Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 6,628
Nguồn nhân lực được coi là lực lượng nòng cốt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc và sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, quản lý nhân sự là bài toán khó với bất kỳ doanh nghiệp và nhà quản lý nào. Tham khảo bài viết dưới đây để quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn nhé.
Quản lý nhân sự là việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên con người của một tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả và hợp lý. Bộ phận nhân sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động sao cho phát huy tối đa nhân lực và đảm bảo sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự là gì? (Nguồn: Internet)
Thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, giám sát và đánh giá nhân viên, nhà quản lý nhân sự giúp xây dựng một đội ngũ chất lượng, tạo nên khối sức mạnh hùng hậu, mang lại lợi ích hướng đến sự duy trì và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, công việc quản lý nhân sự đòi hỏi sự hiểu biết về con người, đặt con người là trung tâm của sự phát triển.
Xem thêm:
Theo khảo sát của trang VietnamSalary, trung bình mức thu nhập của quản lý nhân sự hiện nay khoảng từ 10 đến 16 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng. Tùy theo kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp mà mức lương có thể chênh lệch. Ngoài ra, để xác định chi tiết hơn mức lương gross - net, tham khảo tại CareerViet để tính toán một cách chính xác nhất.
Do đặc thù chuyên môn làm việc nhiều về con người nên học ngành quản trị nhân sự tại các trường đại học, cao đẳng sẽ là lợi thế giúp nhà quản lý nhân sự được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Tuy nhiên, nếu chuyển nghề từ ngành khác, các khóa học đào tạo về quản lý nhân sự hiện nay cũng là lựa chọn hữu ích cho nhiều người.
Xem thêm:
Tuyển dụng ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp được xem là khâu quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự. Các bước tuyển dụng có thể thay đổi linh hoạt tùy theo vị trí tuyển dụng hay yêu cầu của doanh nghiệp tuy nhiên nhà quản lý nhân sự cần lên kế hoạch tuyển dụng bài bản để thu hút ứng viên tiềm năng. Tiếp đến, nhà quản lý sẽ phân bổ nhiệm vụ cho cấp dưới là người trực tiếp triển khai tuyển dụng nhưng vẫn đảm bảo trong sự giám sát của nhà quản lý.
Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp (Nguồn: Internet)
Sau khi tuyển dụng nhân sự thành công, việc quản lý hiệu suất công việc là bước quan trọng không thể thiếu trong vai trò của nhà quản lý nhân sự. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện quy trình quản lý hiệu suất bao gồm các bước: lập kế hoạch, giám sát, đánh giá và tuyên dương, khen thưởng. Quy trình này là sự phối hợp của nhiều phòng ban và các cấp khác nhau. Tuy nhiên, quản lý hiệu suất thành công xuất phát chính từ đóng góp của bộ phận nhân sự mà trong đó người đứng đầu là nhà quản lý nhân sự.
Thông qua việc đánh giá hiệu suất công việc của từng nhân viên, nhà quản lý nhân sự có thể nắm bắt được điểm mạnh, yếu của mỗi người để từ đó giúp nhân viên cải thiện và hoàn thành công việc tốt hơn. Đồng thời, nhà quản lý có thể phân loại được năng lực, thái độ của mỗi nhân viên để loại bỏ nhân viên thiếu ý chí nỗ lực, cố gắng.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trách nhiệm của nhà quản lý nhân sự là xây dựng kế hoạch chi tiết về ngân sách, thời gian, nội dung đào tạo và đối tượng tham gia. Để từ đây, thông qua các khóa đào tạo về chuyên môn và kỹ năng, nhân viên không chỉ cải thiện hiệu quả công việc, gia tăng năng suất lao động mà còn gắn kết, phối hợp làm việc với nhau tốt hơn.
Sự thiếu ổn định nhân sự là vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào. Với những tình huống này, nhà quản lý nhân sự đảm nhận vai trò lập kế hoạch dự phòng, đặc biệt là trường hợp nhân viên nghỉ đột ngột. Hơn nữa, với các vị trí cấp cao trong ban lãnh đạo, việc chuẩn bị ứng viên dự phòng càng quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Tuy nhiên, để hạn chế những tình huống này xảy ra, nhà quản lý nhân sự luôn chú trọng từ khâu tuyển dụng đến quản lý, đào tạo để duy trì sự gắn bó lâu dài của nhân viên.
Chế độ đãi ngộ tốt chính là chìa khóa quan trọng giúp giữ chân và tạo động lực cho nhân viên trong công việc. Do đó, nguyên tắc đầu tiên khi nhà quản lý nhân sự phân bổ quyền lợi và phúc lợi cho nhân viên là đảm bảo công bằng và minh bạch. Công bằng trong chế độ lương thưởng để thu hút nhân tài. Minh bạch khi đặt ra tiêu chuẩn khen thưởng để tạo động lực cho nhân viên. Các quyền lợi khác như thời gian làm việc, bảo hiểm, thai sản… cũng là yếu tố quan trọng mà nhà quản lý không nên xem nhẹ.
Với số lượng nhân viên lớn, nhiều phòng ban và trách nhiệm khác nhau, nhà quản lý nhân sự cần xây dựng hệ thống thông tin nguồn nhân lực một cách bài bản để phục vụ cho việc theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc. Một hệ thống thông tin nhân lực hoàn chỉnh sẽ giúp quản lý nhanh chóng và hiệu quả. Cũng nhờ đó, nhà quản lý nhân sự có thể đánh giá năng lực của nhân viên để đề xuất phương án và chiến lược thay đổi hợp lý.
Hệ thống thông tin nguồn nhân lực (Nguồn: Internet)
Trong thời đại công nghệ 4.0 và sự bùng nổ của Covid-19, xu hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Khi dữ liệu nhân viên được đưa lên nền tảng số, nhà quản lý nhân sự dễ dàng giám sát và đánh giá nhân viên mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ vậy, với nhiều phần mềm thông minh hiện nay, các số liệu, báo cáo được phân tích giúp nhà quản lý nhân sự đưa ra quyết định sáng suốt hơn, xây dựng chiến lược đúng đắn và thậm chí có thể đưa ra dự báo trong tương lai.
Xem thêm:
Một hệ thống thông tin nhân sự đầy đủ là công cụ hữu ích phục vụ cho quá trình theo dõi, đánh giá hiệu suất nhân viên cũng như để bất cứ trường hợp nào cần thì có thể lấy dữ liệu nhanh chóng nhất. Do đó, một hệ thống chi tiết cần các thông tin sau:
Để thu hút ứng viên tài năng và kiểm soát nhân sự, nhà quản lý cần xây dựng một quy trình chuyên nghiệp, hiệu quả. Mỗi mô hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có một quy trình khác nhau nhưng nhìn chung, nhà quản lý nên lưu ý một số điểm sau:
Một bản mô tả công việc rõ ràng sẽ giúp nhân sự xác định khối lượng công việc và nhiệm vụ được giao. Đồng thời, nhân viên giữa các phòng ban không bị chồng chéo các công việc với nhau mà vẫn đảm bảo thực hiện đủ các đầu việc cần làm. Nhờ đó, nhà quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu suất nhân viên một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Để xây dựng bản mô tả công việc chi tiết, nhà quản lý cần dựa trên năng lực của nhân viên để phân công nhiệm vụ hợp lý giúp nhân viên phát huy tối đa điểm mạnh, mang lại kết quả công việc tốt nhất.
Mục tiêu là kim chỉ nam định hướng hoạt động của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy từng cá nhân nỗ lực đạt được nhằm hướng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu càng rõ ràng, thực tế, khả năng đạt được càng cao, thành công càng lớn. Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thành tích hợp lý để nhân viên dựa vào đó cố gắng thực hiện.
Mỗi phòng ban nên lập bảng đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân sự với các tiêu chí đã đề ra theo từng giai đoạn cụ thể (tháng, quý, năm…). Việc đánh giá thường kỳ đem lại cái nhìn bao quát về năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên, từ đó có những chính sách khen thưởng, cải thiện điểm yếu kém, khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, công ty ngày càng phát triển hơn.
Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự (Nguồn: Internet)
Ngày nay, với nguồn nhân lực lớn trên thị trường, cơ hội làm việc ngành nhân sự ngày càng cạnh tranh. Đặc biệt, với sinh viên mới tốt nghiệp, cơ hội tìm kiếm việc làm lại càng khó khăn. Tuy nhiên, đến với CareerViet , có hàng trăm vị trí tuyển dụng từ thực tập sinh, chuyên viên đến quản lý trong ngành nhân sự. Truy cập ngay CareerViet để cập nhật việc làm nhân sự hiện nay. Bên cạnh đó, bộ công cụ tiện ích Careermap.vn, CVhay.vn giúp ứng viên tìm kiếm lộ trình phát triển phù hợp cho bản thân và thiết kế CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng.
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây, CareerViet sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm thành công trong hành trình quản lý nhân sự, xây dựng đội ngũ hùng mạnh cho doanh nghiệp nhé!
Nguồn: CareerViet