Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 42,540
Khái niệm “công tác xã hội” không xa lạ với chúng ta nhưng hầu như mọi người vẫn cho đây là công việc “từ thiện” chưa có suy nghĩ đây là một ngành nghề chuyên nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này là gì? Có nên học ngành công tác xã hội không? Ra trường làm công việc gì? Mức lương bao nhiêu? Cơ hội việc làm thế nào?... Tất cả giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng CareerViet theo dõi nhé.
Ngành công tác xã hội là gì thường là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm khi chọn nghề. Đây là ngành có nhiệm vụ đặc biệt so với những ngành nghề khác vì người làm công tác xã hội có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cuộc sống. Đối tượng cần giúp đỡ có thể là người khuyết tật, trẻ em, người già, người có bệnh nan y, người nghèo… Với mục tiêu giúp những nhóm người này có thể sống tốt và hòa nhập với cộng đồng, ngành công tác xã hội mang một sứ mạng nhân văn, nhân ái và giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội.
Ngành công tác xã hội hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn được sống bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Kế hoạch sản xuất là gì? Hướng dẫn các bước lập kế hoạch sản xuất
Một số bạn vẫn còn băn khoăn học ngành công tác xã hội ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc các tổ chức nhà nước như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, cán bộ ủy ban các cấp, cơ quan bảo hiểm xã hội,... Một số vị trí thuộc ngành công tác xã hội phổ biến như:
Sau tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận vị trí nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Designer là gì? Mô tả công việc và cơ hội nghề nghiệp của Designer
Nhân viên ngành công tác xã hội phải có kiến thức xã hội, chuyên môn về tâm lý. Bên cạnh đó, nếu bạn sở hữu những tố chất sau đây thì rất phù hợp để làm việc trong lĩnh vực này:
Ngoài kiến thức chuyên môn, người làm công tác xã hội cần có: EQ cao, tính kiến nhẫn, trung thực, biết lắng nghe… (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương tương lai
Tùy vào kinh nghiệm cũng như nơi bạn làm việc, tương lai ngành công tác xã hội sẽ có mức lương khác nhau. Nhìn chung mức thu nhập tương đối ổn định, giao động từ 7 - 8 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn là việc cho các tổ chức nước ngoài thì thu nhập cao hơn so với con số trên. Bên cạnh mức lương chính bạn còn được hưởng các chế độ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… hay các phúc lợi khác tùy vào từng tổ chức. Để tham khảo mức lương ngành công tác xã hội và nhiều ngành nghề khác, hãy truy cập vào VietnamSalary.vn.
Thu nhập ngành công tác xã hội tùy thuộc vào kinh nghiệm và quy mô tổ chức nơi bạn làm việc (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Ngành truyền thông là gì? Xu hướng việc làm và các trường đào tạo
Một quốc gia muốn phát triển bền vững, bên cạnh chú trọng nền kinh tế thì còn cần tạo sự bình đẳng, công bằng và hạnh phúc cho con người. Chính vì điều này mà nhu cầu tuyển dụng ngành công tác xã hội đang tăng cao và dự đoán trong tương lai còn tiếp tục tăng.
Bạn có thể làm việc đa dạng môi trường như: các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính phủ, các tổ chức tư nhân, trường học, bệnh viện,... Đặc biệt nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này khá cao tại thị trường các nước phát triển.
Bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm khác nhau như: nhân viên xã hội học đường, nhân viên xã hội tư pháp, chuyên viên tham vấn tâm lý, nhà quản lý dự án và phát triển cộng động… Nếu không có cơ hội làm việc đúng chuyên ngành, với kiến thức có được, các bạn vẫn có thể làm các công việc khác liên quan như:
Tuyển dụng truyền thông: Cần tìm ứng viên có kỹ năng sáng tạo, viết bài tốt, và khả năng quản lý các chiến dịch truyền thông để nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Tuyển dụng chuyên viên nhân sự: Cần ứng viên am hiểu về quản lý nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường làm việc.
Tuyển dụng hành chính văn phòng: Cần nhân viên tổ chức, quản lý hồ sơ, tài liệu, xử lý công việc hành chính, hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty.
Tuyển dụng tham vấn tâm lý: Cần chuyên gia tư vấn tâm lý, có khả năng lắng nghe, phân tích và giúp đỡ các cá nhân vượt qua các vấn đề tâm lý trong công việc và cuộc sống.
Tóm lại, ngành công tác xã hội mở rộng cơ hội việc làm cho các cử nhân.
Ngành công tác xã hội học trường nào? Ngành công tác xã hội học những môn gì? Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành công tác xã hội uy tín, chất lượng. Các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên ngành công tác xã hội gồm: tâm lý học, chính sách và phúc lợi xã hội, phân tích chính sách, nền tảng của nhà nước phúc lợi, kinh tế và công tác xã hội, thực hành nghiên cứu xã hội...
Ngành công tác xã hội thi khối nào? Tùy thuộc vào trường bạn đăng ký sẽ có những khối khác nhau, nhìn chung môn thi của ngành này khác đa dạng như: C00: văn - sử - địa, C04: văn - toán, địa lí, D01: văn - toán - anh, C14: văn- toán - giáo dục công dân… Vì vậy bạn, hãy chọn lựa môn thuộc sở trường của mình để tăng phần “chiến thắng” nhé.
Để trả lời câu hỏi ngành công tác xã hội học trường nào, CareerViet gợi ý đến bạn như:
Nếu bạn yêu thích ngành này và có ý định du học thì có thể tham khảo một số trường như:
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn một trong top trường uy tín đào tạo ngành công tác xã hội (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp chi tiết
Tại Việt Nam tuy chỉ mới phát triển nhưng ngành công tác xã hội rất được sự quan tâm của chính phủ. Thủ tướng đã ký duyệt quyết định số 112/QĐ-TT đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021 – 2030. Thông qua điều này cho thấy tương lai ngành công tác xã hội sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh và mở ra nhiều cơ hội lớn cho các ứng viên.
Trên thế giới, nhất là ở những nước phát triển công tác xã hội là một ngành nghề phát triển và chuyên nghiệp. Do đó bạn hãy dành thời gian để học ngoại ngữ để chuẩn bị cơ hội nghề nghiệp thăng tiến trong tương lai.
Như vậy qua những thông tin chia sẻ trên, CareerViet hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành cũng như đưa ra quyết định có nên học ngành công tác xã hội không. Để theo đuổi ngành nghề này không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần có một tấm lòng yêu thương, bao dung, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. Để cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, nhanh nhất đừng quên truy cập ngay CareerViet bạn nhé.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function