đa dạng nội dung để thu hút khách hàng và khiến họ không cảm thấy nhàm chán với những nội dung được đăng tải trên mạng xã hội.

 

Rèn luyện kỹ năng viết lách, triển khai nội dung đa nền tảng

Học ngành gì để làm việc ở vị trí Social Media Executive?

Để làm việc ở vị trí Social Media Executive, bạn có thể theo học các chuyên ngành như: Marketing, Truyền thông, Báo chí, Ngôn ngữ,.... Vị trí này vừa đòi hỏi tư duy kinh doanh, các kỹ năng xử lý truyền thông, vừa cần khả năng viết lách tốt, cách sử dụng ngôn ngữ khéo léo. Tuy nhiên, nếu bạn học trái ngành vẫn có cơ hội bước chân vào lĩnh vực này bằng những tài liệu tự học trên Internet hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn về truyền thông – Marketing như Content Marketing, Digital Platform Management,...

Lộ trình phát triển sự nghiệp trong mảng Social Media

Social Media Intern

Bắt đầu ở vị trí thực tập sinh Social Media từ 3 - 6 tháng, bạn sẽ biết được cách vận hàng của những nền tảng social cơ bản (Facebook, Instagram, LinkedIn, YouTube, WordPress…), cách triển khai content phù hợp với các kênh, cách sử dụng các công cụ đo lường, phân tích, đánh giá phổ biến,…

Social Media Executive

Sau khoảng 6 tháng thực tập, bạn sẽ có cơ hội lên vị trí Social Media Executive. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội tham gia trực tiếp các công việc cùng với những bộ phận khác theo yêu cầu của khách hàng. Bao gồm việc triển khai content trên kênh social, quản lý cộng đồng, tương tác, liên lạc với các KOLs, đối tác về các hoạt động Social Media Marketing.

Ngoài ra, ở vị trí này, bạn còn phải chịu trách nhiệm về tính hiệu quả, chi phí triển khai các hoạt động. Đồng thời thực hiện các báo cáo theo định kỳ, đề xuất giải pháp tối ưu hiệu quả cho nội dung triển khai trên mọi nền tảng mạng xã hội.

 

Lộ trình thăng tiến trong ngành Social Media

Social Media Manager

Sau khoảng 3 - 5 năm làm việc ở vị trí Executive, Social Media Manager chắc chắn sẽ là chức vụ mà nhiều người nhắm đến. Ở vị trí này, công việc chính của bạn đó là liên lạc trực tiếp với đối tác, khách hàng để nắm rõ các yêu cầu. Từ đó hoạch định chiến lược social media, điều phối nguồn nhân sự thực hiện phù hợp và quản lý tiến độ của kế hoạch đang triển khai.

Yêu cầu tuyển dụng vị trí Social Media Executive

Hiện nay, vị trí Social Media Executive đang có nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn do nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội. Chính vì vậy, yêu cầu công việc của vị trí này cũng tăng lên để sàng lọc ứng viên tốt hơn. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản mà ứng viên cần đáp ứng khi ứng tuyển vị trí Social Media Executive:

- Tốt nghiệp các chuyên ngành về Marketing, Truyền thông, Báo chí,... hoặc những ngành liên quan đến ngôn ngữ.

- Đã từng có 1 - 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương hoặc liên quan là một lợi thế.

- Có những kiến thức cơ bản về Marketing, công cụ Marketing và hệ thống các kênh truyền thông.

- Có kinh nghiệm quản lý, điều hành các kênh social media.

- Có kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian, sắp xếp công việc tốt.

- Có tư duy sáng tạo và linh hoạt trong công việc.

- Kỹ năng giao tiếp tốt (cả văn bản và lời nói).

Mức lương của Social Media Executive

Mức lương Social Media Executive hiện nay được đánh giá là tương đối cao so với mặt bằng chung của các ngành nghề. Theo khảo sát và tổng hợp từ 30 mẫu việc làm đăng tuyển tại CareerViet.vn, thu nhập bình quân của các Social Media Executive là 12.7 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất có thể lên đến 25 triệu đồng/tháng. Tùy vào kinh nghiệm cũng như năng lực của mỗi người mà mức lương này sẽ có mức chênh lệch khác nhau.

Thu nhập trung bình của các chuyên viên mạng xã hội hiện nay 

Thu nhập trung bình của các chuyên viên mạng xã hội hiện nay

Nếu bạn là người có tố chất sáng tạo, năng động và nhiệt huyết thì vị trí Social Media Executive sẽ là một trong những định hướng nghề nghiệp phù hợp dành cho bạn. Hãy nhanh tay truy cập vào CareerViet.vn để tham khảo danh sách việc làm Social Media Executive tại các doanh nghiệp đang tuyển dụng nhé!

Có thể thấy, Social Media Executive đã và đang trở thành xu hướng của các ngành nghề trong thời hiện đại, nhất là khi công nghệ 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ. Vai trò của chuyên viên mạng xã hội là vô cùng quan trọng trong một tổ chức doanh nghiệp chuyên về Marketing hay truyền thông, mang về lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty TNHH Joyco Retail Operations
Công ty TNHH Joyco Retail Operations

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Olam Việt Nam
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)

Lương : Lên đến 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Hà Nội

Công Ty TNHH Techno Coatings Industry
Công Ty TNHH Techno Coatings Industry

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Công Ty TNHH Interwood Việt Nam
Công Ty TNHH Interwood Việt Nam

Lương : 1,800 - 2,500 USD

Bình Dương

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VIMEX AGRO CAPITAL
CÔNG TY CỔ PHẦN VIMEX AGRO CAPITAL

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn
Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Đồng Nai

BIM Group
BIM Group

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES
CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES

Lương : Cạnh Tranh

Bình Định

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội | Bắc Ninh | Hưng Yên

CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES
CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES

Lương : Cạnh Tranh

Bình Định

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

Avanti Group
Avanti Group

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Diag
Diag

Lương : 60 Tr - 80 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM
CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

DAIICHI SANKYO
DAIICHI SANKYO

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DIAG
DIAG

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ ONE - T
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ ONE - T

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Thẩm Mỹ Latin
Công Ty TNHH Thẩm Mỹ Latin

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
Makeup Artist là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Makeup Artist là chuyên gia trang điểm mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cho khách hàng. Cùng CareerViet tìm hiểu khái niệm, kỹ năng, và triển vọng của nghề tại đây!
Ngành công nghệ thông tin thi khối nào? Các khối thi phổ biến
Cùng CareerViet khám phá các khối thi phổ biến cho ngành công nghệ thông tin, từ khối A00 đến D07. Lựa chọn khối thi phù hợp để vào đại học CNTT. Xem ngay!
Affiliate TikTok là gì? Cách tham gia kiếm tiền online 2024
Cùng CareerViet tìm hiểu Affiliate TikTok là gì và cách tham gia chương trình tiếp thị liên kết TikTok Shop. Kiếm tiền dễ dàng từ nền tảng video ngắn hàng đầu!
Ngành thiết kế thời trang - Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành thiết kế thời trang từ khái niệm, chương trình học, cơ hội nghề nghiệp đến những tố chất cần có để thành công trong ngành.
Marketing Mix là gì? Bí quyết thành công với 4P và 7P
Cùng CareerViet khám phá Marketing Mix là gì, vai trò của mô hình 4P và 7P trong chiến lược tiếp thị hiện đại. Cách áp dụng hiệu quả để xây dựng thương hiệu.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback