Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 17,371
Sau khi bạn đã xác định được đặc điểm nhận dạng công việc thực sự, thì việc tìm vị trí thích hợp trên con đường phát triển nghề nghiệp của bạn là bước tiếp theo.
Trong hầu hết trường hợp, vị trí đó sẽ ở trong công ty bạn. Và nếu đó là một tổ chức hoạt động tốt, vị trí đó sẽ có một quy trình rõ ràng cho bạn học hỏi được nhiều hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và phát triển nghề nghiệp.
Những công ty này có những chương trình phát triển nghề nghiệp chính thức dựa trên đào tạo, các bài thực hành công việc ngày nâng cao. Những công ty này nhận ra rằng sự phát triển nghề nghiệp giúp duy trì những người có khả năng thăng tiến nhất và lấp đầy các vị trí bị khuyết do về hưu, thôi việc và thăng chức. Nó tạo ra một cộng đồng nhân viên mạnh mẽ mà một ngày kia sẽ dẫn dắt công ty với vai trò là các chuyên gia kỹ thuật, các nhà quản lý và điều hành.
Sau đây là một số bí quyết để nhận ra những cơ hội và nguyện vọng trong công ty của bạn:
Nếu công ty bạn có các nhà tư vấn nghề nghiệp, hãy trao đổi với họ.
Hãy tìm những cơ hội để làm thử những công việc khác bằng cách giữ vai trò của đồng nghiệp khi họ nghỉ phép hoặc nghỉ mát dài ngày.
Kiểm tra các vị trí đăng tuyển ở phòng quản lý nguồn nhân lực.
Hãy nhận biết người trong tổ chức bạn có thể giúp bạn tìm hiểu và theo đuổi các cơ hội nghề nghiệp. Hãy tự hỏi: “ Ai biết nhiều nhất về những gì đang diễn ra trong tổ chức?” sau đó hãy gặp người đó và trao đổi với họ.
Nuôi dưỡng các mối quan hệ với các nhà quản lý và điều hành có uy thế.
|Các nấc thang nghề nghiệp
Nhân viên nguồn nhân lực thường nhắc đến cụm từ “các nấc thang nghề nghiệp” khi họ nói về việc phát triển nghề nghiệp. Một nấc thang nghề nghiệp là một chuỗi lô-gic các giai đoạn thăng tiến một nhân viên tài năng và tận tụy lên từng nấc vị trí thử thách hơn và nhiều trách nhiệm hơn.
Nhìn chung đào tạo chính thức là một yếu tố quan trọng đối với các cấp bậc khác nhau của nấc thang nghề nghiệp. Một số công ty phân tích mức kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của nhân viên một cách hệ thống và đào tạo cho phù hợp với những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho bước tiếp theo để leo lên một nấc thang nghề nghiệp. Khỏang cách giữa những gì mà một nhân viên có và cần phải có sẽ được giải quyết thông qua một kế hoạch kết hợp đào tạo chính thức, các nhiệm vụ cụ thể và sự cố vấn thường xuyên từ cấp trên.
Nấc thang nghề nghiệp giúp bạn tránh khỏi trạng thái “dậm chân tại chỗ” và cảm giác bị mắc kẹt. Nếu bạn muốn cải thiện tình hình và tiến lên phía trước, bạn nên duy trì cảm giác rằng bạn đang học hỏi và được thử thách với nhiều trách nhiệm mới có thể quản lý được.
Công ty bạn có những nấc thang nghề nghiệp rõ ràng hay không? Hãy tự đặt những câu hỏi về các nấc thang nghề nghiệp trong công ty hoặc phòng ban của bạn:
Những nấc thang nghề nghiệp nào có sẵn cho tôi hiện nay?
Vị trí công việc của tôi có giúp tận dụng được những cơ hội đó không?
Tôi đã xác định và đề xuất những kỹ năng và kinh nghiệm mà tôi cần có để leo lên bậc kế tiếp chưa?
Tôi có thể làm gì để thoát khỏi tình trạng “dậm chân tại chỗ”?
Nguồn: HRvietnam - Theo Harvard Business Essentials
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này