Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 9,808
RSM là gì? Hầu hết những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh đều thắc mắc về cụm từ này. Thực tế, RSM chính là từ viết tắt của cụm danh từ Regional Sales Manager. Khi dịch sang tiếng Việt thì RSM được sử dụng để chỉ vị trí Quản lý kinh doanh vùng hoặc giám đốc kinh doanh vùng trong hệ thống tổ chức của doanh nghiệp hay công ty chuyên về mảng kinh doanh.
Đây là chức vụ có vai trò quản lý cao cấp trong nhóm kinh doanh. Họ là những người sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và lên kế hoạch cho việc kinh doanh những mặt hàng tại các khu vực cấp vùng được quản lý bởi công ty, doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, RSM cũng sẽ có nhiệm vụ quản lý những nhóm nhỏ bán hàng trong khu vực theo sự phân công, chỉ định của doanh nghiệp. Quản lý kinh doanh vùng cần đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi và tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp đó dựa theo sự vạch định rõ ràng, chi tiết và cụ thể của những bản kế hoạch mang tính khả thi tại khu vực được phân công.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong đời sống
RSM là gì? Đây là vị trí quản lý kinh doanh vùng trong hệ thống tổ chức của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
RSM đóng vai trò cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp hay tổ chức chuyên về lĩnh vực kinh doanh. Vậy, nhiệm vụ cụ thể của RSM là gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Dưới đây là những mảng công việc mà một quản lý kinh doanh vùng cần phải đảm nhiệm.
Đảm nhiệm việc lên kế hoạch nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ chính của một RSM. Họ sẽ là người thành lập và xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh về kỹ năng và chuyên môn để cùng nhau sát cánh, triển khai thực hiện các kế hoạch bán hàng đã được vạch định rõ ràng trước đó. RSM sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng và lựa chọn các ứng viên có đủ các yêu cầu phù hợp với công việc. Họ cũng sẽ là người tiến hành huấn luyện và đào tạo các kỹ năng, theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm nhân sự cấp dưới một cách công tâm, thưởng phạt rõ ràng.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo là gì? Các loại trí tuệ nhân tạo (AI) và ví dụ
RSM đảm nhiệm việc lên kế hoạch nguồn nhân lực (Nguồn: Internet)
Nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của việc kinh doanh luôn phát triển đúng với hướng đi đã vạch sẵn trước đó, đạt được hiệu quả cao thì RSM còn cần đảm nhận vai trò giúp xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh chi tiết và cụ thể.
Quản lý kinh doanh vùng cần chuẩn bị, tiến hành và hoàn thiện kế hoạch hành động kinh doanh theo một cách hữu hiệu nhất, thực hiện đúng những tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. RSM cũng cần xác định và tìm kiếm những xu hướng mới trên thị trường để có những sự điều chỉnh phù hợp nhất, đảm bảo việc các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
Xem thêm các CV mẫu đẹp, ấn tượng tại:
Để đáp ứng những mục tiêu kinh doanh và tài chính thì RSM cũng cần thực hiện theo các yêu cầu có trong danh mục chuẩn bị ngân sách theo từng năm, xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý, phân tích những phương sai và tiến hành thực hiện giải pháp sao cho phù hợp nhất. RSM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập những mục tiêu kinh doanh dựa trên việc hoạch định kế hoạch bán hàng và những hạn ngạch cho từng khu vực để hỗ trợ đội ngũ nhân viên một cách tối đa cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chatbot AI là gì? 6 trang web tạo chatbot AI tốt nhất hiện nay
RSM cũng cần đảm bảo mục tiêu về mặt kinh doanh và tài chính (Nguồn: Internet)
Công việc của RSM là gì? Ngoài những nhiệm vụ trên thì quản lý kinh doanh vùng còn cần phải hoàn thành những mục tiêu trong kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh, đưa ra những sáng kiến về việc tiêu thụ sản phẩm mới bằng những hoạt động như sau:
Xem thêm: Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách công việc gì?
Những kỹ năng cần có để trở thành một RSM là gì cũng là thông tin được nhiều người quan tâm. Cụ thể, để trở thành một RSM chuyên nghiệp, bạn cần đảm bảo những yêu cầu như sau:
Kiến thức chuyên môn là kỹ năng không thể thiếu nếu muốn trở thành một RSM chuyên nghiệp. Bạn không thể thăng tiến và ngồi ở một vị trí ca cấp như RSM mà không vững kiến thức chuyên sâu về kinh doanh. Do đó, các kiến thức thuộc những mảng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu,... là những thông tin mà bạn cần tìm hiểu kỹ càng.
Xem thêm: AI Marketing là gì? Ứng dụng và lợi ích của AI trong Marketing hiện nay
Kiến thức chuyên môn vững vàng là điều kiện tất yếu để trở thành một RSM (Nguồn: Internet)
Trong bất kể ngành nghề nào nói chung và RSM nói riêng thì đều cần đến sự đam mê trong công việc mới có thể mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội. Khi bạn thực sự có niềm yêu thích công việc của mình thì bạn mới hình thành mong muốn cống hiến và gắn bó một cách lâu dài được. Regional Sales Manager được xem là một vị trí cấp cao trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc áp lực công việc phải chịu là rất lớn. Bởi vậy, sự đam mê sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể kiên trì giữ vững vị trí đang nắm giữ này.
Kỹ năng cần thiết cần trau dồi để thực hiện nhiệm vụ của một RSM chuyên nghiệp cũng là thông tin mà bạn nên quan tâm. Dưới đây là các kỹ năng cần học tập mỗi ngày nếu muốn ứng tuyển cho vị trí quản lý kinh doanh vùng:
RSM chuyên nghiệp cần có kinh nghiệm kinh doanh trong khu vực (Nguồn: Internet)
Sự khác nhau giữa ASM và RSM là gì cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trong kinh doanh, bạn có thể vô tình thấy sự xuất hiện của hai cụm từ có vẻ như là giống nhau này. Trên thực tế, ASM được viết tắt của từ Area Sales Manager hay còn được gọi là Giám đốc bán hàng khu vực. Trong khi đó, RSM được viết tắt từ Regional Sales Manager và có nghĩa là Giám đốc bán hàng miền.
Nói một cách cụ thể hơn thì có thể thông qua ví dụ như sau: Thị trường Việt Nam được chia thành 6 miền và đều được quản lý bởi National Sales Manager. Mỗi miền như vậy lại được RSM chịu trách nhiệm quản lý. Dưới mỗi miền thì sẽ được phân chia thành các khu vực khác nhau và việc kinh doanh của từng khu vực sẽ do ASM đảm nhiệm.
Để đạt được thành công trong môi trường toàn cầu hóa ngày càng có nhiều sự cạnh tranh thì bạn cần kết hợp hiệu quả giữa những yếu tố chuyên môn và kỹ năng, tư duy nhạy bén trong kinh doanh. Bạn cần tích kỹ kinh nghiệm ngay từ khi còn giữ chức vụ là một Salesman. Sau khi đa có đủ các yếu tố để phát triển đến vị trí Sales Assistant thì bạn cần nỗ lực hơn nữa để giữ vai trò là Sales Manager trong công ty. Đích đến cuối cùng chính là Regional Sales Manager (RSM). Lộ trình thăng tiến đến chức vụ RSM cầm 5 năm tích lũy kinh nghiệm. Đây chính là khoảng thời gian “vàng” để bạn trải nghiệm những chức vụ khác, tích lũy và học hỏi thật nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để phục vụ cho công việc của vị trí RSM.
Xem thêm: Trợ lý ảo Google Assistant là gì? Cách mở và sử dụng như thế nào?
Lộ trình thăng tiến của RSM cần khoảng 5 năm kinh nghiệm (Nguồn: Internet)
Mức lương trung bình của vị trí RSM hiện nay thuộc top trên thị trường việc làm. Trung bình mỗi tháng, một RSM có thể nhận được 20.000.000 VNĐ. Con số cao nhất có thể lên đến 35.000.000 VNĐ mỗi tháng. Tuy nhiên, việc xác định mức lương cụ thể của quản lý kinh doanh vùng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn,...Để tìm hiểu chi tiết và kỹ càng hơn về mức lương của nhóm ngành này, bạn có thể truy cập ngay vào VietnamSalary để cập nhật các thông tin và thống kê mới nhất.
Để quá trình làm việc diễn ra ưng ý, đạt được hiệu quả như mong đợi thì RSM có thể áp dụng các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) để phục vụ cho việc kinh doanh. Cụ thể, công cụ AI hỗ trợ công việc cho RSM là gì? Bạn có thể tham khảo ngay các ứng dụng như bên dưới đây:
Chat GPT giúp RSM giao tiếp trực tuyến với các khách hàng hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Trên đây là các thông tin xoay quanh về vị trí RSM là gì? Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến nhóm ngành này để tìm được hướng đi phù hợp trong tương lai. Ngoài ra, nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo, nâng cao cơ hội trúng tuyển công việc mong muốn. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.
Nguồn: CareerViet