Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?

Lượt xem: 34,181

 

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?

Đối với những người trong nghề Marketing thì vị trí Account Manager đã trở thành một công việc đầy tiềm năng và thu hút quan tâm của nhiều ứng viên. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu sức hút đằng sau công việc thú vị này nhé!

1. Vị trí Account Manager là gì?

Account Manager (hay còn được gọi là Quản lý bộ phận Account) là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các công việc account từ thỏa thuận và thực hiện hợp đồng, giữ quan hệ phát triển với khách hàng. Họ cũng là mắt xích quan trọng trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng. 

Tiêu chuẩn để trở thành một Account Manager đòi hỏi khả năng phối hợp tốt với đội ngũ kinh doanh để đạt chỉ tiêu doanh số và đảm bảo hài lòng cho khách hàng.

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Việc giao tiếp và thuyết phục khách hàng thường xuyên là bắt buộc

Xem thêm các ngành nghề khác như:  accountant, producer, maintenancebusiness administration

2. Công việc của một Account Manager

Về cơ bản, tính chất chất của vị trí Account Manager là tập trung vào việc gây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo ra lợi nhuận cho công ty. 

Quản lý bộ phận Account sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ các công việc liên quan đến Account, bao gồm những hoạt động như đàm phán và thực hiện hợp đồng với đối tác, tạo dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, “cầu nối” liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng…

Các công việc chính như sau: 
- Đóng vai trò chủ chốt trong tất cả các vấn đề liên quan đến Account.
- Xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như các bên liên quan như  nhà tài trợ, các bên cố vấn,...
- Thỏa thuận, đàm phán hợp đồng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ đáng tin cậy với các bên liên quan đến khách hàng, các nhà tài trợ, các bên cố vấn,...
- Cập nhật rõ ràng tiến độ hoàn thành các hoạt động cho các bên liên quan.
- Cập nhật và tạo bản dự báo các số liệu quan trọng trong công việc Account.

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Account Manager điều hành toàn bộ các công việc liên quan đến Account

Xem thêm: Shareholder equity là gì

3. Vai trò của Account Manager đối với doanh nghiệp

3.1 Tăng doanh thu cho Agency

Account Manager thường làm việc cho Agency, vậy nên bạn cần chắc chắn rằng dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty/doanh nghiệp từ những khách hàng mà họ quản lý. 

Họ vừa phải đảm bảo các khách hàng hiện tại cảm thấy hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty, vừa có nhiệm vụ tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới.

Account Manager góp phần tăng doanh thu cho công ty bằng cách giúp khách hàng hiện tại tiếp tục sử dụng dịch vụ và bán thêm các sản phẩm/dịch vụ liên quan:

- Theo Bain and Company, việc liên tục thu hút khách hàng mới tốn kém gấp 5 lần và có thể làm giảm lợi nhuận trong khi đó nếu tập trung duy trì lượng khách hàng cũ sẽ tiết kiệm chi phí cho công ty và làm tăng lợi nhuận hơn.
- Những khách hàng hài lòng về sản phẩm/dịch vụ, họ không chỉ gắn bó với công ty mà còn có khả năng mua lại và tăng mua. 

Xem thêm: Data science là gì
3.2 Hợp tác với những phòng ban khác để triển khai thực hiện dự án 

Sau khi nhận được brief yêu cầu từ khách hàng, Account Manager có nhiệm vụ chia sẻ toàn bộ những thông tin cần thiết cho các phòng ban trong quá trình thực hiện dự án. 

Account Manager sẽ tham dự trong suốt quá trình thực hiện dự án từ khi nhận brief cho đến khi thuyết phục nhãn hàng về dự án của họ.

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Account Manager sẽ phải có mặt trong suốt quá trình thực hiện dự án

Họ sẽ phải phối hợp với nhiều team từ team planner, đội ngũ Creative, các Production House, thậm chí là với các đối tác bên ngoài khác sao cho hoàn thành tốt chiến dịch, đáp ứng nhu cầu của client.

3.3 Kiểm soát những vấn đề phát sinh chi phí

Để có thể chắc chắn sau khi hoàn tất dự án sẽ đem về lợi nhuận cho công ty, ngoài việc tìm kiếm các khách hàng mới tiềm năng, Account Manager phải kiểm soát được số tiền thu vào và chi phí đã bỏ ra trong suốt quá trình lên kế hoạch và thực thi dự án. Cần tránh trường hợp phát sinh vượt ngân sách trong quá trình triển khai.

3.4 Thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng (client)

Account Manager là người tiếp xúc và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Vì thế, một Account Manager giỏi phải nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, đồng thời cần có thái độ hòa nhã với Agency. 

Do vậy, bạn nên xây dựng niềm tin cho client ngay từ đầu và chứng minh cho họ thấy Agency bạn đang thực sự nỗ lực và có thể làm tốt dự án như thế nào. Đồng thời, nên hòa nhã đúng lúc để có thể thỏa hiệp, đàm phán với khách hàng, mang lại nhiều nguồn thu cho doanh nghiệp.

4. Những kỹ năng cần có khi trở làm việc ở vị trí Account Manager

4.1 Có vốn kiến thức chuyên sâu về Marketing/Digital Marketing

Tính chất công việc của Account Manager liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh của Agency, tối đa hóa khả năng kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh và thậm chí là tạo doanh thu, lợi nhuận cho Agency.

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Lên kế hoạch kinh doanh để tạo nên doanh thu là một phần của công việc 

Do vậy bắt buộc một Account Manager phải có nền tảng kiến thức chuyên sâu về Marketing/Digital Marketing cũng như quản trị kinh doanh. 

Thông thường, vị trí này yêu cầu ứng viên có ít nhất là 1 – 3 năm kinh nghiệm làm trong nghề.

4.2 Kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống khéo léo

Account Manager phải làm việc và hợp tác với hầu hết các bộ phận trong và ngoài nội bộ công ty, đồng thời trực tiếp nói chuyện, thương lượng với khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào rất nhiều khâu trong Marketing như phát triển ý tưởng sản phẩm mới, quản lý dự án, nắm bắt những xu hướng về sản phẩm,... 

Do vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và linh hoạt trong việc xử lý các tình huống để vừa có thể thuyết phục khách hàng, vừa giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình làm việc. 

4.3 Kỹ năng ngoại ngữ

Khách hàng của Agency không chỉ gói gọn những đối tượng khách hàng trong nước mà còn là những đối tác nước ngoài. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ (tối thiểu là tiếng Anh) là tiêu chuẩn cần thiết đối với một Account Manager. 

Ngoài ra, việc biết thêm các ngôn ngữ khác cũng là lợi thế để các ứng viên ứng tuyển vị trí này, tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân.

4.4 Kỹ năng kiểm soát chi phí, ngân sách dự án

Account Manager phải biết cân bằng ngân sách cho phép và chi phí phải bỏ ra nhằm đảm bảo sau dự án, công ty sẽ có lợi nhuận, tránh phát sinh thu không bù chi.

Đôi khi những phát sinh không mong muốn được gây ra từ phía client chứ không phải từ đội ngũ công ty. Chính vì vậy, bạn phải có lập trường cứng rắn, quan điểm rõ ràng để từ chối những yêu cầu vô lý của client.

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Phải tránh phát sinh các trường hợp chi phí vượt quá ngân sách 

4.5 Kỹ năng điều phối công việc giữa các phòng ban liên quan đến dự án

Chiến lược của Account Manager liên quan đến việc quản lý các Account. Do vậy, họ cần có tầm nhìn chiến lược dài hơi chứ không phải với lợi ích ngắn hạn. Họ cần có khả năng dàn xếp, trao đổi với nhiều bộ phận, sau đó thỏa thuận cũng như tạo ra kế hoạch dài hạn phù hợp nhằm mang lại doanh thu cho công ty.

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Account Manager phải có tầm nhìn chiến lược rộng

Đây cũng chính là lý do tại sao bạn là một Sale giỏi nhưng chưa chắc đã phù hợp với vị trí Account Manager.

5. Yêu cầu tuyển dụng Account Manager

Mỗi đơn vị tuyển dụng sẽ có các tiêu chí khác nhau áp dụng cho vị trí Account Manager. Tuy nhiên, điểm chung là nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào các ứng viên đáp ứng những yêu cầu tối thiểu như sau:

- Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng về các ngành Cử nhân về Quản trị Kinh doanh, Marketing, Truyền thông, Kinh tế hoặc một số lĩnh vực liên quan.
- Kinh nghiệm làm việc với tư cách là Account Manager hoặc các vị trí tương tự.
- Khả năng giao tiếp, thuyết trình và đàm phán.
- Thành thạo các phần mềm CRM và MS Office.

Những yêu cầu trên chỉ mang tính tổng quát, để có nhiều thông tin cụ thể hơn bạn có thể tham khảo chi tiết yêu cầu tuyển dụng vị trí này trên CareerViet

6. Cơ hội thăng tiến trong nghề Account

Lộ trình thăng tiến của các Account khá đơn giản, chung quy chỉ có 3 cấp bậc chính đó là: Account Executive – Account Manager – Account Director.

Trước khi trở thành Account Manager, bạn phải đảm bảo có 2 – 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên Account Executive. Khi đã đủ năng lực, bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí Account Manager. 

Khi đã đồng hành với doanh nghiệp và có kinh nghiệm làm ở vị trí Account Manager từ 5 – 6 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở vị trí Account Director. 

7. Mức lương của Account Manager

Trên thị trường hiện nay, các ngành quảng cáo và truyền thông có mức thu nhập tương đối hấp dẫn so với mặt bằng chung.

Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Mức thu nhập hằng tháng của Account Manager là tương đối hấp dẫn 

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp bạn đang làm việc mà mức thu nhập có thể chênh lệch. Với các công ty quy mô nhỏ thì thu nhập cho vị trí này thường dao động từ 15 – 18 triệu đồng/tháng. Nhưng với các doanh nghiệp có quy mô rộng lớn, mức lương có thể lên đến 30 – 35 triệu đồng/tháng.

Mong rằng qua các thông tin ở trên, CareerViet đã phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn về vị trí Account Manager đầy tiềm năng và thú vị. Nếu bạn đang quan tâm hoặc có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm Account Manager tại các doanh nghiệp lớn, hãy truy cập ngay CareerViet.vn. Ngoài ra, vô vàn công việc từ các doanh nghiệp lớn đang chờ đón bạn apply đấy nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc tại Bắc Ninh | Việc làm Bắc Giang | Việc làm designer | Garena tuyển dụng | Intel tuyển dụng | Chubb Life tuyển dụng | FPT Software tuyển dụng

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Lương: 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Khánh Hòa | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Hải Dương

CÔNG TY TNHH ĐẢO HOÀNG GIA
CÔNG TY TNHH ĐẢO HOÀNG GIA

Lương: 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: 18 Tr - 23 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback