Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 7,607
Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo quy định thì phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Cho nên có thể hiểu rằng phụ lục hợp đồng lao động chỉ có thể sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động đó vẫn còn hiệu lực (sửa đổi, bổ sung khi hợp đồng lao động hết hiệu lực thì cũng không có giá trị).
Cũng như quy định này thì phụ lục hợp đồng lao động có thể sửa đổi, bổ sung tất cả các điều khoản của hợp đồng lao động nhưng không sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Việc muốn dùng phụ lục hợp đồng lao động để gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng (sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động) là không được phép thực hiện.
Như vậy, việc dùng phụ lục hợp đồng lao động để gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đối với một hợp đồng lao động đã hết hiệu lực là không thể thực hiện được.
Hợp đồng lao động đã hết hiệu lực thì có thể ký phụ lục hợp đồng để gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng không? (Hình từ Internet)
Như đã phân tích ở trên thì có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã ký, tuy nhiên đó có phải là cách xử lý duy nhất không?
Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Điều luật này có quy định trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì có thể tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động có thể bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc tiến hành giao hợp đồng lao động mới (tùy thỏa thuận), không nhất thiết phải ký phụ lục hợp đồng.
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; ... theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
...
Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động cho 02 người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Lưu ý, đây là mức xử phạt áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (Theo quy định tại Điều 6 Nghị định này).
Source: Thư Viện Pháp Luật
Please sign in to perform this function