Cái tôi là gì? Cái tôi quá lớn ảnh hưởng như thế nào đến công việc?

Lượt xem: 61,987

Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những nhân cách, cái tôi riêng để thể hiện giá trị của bản thân. Cái tôi ở mỗi cá nhân có thể biến đổi tùy theo môi trường. Nếu bạn để cái tôi quá lớn sẽ có những ảnh hưởng đến nhất định đến công việc. Hãy cũng CareerViet tìm hiểu cái tôi là gì, cái tôi cao có thể gây ra những hậu quả gì và cách để hạ cái tôi của bản thân nhé.

Định nghĩa cái tôi là gì?

Định nghĩa cái tôi nói chung có thể hiểu chính là cái đã tồn tại trong bản thân con người từ lúc sinh ra. Đó chính là sự tự nhận thức, tự đánh giá của một người về tư cách, phẩm chất và giá trị của bản thân. Từ đó có thể xác định được vị trí của bản thân so với người khác trong xã hội.

Bên cạnh đó, định nghĩa cái tôi là gì có thể được hiểu một cách cụ thể hơn ở nhiều trường phái khác nhau. Dưới đây là khái niệm cái tôi theo 3 trường phái:

  • Theo Triết học: Cái tôi trong triết học được hiểu đơn giản chính là chỉ những đặc điểm khác biệt của bản thân để có thể phân biệt với người khác.
  • Theo Tâm lý học: Cái tôi là phần cốt lõi của tính cách con người, nó có sự liên quan mật thiết đến thực tại và sẽ bị chi phối, ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố xã hội xảy ra hằng ngày. Có thể hiểu rằng, cái tôi là một miền của tâm thức, được xây dựng bởi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cái tôi thực hiện nhiệm vụ dung hòa giữa sự ham muốn vô thức với các tiêu chuẩn nhân cách xã hội.
  • Theo Phật giáo: Cái tôi trong Phật pháp được gọi là “ngã” và được giải thích dựa vào thể tính trường tồn và không chịu sự tác động nào từ tụ tán hay sinh tử. Cái tôi được hình thành từ thân thể và tâm thức, cả hai yếu tố này có thể chuyển biến theo thời gian.

Cái tôi là bản chất tồn tại trong mỗi người

Cái tôi là bản chất tồn tại trong mỗi người (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Những kỹ năng quan trọng nhất của 1 ứng viên giỏi

Tạo môi trường làm việc thân thiện

Cái tôi quá lớn có tốt hay không?

Sau khi đã hiểu được định nghĩa cái tôi là gì, chắc hẳn bạn sẽ có thắc mắc liệu cái tôi quá lớn sẽ có lợi hay có hại cho bản thân. Hình thái biểu hiện của cái tôi cao chính là sự tự cao quá mức và có những suy diễn, tưởng tượng không phù hợp. Đây chính là thứ khiến bản thân tự cho mình là trung tâm của vũ trụ hoặc tự dìm mình vào sự mặc cảm, tự ti về bản thân.

Nói cách khác, khi cái tôi quá lớn sẽ cản trở chúng ta trong nhiều việc, khiến ta không thể nhìn nhận sự vật, sự việc theo đúng bản chất của nó. Khi đó, bản thân sẽ nhận định, phán xét mọi thứ thiếu khách quan, chèn ép và bị bóp méo bởi những định kiến sai lệch.

Bản thân người có cái tôi cao sẽ dễ có những hành vi ứng xử không đúng chuẩn mực, bảo vệ ý kiến của bản thân thái quá, bỏ qua những quan điểm của những người xung quanh. Từ đó, dẫn đến nhiều xung đột xảy ra, khiến cho bản thân có tính đố kỵ, ích kỷ.

Cái tôi quá lớn sẽ là rào cản để thành công

Cái tôi quá lớn sẽ là rào cản để thành công (Nguồn: Internet)

Nhân viên có cái tôi cao ảnh hưởng như thế nào đến công việc?

Khi cái tôi quá lớn sẽ liên tục có những ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, đặc biệt là trong công việc. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này cũng sẽ tồn tại song song hai mặt tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào cách mà bản thân thể hiện.

Ảnh hưởng tích cực

Những người có cái tôi cao cũng thường là người có năng lực và tài năng. Họ thường là người nắm vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty, là người sẽ đưa ra những ý tưởng sáng tạo táo bạo và thực hiện những dự án một cách quyết liệt. Đây chính là một trong những điều tích cực giúp cho tập thể được phát triển hơn.

Ngoài ra, một người nhân viên có cái tôi cao cũng sẽ là người có thể truyền cảm hứng, tạo động lực cho những nhân viên khác phát triển. Từ đó sẽ đẩy mạnh năng suất làm việc và góp phần vào sự lớn mạnh của tập thể.

Cái tôi cao có thể giúp bạn tự tin để đạt thành công

Cái tôi cao có thể giúp bạn tự tin để đạt thành công (Nguồn: Internet)

Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cái tôi cao cũng có thể sẽ trở thành kẻ thù tồi tệ của bạn trong chính công việc của mình. Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu mà việc cái tôi quá lớn sẽ gây ra cho bạn.

  • Một nhân viên có cái tôi quá lớn có thể sẽ thiếu tôn trọng ý kiến của người khác. Họ thường không nhạy bén trong việc tôn trọng cảm xúc của đồng nghiệp, từ đó sẽ làm cho đối phương không thoải mái, nhạy cảm và khó làm việc cùng nhau.
  • Người có cái tôi cao thường sẽ khó nhìn nhận sai lầm vì họ luôn muốn giữ hình ảnh tốt của bản thân. Điều này sẽ dẫn đến việc đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc cho người khác. Kết quả của điều này chính là mâu thuẫn giữa mối quan hệ đồng nghiệp.
  • Là một người có cái tôi quá lớn, bản thân họ sẽ không muốn nhận sự giúp đỡ từ người khác, sẽ phớt lờ những đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và sẽ tự thân vận động. Đây chính là tình trạng không hợp tác và không hòa hợp trong môi trường làm việc tập thể.

Cái tôi quá lớn cũng sẽ là kẻ thù khiến bạn khó khăn trong công việc

Cái tôi quá lớn cũng sẽ là kẻ thù khiến bạn khó khăn trong công việc (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

10 chướng ngại vật làm cản trở sự thăng tiến

Kỹ năng truyền thông là gì? 3 cách cải thiện kỹ năng truyền thông hiệu quả

Cách để hạ cái tôi của bản thân trong công việc

Cái tôi là cái hiện hữu trong mỗi con người, thực tế nó sẽ không gây ảnh hưởng xấu nếu chúng ta biết kiểm soát, điều chỉnh và phát huy đúng lúc. Đặc biệt trong công việc, bạn lại càng phải biết cách để hạ cái tôi của mình sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh để có thể thể hiện được cá tính của mình. Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát cái tôi của bản thân trong công việc:

Ngừng việc so sánh bản thân với người khác

Hãy ngừng việc so sánh bản thân mình với người khác dù là theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Việc so sánh này sẽ khiến bản thân trở nên lo lắng và kiêng dè hơn.

Bạn hãy nên nhớ rằng, mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Thay vì hơn thua, hãy phát huy ưu điểm của mình, lắng nghe và thay đổi những điểm hạn chế để có thể hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Quan tâm, lắng nghe đồng nghiệp hơn

Nếu bạn có xu hướng giải thích rất nhiều để bảo vệ quan điểm của mình, hãy cố gắng dành thời gian để lắng nghe đồng nghiệp của mình nhiều hơn. Trong một tập thể, khó mà tránh khỏi những tranh luận, vì vậy đừng vội phản đối ngay ý kiến của đồng nghiệp. Việc lắng nghe với tinh thần học hỏi sẽ giúp cả bản thân và tập thể cùng phát triển.

Sẵn sàng tiếp nhận góp ý, thay đổi khi cần thiết

Khi lắng nghe những ý kiến đóng góp từ người khác, dù là tích cực hay tiêu cực, hãy bình tĩnh xem xét và phân tích những lời đánh giá đó, để có thể rút kinh nghiệm hoặc lên tiếng bảo vệ bản thân một cách thỏa đáng.

Khi nhận những lời khen, lời tán dương, bạn có thể cảm thấy tự hào và yêu bản thân hơn nhưng đừng quá tự cao về điều này, hãy lấy đó làm động lực để tiếp tục cố gắng. Với những lời phê bình, đừng tỏ thái độ phản kháng, hãy tiếp thu và thay đổi để có thể tốt lên từng ngày.

Nhìn nhận đúng đắn về thành công và thất bại

Người có cái tôi quá lớn sẽ dễ suy sụp trước những thất bại. Việc thất bại khiến họ mất niềm tin vào bản thân. Vì vậy, chìa khóa của sự thành công đó chính là biết nhìn nhận đúng đắn và chấp nhận sự thất bại. Từ thất bại có thể nhìn ra được sự thiếu sót và cố gắng cải thiện để thành công.

Mở lòng và thấu hiểu hơn cho người khác

Một nhân viên có cái tôi cao sẽ khó mở lòng và chấp nhận ý kiến từ người khác. Thay vì một mực giữ quan điểm cá nhân, hãy thử cởi mở và thấu hiểu cho người khác để có thể dễ dàng hơn trong công việc.

Luôn bình tĩnh kiểm soát bản thân

“Mất kiểm soát” chính là kẻ thù có thể gây hại cho bạn bất cứ lúc nào. Trong cuộc sống hay công việc, đôi khi sẽ có những bất hòa không đáng có xảy ra, hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể. Hãy gạt bỏ cái tôi của mình để nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, kiềm chế cảm xúc để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

Xem thêm:

Kỹ năng giao tiếp thành công

Hybrid working là gì? Những lợi ích của mô hình làm việc Hybrid work

Sau khi đã tìm hiểu về cái tôi là gì, chúng ta có thể thấy được rằng cái tôi của mỗi người sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn nếu như biết cách kiểm soát ở mức độ phù hợp. Cái tôi quá lớn hay quá bé đều không tốt, hãy học cách điều chỉnh kịp thời để giúp bản thân có thể phát triển đúng định hướng sự nghiệp. Hy vọng với những thông tin mà CareerViet chia sẻ trong bài viết trên, sẽ giúp bạn ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công Ty Cổ Phần Nhà Hoà Bình
Công Ty Cổ Phần Nhà Hoà Bình

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HEINEKEN Vietnam
HEINEKEN Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

BSS Group
BSS Group

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Địa Ốc MGV
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Địa Ốc MGV

Lương : 50 Tr - 200 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Quảng Ninh

HỆ THỐNG RAU MÁ MIX
HỆ THỐNG RAU MÁ MIX

Lương : 22 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Bắc Ninh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tan Hiep Phat Group
Tan Hiep Phat Group

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Bắc Ninh

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Lương : 50 Tr - 70 Tr VND

Hồ Chí Minh

SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY
SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Long An

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Phát triển bản thân"

PM là gì? Tìm hiểu về vai trò và thu nhập của Project Manager
Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback