PR là gì? Cách lên kế hoạch PR Marketing giúp tăng hiệu quả kinh doanh

Viewed: 7,033

Mạng xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ số hóa, nên truyền thông marketing mạng xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó có thể tiếp cận đến người dùng nhanh chóng và tạo nên “cơn sốt” toàn cầu chỉ trong vài giờ đăng tải trên mạng xã hội. Vậy nên ngành PR đã ra đời, vậy PR là gì, ảnh hưởng của PR đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, cùng CareerViet tìm hiểu cụ thể về ngành nghề PR Marketing - một ngành nghề hot trong marketing nhé!

PR là gì

PR là từ viết tắt của ngành Public Relations, có nghĩa theo Tiếng Việt là quan hệ công chúng. PR bao gồm các hoạt động có mục đích giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp thông qua phương tiện là các kênh truyền thông. Một số kênh truyền thông thường gặp như: Báo chí, mạng xã hội, tạo sự kiện, thư từ hay các phương tiện khác,... Những hành động này thường hướng đến việc tăng độ nhận biết thương hiệu và sản phẩm, tạo niềm tin cho người dùng.

Ngoài ra, hoạt động PR cũng là cách mà các doanh nghiệp dùng để duy trì mối liên hệ với nhóm công chúng mục tiêu, nhằm thu hút sự quan tâm của họ về sản phẩm và doanh nghiệp. Sau đó, nhóm công chúng này sẽ tiếp tục lan truyền những thông tin tích cực về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Nhờ đó, vị thế và uy tín của doanh nghiệp sẽ được củng cố trong mắt người tiêu dùng và bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, PR thường bị nhầm lẫn với quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Nhưng thực ra không phải vậy. PR là hoạt động marketing chủ yếu là giao tiếp với giới truyền thông nhằm thu hút được sự chú ý của công chúng với mục tiêu cải thiện quan điểm của công chúng về sản phẩm và doanh nghiệp.

Xem thêm: Top 15 phần mềm chatbot miễn phí tốt nhất được ưa chuộng hiện nay

PR là từ viết tắt của ngành Public Relations, có nghĩa theo tiếng việc là quan hệ công chúng

PR là từ viết tắt của ngành Public Relations, có nghĩa theo tiếng việc là quan hệ công chúng (Nguồn: Internet)

Nhân viên PR là làm gì

Nhân viên làm PR có nhiệm vụ sử dụng các kênh truyền thông và các mối liên hệ để tạo dựng và bảo vệ và gia tăng danh tiếng cho doanh nghiệp. Nhân viên PR cần phải xác định mục tiêu truyền thông, sau đó thiết lập và duy trì sự gắn kết sự hiểu biết giữa doanh nghiệp và công chúng bằng cách truyền đạt các thông điệp chính của doanh nghiệp và tìm kiếm sự ủng hộ từ bên thứ ba (những người có tiếng nói trong cộng đồng).

Bên cạnh đó, họ còn có trách nhiệm theo dõi và nghiên cứu các mong muốn và mối quan tâm hiện tại của khách hàng. Sau đó, nhân viên PR cần lập báo cáo và giải thích về hoạt động quan hệ công chúng trong doanh nghiệp. Một số công việc chính mà người làm PR sẽ phải làm là:

  • Lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược PR.
  • Hợp tác với các cá nhân, bộ phận có liên quan trong việc thực hiện hoạt động PR.
  • Liên hệ và trả lời các câu hỏi của giới truyền thông và các tổ chức, cá nhân khác.
  • Nghiên cứu, viết và phát hành các thông cáo báo chí cho những kênh truyền thông mà doanh nghiệp nhắm đến.
  • Phân tích và so sánh hiệu quả các kênh truyền thông khác nhau.
  • Biên tập nội dung như: tạp chí nội bộ, nghiên cứu các bài viết, bài phát biểu tiêu biểu, báo cáo hàng năm.
  • Chuẩn bị và giám sát quá trình sản xuất các tài liệu trong lúc PR như tờ rơi, thư giới thiệu, hình ảnh, video và các chương trình đa phương tiện.
  • Kết nối và điều phối mối quan hệ với cơ quan báo chí, truyền thông.
  • Tổ chức các sự kiện liên quan như: Mở họp báo, tạo buổi triển lãm, sự kiện khai trương,…
  • Thường xuyên cập nhật thông tin, hoạt động của công ty, bài viết mới liên quan trên website chính thức công ty.
  • Quản lý, theo dõi thông tin và tương tác với người dùng trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Khai thác các nguồn PR như cơ hội phát biểu và tài trợ.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Chủ động chăm sóc, bồi dưỡng các mối quan hệ cộng đồng bằng cách thường xuyên tham gia sự kiện hoặc đóng góp ý kiến phát triển cộng đồng.
  • Dự báo, phòng ngừa và quản lý các nguy cơ khủng hoảng truyền thông.

Xem thêm: Bạn biết gì về nhân viên tổ chức sự kiện? Những kỹ năng cần trang bị

Nhân viên làm PR có nhiệm vụ tạo dựng và bảo vệ và gia tăng danh tiếng cho doanh nghiệp

Nhân viên làm PR có nhiệm vụ tạo dựng và bảo vệ và gia tăng danh tiếng cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Ngành quan hệ công chúng có vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Vậy tầm quan trọng của ngành quan hệ công chúng đối với việc hoạt động kinh doanh hay ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp là gì? Với nhiệm vụ sử dụng các kênh truyền thông và các mối liên hệ để tạo dựng và bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động PR còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm cho khách hàng. Nhờ vậy, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng và tiến hành liên hệ với doanh nghiệp để mua hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động PR còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. Trong lĩnh vực marketing, PR là một công cụ giao tiếp linh hoạt, dùng để truyền tải các thông điệp đến khách hàng và nhóm công chúng mục tiêu. Hoạt động này sẽ giúp đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đi sâu vào nhận thức của người tiêu dùng, giúp khách hàng dễ dàng nhớ tới hình ảnh đặc trưng, nổi bật mỗi đối diện với thương hiệu.

Chiến lược PR tốt sẽ giúp cho hình ảnh thương hiệu được nâng cao trong mắt công chúng đúng theo kỳ vọng của tổ chức. Ngoài ra, chiến lược PR tốt còn giúp doanh nghiệp có những cơ hội tuyệt vời để quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp, truyền tải những thông điệp giá trị và phù hợp với hình ảnh thương hiệu giúp gia tăng giá trị thương hiệu. Ngoài ra, với mục tiêu xây dựng mối quan hệ cộng đồng, PR sẽ giúp tạo nên một mối quan hệ bền chặt giữa công chúng và thương hiệu.

Xem thêm: Chat GPT là gì? Cách sử dụng và những điều cần biết về ChatGPT

Hoạt động PR còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Hoạt động PR còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng (Nguồn: Internet)

Các loại hình PR phổ biến

Kế hoạch truyền thông: Là truyền đạt các thông tin để giúp tổ chức thực hiện được mục tiêu mong muốn, thay vì truyền đạt thông tin cho lợi ích cá nhân.

  • Quan hệ cộng đồng: Là tạo dựng danh tiếng cho một tổ chức trong cộng đồng.
  • Quan hệ truyền thông: Là việc tạo dựng mối quan hệ giữa công chúng và tổ chức.
  • Quan hệ nội bộ: Đây là loại hình quan trọng nhất trong các chiến lược PR, mục tiêu của loại hình này là giúp tạo động lực cho nhân viên trong công ty, giúp tạo sự thích thú và cảm giác được tôn trọng.
  • Truyền thông công cụ: Hay còn có tên gọi là vận động hành lang, loại hình này hoạt động bằng cách xây dựng mối quan hệ với hiệp hội thương mại, chính phủ,… với mục tiêu thay đổi một số điều khoản trong chính sách của doanh nghiệp.
  • Truyền thông khủng hoảng: Là hình thức truyền thông cần thiết cho các vụ việc rắc rối, tình huống xấu, mang tính tiêu cực sẽ xảy ra như các bê bối ở các bên liên quan, thu hồi sản phẩm,...
  • Truyền thông trực tuyến: Đây là hình thức truyền thông thường được sử dụng, mục đích của loại truyền thông này có thể là để bảo vệ hình ảnh hay quảng bá danh tiếng của công ty với hiệu suất nhanh chóng.

Xem thêm: AI Marketing là gì? Ứng dụng và lợi ích của AI trong Marketing hiện nay

Loại hình PR giúp tạo động lực cho nhân viên

Loại hình PR giúp tạo động lực cho nhân viên (Nguồn: Internet)

6 bước xây dựng chiến dịch PR hoàn chỉnh

Để xây dựng một chiến dịch PR hoàn chỉnh không phải là công việc dễ dàng, nó đòi hỏi nhân viên PR phải có kinh nghiệm và có tầm nhìn để tránh lãng phí và gây truyền thông ngược. Sau đây là 6 bước cơ bản để xây dựng chiến lược PR

Bước 1: Mục tiêu chiến lược

Xác định mục tiêu quan hệ là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Mục tiêu của chiến lược PR phải được xác định rõ ràng, chính xác và phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức hay doanh nghiệp ngay từ ban đầu. Ví dụ như bạn đang cần cải thiện hình ảnh thương hiệu hay có mục đích tăng lượt tham gia sự kiện do công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức.

Bước 2: Đối tượng khách hàng

Xác định nhóm đối tượng bạn cần giao tiếp hoặc cần tác động ảnh hưởng. Đối tượng tham gia vào chiến dịch của bạn là ai, ai sẽ là người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan, ai sẽ là người nhận được hoặc mất đi từ mối quan hệ này, bạn cần giúp ai để xây dựng một mối quan hệ.

Bước 3: Phân nhỏ chiến dịch theo từng giai đoạn

Trong việc lập chiến lược, bạn cần nghiên cứu và xem xét cách thức tiếp cận vấn đề về việc hướng tới mục tiêu. Sau đó, bạn phân nhỏ chiến dịch theo từng giai đoạn, một số hoạt động liên quan đến thông điệp truyền đạt hay những phương thức giao tiếp. Sau đó, bạn sẽ tạo ra chiến thuật (cách thức) để thực hiện chiến lược mục tiêu bằng cách xem xét nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện các chiến lược mà bạn đề ra theo đúng hướng. Các hình thức PR sẽ là vũ khí lợi hại giúp bạn dễ dàng tiến tới mục tiêu.

Bước 4: Kiểm soát ngân sách

Ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu. Lúc này, bạn cần xác định được tài chính cụ thể để có thể triển khai công việc bao gồm chi phí thuê nhân viên, thuê không gian, phương thức di chuyển, tài liệu và hình ảnh,… Lưu ý là ngân sách phải được phân bổ một cách hợp lý sao cho phù hợp với mục tiêu và hiệu quả mà bạn đã đặt ra.

Bước 5: Tiến hành chiến lược

Kế hoạch triển khai là một phần không thể thiếu trong kế hoạch, nó bao gồm các hoạt động cụ thể được yêu cầu để thực hiện các chiến lược.

Bước 6: Đo lường và đánh giá

Đo lường và đánh giá là bước quan trọng mà thường bị bỏ quên. Sau khi thực hiện, bạn cần đánh giá xem chiến dịch đã được mục tiêu ban đầu hay không. Bạn hãy xem xét các phản hồi và các ý kiến của mọi người vì nó sẽ cung cấp cho bạn những quan điểm khác về chiến lược của bạn.

Để xây dựng một chiến dịch PR cần có 6 bước cơ bản (Nguồn: Internet)
ALT: Để xây dựng một chiến dịch PR cần có 6 bước cơ bản

Sự khác nhau giữa PR và Quảng cáo

Thông thường, đối với những người không trong ngành, họ sẽ thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm PR và Quảng cáo. Mặc dù cả hai đều là hoạt động marketing nhưng về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau, cùng CareerViet phân biệt 2 hoạt động này nhé!

Hoạt động chính

Sự khác biệt của PRquảng cáo trong công tác hoạt động chính là:

  • PR gồm các hoạt động chính như: Thông cáo báo chí, sự kiện kinh doanh, talkshow, trò chuyện trực tiếp với những đối tượng quan trọng, quan hệ truyền thông, tài trợ và hợp tác trong các dự án, sự kiện.
  • Quảng cáo gồm các hoạt động chính: Quảng cáo trên truyền hình/radio, email marketing, bảng hiệu quảng cáo, quảng cáo trên social media (Facebook, Tiktok,...)

Chi phí

Với quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định phụ thuộc vào hình thức quảng cáo đã chọn. Đổi lại họ có thể biết chính xác thời gian phát sóng hay xuất bản. Trong khi đó, nhân viên PR cần tinh tế hơn trong việc để báo chí nhắc đến các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác PR là một hình thức truyền thông không cần trả phí.

Bản chất

Quảng cáo là một kỹ thuật nhằm gây sự quan tâm của công chúng với các sản phẩm, dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông. Trong khi đó, PR là một chiến lược truyền thông nhằm tạo dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và công chúng.

Mục tiêu

Mục tiêu của việc quảng cáo là thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và củng cố vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Còn mục tiêu của PR là tạo dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp.

Phân biệt giữ PR và Quảng cáo

Phân biệt giữ PR và Quảng cáo (Nguồn: Internet)

Khi nào cần PR, khi nào cần quảng cáo?

Bạn cần thực hiện PR khi:

  • Muốn tăng độ phủ về công ty dự án, sản phẩm: Thông thường, khách hàng sẽ có xu hướng chọn mua các sản phẩm họ cảm thấy quen thuộc hơn là những sản phẩm/ doanh nghiệp mà họ chưa nghe đến bao giờ.
  • Nâng cao uy tín và độ nhận diện thương hiệu: Sự uy tín và độ nhận diện thương hiệu sẽ nâng cao hơn khi các bài PR của công ty bạn bắt đầu xuất hiện trên các trang tin, trang báo, mạng xã hội uy tín, được nhiều người theo dõi.
  • Thay đổi các bài quảng cáo một chiều, đơn điệu: Thay vì chỉ có những bảng quảng cáo, TVC,… một chiều khiến khách hàng chán nản, bạn hãy vận dụng PR để đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng bằng các phương pháp đa dạng, tinh tế hơn. Bạn có thể tạo sự tương tác với khách hàng trên các nền tảng xã hội bằng bài phân tích các trường hợp từ thương hiệu, phỏng vấn nhân vật tầm cỡ,…

Bạn cần thực hiện quảng cáo khi:

  • Nhắc nhở khách hàng cũ nhớ đến sản phẩm: Theo nghiên cứu marketing cho thấy, khoảng 80% doanh thu của doanh nghiệp thường đến từ tệp khách hàng cũ và chi phí để tiếp cận họ chỉ khoảng 20% so với tệp khách hàng mới. Vậy nên, ngoài việc thu hút khách hàng mới, bạn cũng nên thường xuyên chăm sóc khách hàng “sẵn có” này.
  • Tiếp cận thêm khách hàng mới: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có thêm nhiều khách hàng mới, để làm được điều này doanh nghiệp sẽ phải thực hiện quảng cáo nhiều lần. Mục đích là để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, giúp họ nhớ đến thương hiệu và khi có nhu cầu họ sẽ tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Xây dựng thương hiệu: Khi chạy quảng cáo, hình ảnh của doanh nghiệp thường sẽ được xuất hiện ở nhiều nơi hơn, do đó dễ tiếp cận được nhiều đối tượng. Bởi vậy, đây cũng là cách xây dựng thương hiệu hiệu quả.
  • Thu hút nhân tài cho tổ chức: Để tiếp cận nhiều ứng viên tiềm năng, nhân tài phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành chạy quảng cáo.

Tóm lại, quảng cáo và PR đều là một trong những kênh truyền thông marketing giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin và kết nối với công chúng. Dù quảng cáo tốn kém nhiều chi phí nhưng có thể tiếp cận được lượng lớn người tiêu dùng nhanh chóng. Còn PR thì doanh nghiệp khó có thể kiểm soát mức độ ảnh nhưng nó miễn phí và có độ tin cậy cao, tạo tệp khách hàng chất lượng có thể chuyển đổi. Vì thế, khi thực hiện các chiến lược marketing, bạn cần hiểu rõ mục tiêu của tổ chức là gì, nên thực hiện quảng cáo và PR trong giai đoạn này để tối ưu chi phí và tạo ra doanh thu tối đa cho doanh nghiệp.

Khi nào cần PR, khi nào cần quảng cáo?

Một số công cụ AI hỗ trợ công việc PR

  • ChatBA - AI hỗ trợ tạo slide tự động theo yêu cầu: ChatBA là công cụ tạo slide tự động từ keyword, tiêu đề hoặc nội dung chính. Công cụ này vẫn đang thử nghiệm nên có nhiều hạn chế về số lượng slide và tính năng. Tuy nhiên, chất lượng slide tạo ra từ ChatBA rất đáng mong đợi.
  • ChatGPT - Chatbot hỗ trợ ngôn ngữ, viết content, trả lời câu hỏi: Với công cụ này bạn có thể hỏi và con bot sẽ trả lời các thông tin được tổng hợp từ các bài viết. Nó sẽ hỗ trợ tạo ra một bài content hoàn chỉnh, thú vị.
  • Evoto.ai - Chỉnh sửa ảnh tự động với AI: Với phần mềm Evoto.ai, bạn sẽ trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh. Chỉ với một vài thao tác đơn giản cùng bộ công cụ thông minh, bức ảnh của bạn sẽ chỉnh sửa nhanh hơn và trở nên cuốn hút và kỳ diệu.
  • Quillbot - Spin content miễn phí: Quillbot là một trong những công cụ phổ biến hỗ trợ trong việc viết lại nội dung. Công cụ này được hỗ trợ bằng công nghệ AI, cung cấp cho người dùng nội dung độc đáo và tốt nhất. Từ đó, giúp tinh chỉnh những đoạn nội dung cũ hoặc hiện có thành nội dung mới 100% mà không vi phạm đạo văn.
  • Content at scale - AI giúp phát hiện content được viết bởi AI miễn phí: Được xây dựng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực về ngành SEO, công cụ sẽ giúp người dùng kiểm tra nội dung xem bài viết có phải do AI viết không hoàn toàn miễn phí. Độ chính xác của công cụ này khoảng 85%.
  • Jasper.ai - AI hỗ trợ lên outline theo từ khoá có sẵn: Jasper.ai là công cụ cho phép người dùng tạo ra các bài báo, nội dung truyền thông xã hội, bài đăng trên blog và khá nhiều loại văn bản kỹ thuật khác. Jasper.ai được xem là một chương trình GPT-3 mới và đột phá để viết các bài blog đạt tiêu chuẩn SEO, top list, kịch bản video youtube và tiểu thuyết."
  • Jasper art – Tạo hình ảnh không trùng lặp bằng AI: Đây là công cụ giúp tạo hình ảnh bằng công nghệ AI ngay trên thiết bị di động theo yêu cầu của người dùng. Sản phẩm đầu ra sẽ có chất lượng 2K, độc đáo và không vi phạm bản quyền.
  • Soundraw.io - Tạo nhạc, âm thanh bằng AI: Đây là một website có tích hợp AI cho phép người dùng tùy chỉnh độ dài, ngắn hay các âm thanh từ nhiều nhạc cụ khác nhau, từ đó tạo ra một chuỗi âm thanh, bản nhạc của chính mình.

ChatBA công cụ AI hỗ trở làm PR hiệu quả

ChatBA công cụ AI hỗ trở làm PR hiệu quả (Nguồn: Internet)

Trên đây là các thông tin liên quan đến ngành PR, nhìn chung PR hay bị nhầm lẫn với khái niệm quảng cáo và khiến mọi người khó hình dung. Với xã hội ngày càng phát triển PR trở thành một công cụ marketing không thể thiếu để giúp bảo vệ và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Để xem thêm về triển vọng ngành nghề và các công việc liên quan đến PR hấp dẫn khác bạn có thể follow ngay trang CareerViet .

Source: CareerViet

Tags

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH BARBAARD
CÔNG TY TNHH BARBAARD

Salary : 16 Mil - 20 Mil VND

Ha Noi

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty GS25 Vietnam
Công ty GS25 Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary : 16 Mil - 18 Mil VND

Ho Chi Minh

Cty TNHH Yakult Việt Nam
Cty TNHH Yakult Việt Nam

Salary : Up to 12 Mil VND

Yen Bai

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Salary : 20 Mil - 22 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Cty TNHH Yakult Việt Nam
Cty TNHH Yakult Việt Nam

Salary : 9 Mil - 13 Mil VND

Phu Tho

Cty TNHH Yakult Việt Nam
Cty TNHH Yakult Việt Nam

Salary : 15 Mil - 20 Mil VND

Ho Chi Minh

Cty TNHH Yakult Việt Nam
Cty TNHH Yakult Việt Nam

Salary : 15 Mil - 20 Mil VND

Ho Chi Minh

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM

Salary : 16 Mil - 20 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thương Mại VHC
Công ty TNHH Thương Mại VHC

Salary : 10 Mil - 12 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Soctrip
Soctrip

Salary : 12 Mil - 16 Mil VND

Ho Chi Minh

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Vascara Group
Vascara Group

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 12 Mil - 17 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary : 15 Mil - 18 Mil VND

Ho Chi Minh

CT CP Tập Đoàn Thái Tuấn
CT CP Tập Đoàn Thái Tuấn

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Salary : 12 Mil - 18 Mil VND

Ha Noi

HỆ THỐNG VƯỜN TÙNG TOÀN JP
HỆ THỐNG VƯỜN TÙNG TOÀN JP

Salary : 8 Mil - 12 Mil VND

Ha Noi

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Salary : Competitive

Ha Noi

Similar posts "Wiki Career"

Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Thu nhập có cao không?
Khám phá công việc nhân viên hành chính nhân sự là gì, vai trò, kỹ năng cần thiết, và mức lương hấp dẫn. Tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quy trình CSKH
Cùng CareerViet tìm hiểu chăm sóc khách hàng là gì, vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết. Hướng dẫn xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Xem ngay!
Business Analyst là gì? BA cần học gì và cơ hội việc làm
Business Analyst là gì, vai trò, công việc, và kỹ năng cần thiết. Cùng CareerViet tìm hiểu Business học ngành gì? Cơ hội việc làm và mức lương của BA.
Kỹ sư xây dựng là gì và các công việc của kỹ sư xây dựng
Tìm hiểu kỹ sư xây dựng là gì, công việc cụ thể, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp và cách để trở thành kỹ sư xây dựng thành công.
Ngành an ninh mạng là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành an ninh mạng là gì, học gì, làm gì, và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin số. Click xem ngay!
Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback