Nghề đầu bếp và cẩm nang nghề nghiệp hữu ích mới nhất 2023

Lượt xem: 30,073

Đầu bếp là danh xưng để chỉ công việc chế biến và mang những món ăn ngon, hương vị hấp dẫn đến cho các thực khách. Trên thị trường việc làm hiện nay, nghề đầu bếp là nghề chưa bao giờ ngừng hot bởi vì nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao cấp và liên tục đổi mới. Với những ai đang có mong muốn theo đuổi ngành nghề này thì việc quan tâm đến phẩm chất cũng như kỹ năng cơ bản của đầu bếp là yếu tố rất quan trọng. Bài viết dưới đây của CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này nhé!

nghề đầu bếp

1. Nghề đầu bếp là gì?

Đầu bếp là người có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ nấu nướng để tạo ra các món ăn tại các như nhà hàng, khách sạn hay bếp ăn của các công ty. Ngoài ra việc làm bếp còn thực hiện một số công việc khác như lên menu hoặc giám sát trong nhà bếp.

Người đầu bếp chuyên nghiệp cần được đào tạo bài bản
Người đầu bếp chuyên nghiệp cần được đào tạo bài bản

Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần phải được đào tạo những kiến thức về ẩm thực, thành thạo các kỹ năng cũng như phương pháp chế biến món ăn. Thực tế, người đầu bếp không chỉ trực tiếp sáng tạo hay chế biến các món ăn mà còn phụ trách các công việc liên quan đến khu vực bếp như tạo menu món ăn, xác định chi phí, giá cả nguyên liệu, theo dõi lượng hàng tồn kho, đặt hàng thực phẩm, tuyển dụng nhân sự cho bộ phận bếp,...

Có nên học nghề đầu bếp không?

Nghề đầu bếp thuộc nhóm nghề “hot” vì nhiều người cho rằng ngành này dễ học và dễ kiếm tiền. Đi kèm với những cơ hội phát triển lý tưởng là những “nỗi khổ” nghề đầu bếp mà ít ai biết đến. Cơ bản nhất, làm bếp yêu cầu bạn phải có sức khỏe tốt, sự kiên định, bền bỉ và yêu nghề mới có thể phát triển lâu dài được với ngành nghề này.

Phần lớn đầu bếp bắt đầu sự nghiệp của họ từ vị trí thấp nhất với những việc đơn giản như lặt rau, rửa chén và mức độ áp lực công việc sẽ tăng dần qua từng ngày. Điều này khiến không ít người bỏ nghề từ những năm đầu tiên.

Ngoài ra, đầu bếp thường phải đối mặt với tăng ca và làm ca đêm vào những dịp lễ, Tết. Khối lượng công việc có thể trở nên nhiều hơn khiến người bếp trưởng không xoay sở kịp có thể dẫn đến khách hàng phàn nàn, điều này tạo nên áp lực vô hình cho nhân viên làm bếp.

Chưa hết, môi trường làm việc “ô nhiễm” khói và mùi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên bếp. Vì là nghề có tính thực hành cao nên học viên luôn phải nâng cao tay nghề và cải tiến công thức nấu nướng của mình để được nhiều thực khách biết đến hơn.  

>>Xem thêm: Đầu bếp chuyên nghiệp - phụ nữ ơi tại sao không?

 

2. Mô tả chi tiết công việc của đầu bếp hằng ngày

2.1 Rà soát, chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết, xử lý thực phẩm

Trước khi bắt đầu chế biến làm nên món ăn ngon đầy chất lượng thì việc rà soát, chuẩn bị các nguyên liệu là yếu tố không thể thiếu. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu bếp phải luôn kiểm tra tủ chứa đồ để biết được tình trạng về hạn sử dụng, nguyên vật liệu có đang gặp vấn đề gì không. Ngoài ra, các đầu bếp cần phải thường xuyên kiểm tra các kho chứa đồ ăn để nắm bắt các thông tin về số lượng, khối lượng, hạn chế tình trạng thâm hụt thực phẩm.

2.2 Chế biến món ăn

Các quy trình để làm nên món ăn như sơ chế trước khi chế biến đều là nhiệm vụ cơ bản của đầu bếp. Để đánh giá một đầu bếp có tay nghề cao hay không thì phải thưởng thức qua các món ăn mà họ làm. Một đầu bếp giỏi sẽ luôn biết cách tạo ra các món ăn ngon từ những nguyên liệu đơn sơ, thông thường nhất.

Bên cạnh hương vị hấp dẫn thì khâu trang trí cũng là yếu tố rất được chú trọng bởi nó thể hiện con mắt thẩm mỹ của người đầu bếp.

2.3 Bảo quản các thiết bị nhà bếp

Đối với các đầu bếp, việc giữ gìn tốt các thiết bị nhà bếp sẽ phần nào giúp cho quá trình chế biến các món ăn trở nên an toàn khi đến với thực khách. Sau khi quá trình chế biến các món ăn kết thúc, các đầu bếp sẽ dọn dẹp và bảo quản các trang thiết bị.

Đối với những nguyên liệu còn tồn lại, đầu bếp sẽ dự trữ vào tủ lạnh và ghi rõ thời gian hạn sử dụng. Trang thiết bị dụng cụ tại nhà bếp sẽ được vệ sinh sạch sẽ, hong khô và sắp xếp gọn gàng vào trong ngăn tủ.

Mô tả chi tiết công việc của người đầu bếp
Mô tả chi tiết công việc của người đầu bếp

2.4 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm không phải là điều hiếm gặp. Do đó, trong mỗi món ăn của khách hàng đều cần đảm bảo sự an toàn thực phẩm. Người đầu bếp chính là người sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này. Họ sẽ phải hướng dẫn các nhân viên khác thực hiện thao tác dọn dẹp, khử trùng cho khu vực bếp nấu ăn nhằm đem lại không gian sạch sẽ để chế biến thực phẩm.

2.5 Một số nhiệm vụ khác

Bên cạnh các hoạt động trên người đầu bếp còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác như:

- Kiểm kê hàng hóa khi xuất các danh mục hóa đơn, nguyên vật liệu nhập vào.
- Luôn kiểm tra các thiết bị trong bếp như tủ lạnh, kho chứa đồ, bếp gas,...
- Phối hợp thực hiện với yêu cầu của cấp trên.
- Bàn giao các công việc kỹ càng cho đầu bếp ca sau.

3. Những yêu cầu cơ bản để trở thành người đầu bếp chuyên nghiệp

3.1 Kiến thức

Ngoài việc trang bị những kiến thức cơ bản về ẩm thực, nghề đầu bếp còn phải thực hiện một số công việc khác như chuẩn bị nguyên vật liệu, chế biến, nấu nướng, lên menu, bày trí món ăn,... Vì vậy, để có thể theo đuổi nghề đầu bếp lâu dài, bạn phải luôn trau dồi kiến thức và liên tục rèn luyện những kỹ năng mềm nhằm đáp ứng tình hình công việc thực tế.

3.2 Sự chăm chỉ, tinh thần học hỏi

Người đầu bếp cần có sự chăm chỉ và tinh thần học hỏi, tìm hiểu công thức nấu ăn ở nhiều nguồn khác nhau để mở mang kiến thức, trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp trong tương lai. Việc bản thân tự học sẽ đem lại rất nhiều kết quả tích cực tạo nên những món ăn lạ mang phong cách riêng của chính bạn.

3.3 Tính tỉ mỉ, thận trọng trong công việc

Ngành chế biến thực phẩm luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong công việc. Do đó, ở bất cứ khâu chế biến nào bạn đều phải tuân theo các nguyên tắc được quy định để tránh xảy ra các sự cố. Việc thận trọng này không chỉ giúp công việc của bạn sẽ được đảm bảo an toàn mà còn đem lại những mặt tốt trong thao tác làm việc của người đầu bếp.

3.4 Khả năng nhạy cảm với mùi vị

Một người đầu bếp giỏi phải hiểu rõ về ẩm thực đặc biệt là cảm nhận tốt về mùi vị. Kỹ năng này phải được trau dồi qua từ những kinh nghiệm thực tế cùng sự hướng dẫn từ các thầy cô giỏi. Thực hành nhiều kết hợp cùng các kiến thực có được theo thời gian sẽ đem đến cho bạn những cơ hội đáng mơ ước.

3.5 Kỹ năng sáng tạo

Chế biến các món ăn cũng như việc vẽ nên một bức tranh nghệ thuật mỹ miều, tất cả đều đòi hỏi sự sáng tạo đột phá. Mỗi người đầu bếp sáng tạo nên các món ăn thông qua cách bày trí đẹp cũng đã nói lên dấu ấn riêng của họ. Kỹ năng sáng tạo ở tùng món ăn sẽ đem đến cho thực khách những trải nghiệm mới mẻ, cảm nhận được nét riêng của từng món ăn mà đầu bếp chuẩn bị.

Làm nghề đầu bếp cần trang bị những kỹ năng gì?
Làm nghề đầu bếp cần trang bị những kỹ năng gì?

3.6 Kỹ năng tổ chức, quản lý

Quá trình phát triển sự nghiệp về lâu dài đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng tổ chức và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến nghề bếp. Kỹ năng quản lý mang đến sự hiệu quả trong công việc, giúp bạn nắm rõ các thông tin chi tiết. Yếu tố này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của chính mình cũng như công việc chung của bộ phận bếp.

3.7 Kỹ năng lập kế hoạch

Nghề đầu bếp thường được tuyển dụng tại các khu vực du lịch, nghỉ dưỡng, sự kiện. Chính vì thế, trong các buổi tiệc bạn cần phải phối hợp với những yêu cầu từ cấp trên và khách hàng để mang đến những món ăn ngon, bày trí đẹp mắt. Đảm bảo không xảy ra các sơ suất thiếu hụt đồ ăn hay là lên món chậm trễ gây khó chịu cho mọi người.

3.8 Kỹ năng q​uản lý tài chính

Kỹ năng quản lý tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn đo lường chi phí, tính toán phù hợp giá thành cho từng món ăn. Từ đó bạn có thể đề xuất các kế hoạch giá thành của các món ăn, nâng cao lợi nhuận chi phí.

4. Cơ hội nghề nghiệp của nghề đầu bếp

Nhu cầu tuyển dụng đầu bếp trên thị trường việc làm hiện nay
Nhu cầu tuyển dụng đầu bếp trên thị trường việc làm hiện nay

Xu hướng nền kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó ngành du lịch dịch vụ đang có những ảnh hưởng đáng kể. Nhu cầu của con người về thưởng thức ẩm thực đang ngày càng tăng tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng,... Kéo theo đó, nhu cầu tuyển dụng đầu bếp tại các khách sạn cao cấp kèm với mức lương cao cũng đang thu hút rấ nhiều lao động.

Nhìn vào thực tế, đa số các đầu bếp trưởng tại resort là người nước ngoài, vậy tại sao bạn không nắm bắt cơ hội nghề nghiệp này? Đầu bếp Việt Nam khá ít do đó bạn hãy tìm hiểu về nghề đầu bếp, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, khẳng định vị thế của mình đối với vị trí công việc này.

>>> Đầu bếp đang trở thành nghề "dễ sống"

5. Học nghề đầu bếp ở đâu tốt nhất?

Để học nghề đầu bếp từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể lựa chọn những địa điểm theo gợi ý dưới đây.

Tại TPHCM, ứng viên có thể học đầu bếp tại các trường dạy nghề sau:

- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Cao đẳng Quốc tế TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Tp.HCM – Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm
- Trung tâm dạy nghề ẩm thực Netspace
- Trường hướng nghiệp Á  u.
- Trường dạy nghề ẩm thực NetSpace.
- Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn.
- Trường Trung cấp nghề Quản lý khách sạn Việt Úc – VAAC.
- Trường Trung cấp nghề du lịch Khôi Việt.

Học nghề đầu bếp ở đâu?
Học nghề đầu bếp ở đâu?

Tại Hà Nội, những người có niềm đam mê với nghề đầu bếp có thể học và thực hành tại các địa điểm sau:

Học viện Quốc tế CHM.

- Học viện Quốc tế CHM.
- Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.
- Cao đẳng Công thương Việt Nam.
- Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Cao đẳng Kinh tế & Kỹ thuật thương mại.
- Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội.
- Cao đẳng Công nghệ & Thương mại Hà Nội.
- Trường Cao đẳng Văn Lang
- Cao đẳng quốc tế Hà Nội
- Cao đẳng quốc tế Pegasus
- Trung cấp nghề nấu ăn – Nghiệp vụ Du lịch và Thời trang Hà Nội

Tại thành phố Đà Nẵng, các bạn có đam mê gắn liền với phòng bếp có thể theo học ở các trường dạy nghề sau:
- Cao đẳng quốc tế Pegasus
- Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm
- Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng
- Cao đẳng nghề Việt Úc Đà Nẵng
- Trung tâm dạy nghề ẩm thực Netspace

>>Xem thêm: Nấu ăn – Nghề có thu nhập cao

 

6. Mức lương của nghề đầu bếp hiện nay bao nhiêu?

6.1 Thực tập sinh nghề đầu bếp

Trên con đường theo đuổi nghề đầu bếp, vị trí đầu tiên mà bạn có thể trải nghiệm là thực tập sinh. Nhiệm vụ chủ yếu dành cho vị trí này là thực hiện các công việc theo phân công như chế biến các món ăn đơn giản, dọn dẹp bếp, tuân thủ quy định về vệ sinh an toan thực phẩm trong không gian bếp. Mức lương dành cho người mới bắt đầu từ 1 - 1,5 triệu/ tháng.

6.2 Đầu bếp mới vào nghề

Yêu cầu của đầu bếp mới vào nghề là các bạn vừa hoàn thành xong các khóa học hay đạt chứng chỉ về nghề bếp có ít thời gian để làm việc chính thức. Do vậy, các vị trí bạn có thể được phân công gồm phụ bếp, trợ lý bếp. Các nhiệm vụ này không quá khó khăn và mức lương sẽ dao động từ 4 - 7 triệu đồng/ tháng.

6.3 Đầu bếp đã có từ 2 - 5 năm kinh nghiệm

Với những người làm nghề bếp đã có từ 2 - 5 năm kinh nghiệm, tương đương với năng lực mức lương sẽ khá cao rơi vào khoảng 10 - 20 triệu đồng/tháng. Nhiệm vụ của họ cũng sẽ có liên quan nhiều đến nghiệp vụ chuyên môn, đòi hỏi tính chính xác và khả năng chế biến.

6.4 Đầu bếp danh tiếng

Sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cống hiến cho nghề bếp của bạn sẽ được đáp lại bằng danh hiệu đầu bếp danh tiếng. Những người đầu bếp danh tiếng này thường sở hữu kỹ thuật chế biến món ăn độc đáo, sự sáng tạo trên mỗi món ăn và được nhiều khách hàng yêu thích. Mức lương xứng đáng dành cho họ dao động từ 40 - 50 triệu đồng/tháng.

>>> Tham khảo chi tiết về mức lương đầu bếp tại đây.

7. Lộ trình thăng tiến của nghề đầu bếp

7.1. Phụ bếp (Kitchen helper)

Nhiệm vụ chính của việc làm phụ bếp chính là dọn dẹp, sơ chế, chuẩn bị các nguyên vật liệu trước cho những giờ làm việc. Dựa vào quy mô cũng như các khu vực khách sạn, nhà hàng mà số lượng phụ bếp có thể lên đến 10 người. Vị trí phụ bếp thường không yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Mức lương thông thường ở vị trí này thường từ 4 - 4.5 triệu đồng/ tháng.

7.2 Bếp chính/Đầu bếp (Cook)

Vị trí Bếp chính/Đầu bếp thường yêu cầu từ 1 - 2 năm kinh nghiệm tại vị trí phụ bếp. Đảm nhận bếp chính bạn sẽ làm các công việc như chuẩn bị nguyên vật liệu cho quy trình nấu ăn, chế biến các món ăn có trong thực đơn, bày trí các món ăn theo hướng dẫn của Bếp trưởng. Mức lương sẽ dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

7.3 Phó ca (Demi Chef)

Tại ví trí Phó ca hay Tổ phó thường sẽ phụ trách các công việc như phân chia khâu chế biến thực phẩm, món ăn trong thực đơn. Đồng thời hỗ trợ Tổ trưởng các công việc  khác nhằm đảm bảo khu vực thức ăn luôn được trang bị đầy đủ. Mức lương của Phó ca dao động từ 7 - 9 triệu/tháng.

7.4 Trưởng ca (Chef de Partie)

Trong mỗi nhà hàng/khách sạn các khu vực resort nghỉ dưỡng lớn đều có khá nhiều Trưởng ca để phụ trách các nhiệm vụ khác nhau như chế biến sốt, chế biến nướng, hấp các món ăn,.... Nhu cầu tuyển dụng trưởng ca tại các nhà hàng cao cấp đang rất cao, mức lương thông thường từ 9 - 11 triệu đồng/tháng.

7.5 Bếp phó (Sous Chef)

Khi bếp Trưởng vắng mặt thì vị trí Bếp phó sẽ có nhiệm vụ quản lý các công việc trong bếp. Bên cạnh đó, bếp phó sẽ theo dõi lượng hàng tồn kho trong bếp và training các nhân viên chưa có kinh nghiệm. Với những nơi có quy mô hoạt động lớn sẽ có nhiều Bếp phó, mỗi Bếp phó sẽ đảm nhận nhiệm vụ riêng ở từng bộ phận khác nhau. Mức lương của Bếp phó từ 12 - 15 triệu đồng/tháng.

7.6 Bếp trưởng (Head Chef)

Bếp trưởng là vị trí cao nhất trong nghề bếp, nắm giữ quan trọng tại các khu vực nhà hàng, khách sạn cao cấp. Họ là người nắm quyền quản lý toàn bộ không gian bếp, đề xuất menu đặc biệt cho nhà hàng. Làm việc tại vị trí quyền lực này yêu cầu đầu bếp phải là người dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng chế biến xuất sắc và là người biết cách quản lý nhân sự, phân công công việc hợp lý,.... Mức lương của vị trí Bếp trưởng thường dao động từ 15 - 20 triệu đồng/ tháng.

Một số câu hỏi liên quan đến nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp là gì?

Đầu bếp là người có kiến thức và nghiệp vụ nấu nướng tại các cơ sở ăn uống, nhà hàng, khách sạn hoặc bếp ăn của công ty,... Người làm nghề đầu bếp đã được đào tạo bài bản và có chứng chỉ nấu ăn hoặc được truyền nghề bởi đầu bếp có tiếng đã được báo chí biết đến và được công nhận tầm quan trọng trong ngành nghề này.

Yêu cầu của nghề đầu bếp?

Nghề đầu bếp yêu cầu bạn phải có sức khỏe và sự dẻo dai tốt. Một trong những tính cách một người đầu bếp cần có là tỉ mỉ để rà soát, bảo quản và chế biến món ăn. Ngoài ra, họ phải biết tổ chức và biết lên kế hoạch trước khi bước vào ca làm việc của mình.

Hy vọng qua bài viết về nghề Đầu bếp này sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ về lộ trình thăng tiến của công việc đầu bếp, các chức vụ cho người mới bắt đầu cũng như các mức lương cho từng vị trí. Nếu bạn đang có ý định tìm việc làm Đầu bếp thì hãy truy cập ngay CareerViet.vn để tìm kiếm các cơ hội làm việc hấp dẫn nhất nhé!

 

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A
CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A

Lương : 17 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

TÜV Rheinland Vietnam
TÜV Rheinland Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hưng Yên

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7
CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7

Lương : 12 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM

Lương : 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP Nội Thất AKA
Công ty CP Nội Thất AKA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam
Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 20 Tr - 37,5 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Sóc Trăng | Trà Vinh

Xuân Cầu Holdings
Xuân Cầu Holdings

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN ( JICA) TẠI VIỆT NAM
CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN ( JICA) TẠI VIỆT NAM

Lương : Lên đến 1,000 USD

Hồ Chí Minh

Diag Laboratories
Diag Laboratories

Lương : 40 Tr - 55 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ISTAR
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ISTAR

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback