Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 51,635
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong một buổi phỏng vấn xin việc chính là sự chuẩn bị. Một sự chuẩn bị tốt không chỉ giúp bạn tăng sự tự tin mà còn có thể thuận lợi vượt qua các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ với bạn 10 câu hỏi phỏng vấn xin việc mà bạn có thể gặp và cũng như gợi ý những cách trả lời chúng một cách tốt nhất để giúp bạn chủ động hơn trong cuộc phỏng vấn và tăng cơ hội thành công có được công việc mơ ước của mình.
Nhà tuyển dụng thường thích nghe về những câu chuyện của ứng viên. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn có phần mở đầu, thân bài và phần kết thúc thật hấp dẫn khiến họ mong muốn tuyển dụng bạn cho công việc.
Nói về những thông tin có liên quan đam mê nghề nghiệp của bạn và tìm cách liên kết với trình độ học vấn. Trong câu chuyện, hãy đan xen những kiến thức học thuật và niềm đam mê của bạn đối với lĩnh vực hoặc ngành của công ty, kết hợp với kinh nghiệm làm việc của mình để khiến bạn trở thành người phù hợp nhất với công việc. Nếu bạn đã hoặc đang quản lý một dự án khó hay thú vị, hãy đề cập đến nó.
Ví dụ: “Nơi tôi ở không phải là một thành phố lớn, ở đây có rất ít cơ hội, đặc biệt là không có nhiều những ngôi trường tốt. Vì vậy, tôi bắt đầu học trực tuyến để học và cập nhật thêm những những thông tin, kiến thức mới. Đó là cách tôi học viết code và sau đó tôi tiếp tục lấy chứng chỉ lập trình viên máy tính. Sau khi nhận được công việc đầu tiên với tư cách là một lập trình viên front-end, tôi tiếp tục đầu tư thời gian để học và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, các công cụ và framework front-end và back-end.”
Giới thiệu bản thân’ là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn xin việc - Nguồn: Internet
>> Xem thêm:
Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đang tích cực tìm kiếm và quan tâm đến công ty của họ, hoặc nghe nói về vị trí này nhân viên nội bộ giới thiệu hay không. Nói chung, họ muốn biết bạn đến với họ bằng cách nào.
Nếu ai đó giới thiệu bạn vào vị trí này, hãy nhớ nói tên của họ. Đừng cho rằng người phỏng vấn đã biết về việc đó. Họ có thể muốn tìm hiểu xem bạn biết người đã giới thiệu bạn như thế nào. Ví dụ: nếu bạn và Steve (người đã giới thiệu bạn) đã từng làm việc cùng nhau trước đây hoặc nếu bạn gặp anh ấy tại một sự kiện , hãy đề cập đến điều đó để tạo thêm chút uy tín cho bản thân. Nếu Steve làm việc tại công ty và đề nghị bạn nộp đơn xin việc, hãy giải thích lý do tại sao anh ấy nghĩ bạn là người hoàn hảo.
Nếu bạn tự biết đến, hãy nói rõ điều gì khiến bạn chú ý vị trí đó, điểm cộng là nếu bạn có thể điều chỉnh các giá trị của mình phù hợp với công ty và sứ mệnh của họ. Bạn muốn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có lý do để chọn công ty của họ chứ không phải các công ty khác. Chẳng hạn như vị trí này phù hợp với bạn hay với hướng đi mà bạn mong muốn trong sự nghiệp của mình? Ngay cả khi bạn không quen thuộc với tổ chức trước, hãy bày tỏ nhiệt tình và trung thực về lý do tại sao bạn quan tâm đến công việc này.
Ví dụ: “Tôi biết đến vị trí này qua LinkedIn của công ty vì tôi đã theo dõi trang được một thời gian. Tôi thực sự đam mê công việc mà công ty đang trong lĩnh vực X, Y và Z nên tôi rất hào hứng nộp đơn. Các kỹ năng cần thiết rất phù hợp với những kỹ năng tôi có và đây là cơ hội tuyệt vời để tôi có thể đóng góp cho công ty, cũng như là bước đi tuyệt vời tiếp theo cho sự nghiệp của tôi.”
>> Xem Thêm:
Hãy chắc chắn tìm hiểu kỹ về tổ chức và văn hóa của công ty trước cuộc phỏng vấn. Môi trường ưa thích của bạn phải phù hợp với văn hóa nơi làm việc của công ty (và nếu không, công ty có thể không phù hợp với bạn). Ví dụ: bạn có thể tìm thấy trên trang web của công ty rằng họ có cơ cấu tổ chức như thế nào hoặc họ ưu tiên sự tập thể và quyền tự do. Đó là những từ khóa bạn có thể đề cập trong câu trả lời của mình cho câu hỏi này.
Nếu người phỏng vấn tiết lộ cho bạn điều gì đó về công ty mà bạn chưa biết, chẳng hạn như “Văn hóa của chúng tôi có vẻ rất chặt chẽ từ bên ngoài, nhưng trên thực tế là một môi trường thoải mái và có ít sự cạnh tranh giữa các nhân viên,” hãy thử mô tả một trải nghiệm mà bạn đã có phù hợp với điều đó. Mục tiêu của bạn là chia sẻ tiêu chuẩn làm việc của bạn phù hợp với của tổ chức như thế nào.
Ví dụ: “Tôi thích môi trường có nhịp độ nhanh vì chúng khiến tôi cảm thấy mình luôn học hỏi và phát triển, nhưng tôi thực sự phát triển mạnh khi làm việc với các thành viên trong nhóm và giúp mọi người đạt được mục tiêu chung thay vì cạnh tranh. Lần thực tập cuối cùng của tôi là tại một tổ chức có văn hóa tương tự và tôi thực sự thích sự điều đó.”
Nhà tuyển dụng muốn biết: Bạn có giữ được tỉnh táo hay sụp đổ trước áp lực không? Họ muốn đảm bảo rằng bạn sẽ không rơi vào tình trạng khủng hoảng trước áp lực và những deadline gấp. Khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực rất được đánh giá cao.
Hãy chia sẻ một trường hợp bạn vẫn bình tĩnh bất chấp tình trạng căng thẳng. Nếu đó là một kỹ năng bạn đang phát triển, hãy thừa nhận điều đó và bao gồm các bước bạn đang thực hiện để phản ứng tốt hơn trước áp lực trong tương lai. Ví dụ: bạn có thể cho biết rằng bạn đã bắt đầu thực hành rèn luyện tâm trí để giúp bạn đối phó với căng thẳng tốt hơn.
Ví dụ: “Tôi biết rằng những tình huống căng thẳng sẽ luôn xuất hiện và tôi phải học cách vượt qua chúng. Tôi nghĩ tôi sẽ tiến bộ hơn sau mỗi trải nghiệm mới. Ví dụ, khi đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới ở công ty cũ, công việc của nhóm tôi không diễn ra theo đúng kế hoạch. Thay vì chỉ trích, phản ứng đầu tiên của tôi là tạm hoãn lại một lúc và tìm ra một số chiến lược để giải quyết vấn đề trước mắt. Trước đây, tôi có thể sẽ hoảng sợ trong tình huống đó, nên việc bình tĩnh và tự chủ là một bước tiến và giúp tôi tiếp cận tình huống một cách rõ ràng hơn ”.
Khả năng chịu áp lực và cường độ công việc cao là một điểm cộng khi phỏng vấn - Nguồn: Internet
Câu trả lời của bạn phải dựa trên nghiên cứu bạn về văn hóa công ty và công việc. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng hầu hết các môi trường đều sẽ có yếu tố làm việc nhóm trong đó.
Nhiều vị trí yêu cầu bạn phải làm việc hàng ngày với người khác, trong khi một số vai trò yêu cầu bạn phải làm việc một mình. Khi bạn trả lời câu hỏi này, hãy nêu bật những đặc điểm tốt trong tính cách của bạn và chúng phù hợp với yêu cầu công việc như thế nào. Bạn cũng có thể quan tâm đến việc trả lời câu hỏi này bằng cách nêu bật những ưu điểm và nhược điểm của cả hai tình huống.
Ví dụ: “Tôi thích kết hợp của cả hai. Tôi thích có một nhóm để cùng lập chiến lược, nhận ý kiến đa dạng và trao đổi để nhận phản hồi. Nhưng tôi cũng cảm thấy thoải mái khi đảm nhận những công việc đòi hỏi tôi phải làm việc độc lập. Tôi thấy mình làm một số công việc tốt nhất khi có thể tập trung một mình trong không gian yên tĩnh, nhưng tôi thực sự đánh giá cao việc hợp tác với các đồng nghiệp của mình để đưa ra những ý tưởng tốt nhất.”
Nhà tuyển dụng muốn hiểu cách bạn sử dụng thời gian và năng lượng của mình để duy trì năng suất và hiệu quả. Họ cũng đang tìm hiểu xem liệu bạn có phương pháp riêng để theo dõi công việc ngoài lịch trình và kế hoạch của công ty hay không. Hãy nhấn mạnh rằng bạn tuân thủ thời hạn và thực hiện chúng một cách nghiêm túc.
Hãy nêu ví dụ về một trường hợp cụ thể. Bạn có thể nói về tầm quan trọng và tính cấp bách của các dự án bạn từng thực hiện và cách bạn phân bổ thời gian cho phù hợp. Đồng thời, bạn hãy giải thích cách bạn duy trì tổ chức và tập trung vào công việc nếu được nhận.
Ví dụ: “Tôi đã quen với việc phải cân bằng các dự án trong công việc hiện tại, khi tôi thường phải chuyển giữa việc viết code phần mềm này sang phần mềm khác. Tôi sử dụng kỹ thuật đóng khung thời gian để đảm bảo tất cả đều đi đúng hướng, phân bổ lịch trên thời gian biểu cho một số nhiệm vụ nhất định. Tôi nhận thấy nó thực sự giúp tôi phân loại những việc cần hoàn thành trước và và những việc mà tôi phải làm hàng ngày.”
Hãy thể hiện bạn là người có khả năng tổ chức và quản lý thời gian tốt - Nguồn: Internet
Nhà tuyển dụng muốn biết mọi người sử dụng thời gian của mình theo những cách nhau như thế nào. Bạn không cần phải cảm thấy sợ hãi ngay cả khi bạn không dành thời gian để trau dồi kỹ năng hoặc tham gia các khóa học. Bởi vì chúng ta có thể học hỏi từ bất kỳ kinh nghiệm nào chúng ta có.
Nếu bạn dành thời gian trau dồi kỹ năng chuyên môn của mình, bạn có thể nói như sau.
Ví dụ: “Thời gian rảnh rỗi là cơ hội giúp tôi suy nghĩ về cách tôi theo đuổi sự nghiệp của mình. Tôi đọc rất nhiều tài liệu để cập nhật những ý tưởng, kiến thức mới nhất trong lĩnh vực của mình và trau dồi kỹ năng của mình bằng cách tham gia một số khóa học trực tuyến, chẳng hạn như…”.
Nếu bạn chọn dành thời gian cho việc phát triển bản thân, bạn có thể nói như sau.
Ví dụ: “Tôi đã dành khoảng thời gian đó cho những điều tôi mà tôi yêu thích. Vì vậy, tôi học cách chơi ghi-ta và viết nhật ký. Tôi cảm thấy nó giúp tôi hiểu bản thân mình hơn và cũng là cơ hợi tuyệt vời cho việc tăng sức khỏe tinh thần cũng như năng suất làm việc của mình.”
>> Xem thêm:
Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn đầu tiên, bạn nên biết mức lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển là bao nhiêu. Kiểm tra các trang web như Glassdoor, Fishbowl, Vault.com hoặc VietnamSalary của CareerViet để biết thông tin về lương. Bạn cũng có thể hỏi những người trong lĩnh vực này bằng cách liên hệ, tìm hiểu trên LinkedIn.
Nhà tuyển dụng sẽ luôn hỏi câu hỏi này vì mọi vị trí đều được lập ngân sách và họ muốn đảm bảo kỳ vọng của bạn phù hợp với ngân sách đó.
Hãy nhớ rằng, bạn nên nói về một range lương hơn là một con số cụ thể trong cuộc phỏng vấn. Tốt hơn hết là bạn nên thận trọng và đưa ra con số cao hơn một chút vì việc đàm phán đi xuống sẽ dễ dàng hơn là đi lên. Theo nguyên tắc chung, CareerViet khuyên bạn không nên hỏi về tiền lương cho đến khi người phỏng vấn đề cập đến hoặc tránh đề cập đến vấn đề đó quá sớm trong quá trình phỏng vấn.
Ví dụ: “Dựa vào những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm tôi đã tích lũy cũng như mức lương trung bình hiện tại trong ngành, tôi mong muốn mức lương khoảng ____” (sau đó điền vào mức lương mong muốn và giải thích thêm về lý do bạn phù hợp với mức lương đó).
Thận trọng khi trao đổi những vấn đề liên quan đến lương, thưởng - Nguồn: Internet
Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có thực sự quan tâm đến vị trí này hay không hay đó chỉ là một trong nhiều lựa chọn của bạn. Đơn giản, họ muốn biết liệu bạn có phải là lựa chọn hàng đầu của họ hay không. Sự trung thực là cách tốt nhất. Nếu bạn đang xin việc khác, hãy nói điều đó ra. Bạn không nhất thiết phải nói rõ nơi bạn nộp đơn trừ khi bạn đã nhận một offer khác. Nhưng họ có thể muốn biết bạn đang ở đâu trong quá trình tuyển dụng với các công ty khác.
Ví dụ: “Tôi đã ứng tuyển vào một số công ty, nhưng vị trí tại công ty này thực sự là vị trí yêu thích nhất của tôi vì…”
Gap year có thể phổ biến ở một số nước nhưng cũng có thể không đối với các nước khác. Trong một số ngành nghề, Gap Year có thể mang ý nghĩa tiêu cực (như những ngành có tốc độ phát triển quá nhanh và bạn không cập nhật kịp thời).
Hãy cho người phỏng vấn biết rằng Gap year của bạn không phải là việc trì hoãn quá trình trưởng thành mà nó làm tăng thêm giá trị cho sự tự tin và chuyên nghiệp mà bạn đang có. Dựa trên việc bạn đang ở đâu và mức độ phổ biến của gap year, nhà tuyển dụng có thể muốn nghe những câu chuyện khác nhau về những gì bạn đã làm và cách những trải nghiệm đó sẽ giúp ích và hỗ trợ vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Đưa ra lời giải thích ngắn gọn về lý do tại sao bạn quyết định nghỉ một năm, sau đó tập trung vào những gì bạn đã nhận được để giúp bạn tạo ra sự khác biệt cho tương lai của mình.
Ví dụ: “Khi tôi thi tốt nghiệp xong, tôi cảm thấy chưa sẵn sàng và chưa xác định được ngành học Đại học của mình, vì vậy tôi đã tham gia một khóa học sinh tồn trong vài tháng để xác định mục tiêu của mình. Nó có vẻ hơi ngẫu nhiên, nhưng thời gian đó đã thực sự giúp tôi phát triển rất nhiều kỹ năng mới như kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp,... Bên cạnh đó, tôi cũng nhận ra rằng tôi muốn có được một chứng chỉ/bằng cấp (nêu cụ thể) để phù hợp với đam mê của mình (hãy nói đó là gì).”
CareerViet hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về những câu hỏi xin việc thường xuất hiện trong các buổi phỏng vấn. Hãy nhớ rằng, để tạo ấn tượng thuyết phục, bạn cần trả lời từng câu hỏi một cách bình tĩnh nhưng luôn cho nhà tuyển dụng thấy nhiệt huyết của mình. Sự thực hành trước và sự chuẩn bị tỉ mỉ sẽ giúp bạn tự tin và kiểm soát tốt, tăng cơ hội trở thành ứng cử viên tiềm năng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. CareerViet chúc bạn sẽ có một buổi phỏng vấn thật thành công!
Tìm Việc Làm Bình Dương | Việc Làm Bình Định | Việc Làm Long An | Việc Làm Vũng Tàu | Tìm Việc Làm Đà Nẵng | Việc Làm Đồng Tháp | Việc Làm Sóc Trăng | Việc Làm Ninh Thuận | Việc Làm Bắc Ninh | Việc Làm Thủ Đức | Việc Làm Vĩnh Long | Việc Làm Cà Mau | Việc Làm Hà Nam | Việc Làm Kiên Giang | Tuyển Dụng Việc Làm Tphcm
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này