Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 6,990
Khi truy cập vào một website bất kỳ, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của cụm https:// hoặc http://, hoặc những trang web xuất hiện cảnh báo không an toàn. Vậy HTTPS và HTTP là gì?, liệu chúng có liên quan đến tình trạng bị đánh cắp thông tin của người dùng trên Internet? Cùng CareerViet tìm hiểu nhé!
HTTPS là phiên bản an toàn của HTTP (Nguồn Internet)
HTTP là viết tắt của từ gì? HTTP là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol được hiểu là Giao thức truyền tải siêu văn bản. Đây là phương thức tiêu chuẩn trong www (word wide web) để truyền tải các dữ liệu dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video từ server đến client và ngược lại. Server (máy chủ) là những máy tính trên điện toán đám mây, còn client (máy khách) sẽ đại diện cho bất kỳ loại thiết bị hoặc chương trình nào đó như PC, smartphone,...
Khi bạn truy cập một trang web qua giao thức HTTP, trình duyệt web sẽ gửi 1 yêu cầu đến Web server. Máy chủ sẽ nhận yêu cầu đó và trả lại kết quả cho trình duyệt web bao gồm các nội dung như văn bản, âm thanh, layout, script,... Tuy nhiên, do tính bảo mật của HTTP không cao. Bởi vì, không có biện pháp xác thực địa chỉ IP hay không mã hóa và bảo mật thông tin được gửi đi, nên rất nhiều hacker đã lợi dụng điểm yếu này để đánh cắp thông tin người dùng. Từ đó, HTTPS đã ra đời.
HTTPS là gì? HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức truyền tải siêu văn bản một cách bảo mật. Đây là phiên bản an toàn hơn HTTP bởi nó được tích hợp thêm SSL - chứng chỉ bảo mật hoặc TLS - bảo mật tầng truyền tải. Với tính năng này, HTTPS sẽ gia tăng sự an toàn trong quá trình truyền dữ liệu giữa Web server và trình duyệt Web, ngăn chặn mọi sự xâm nhập từ bên ngoài.
HTTP được viết ra với mục đích ưu tiên sự đơn giản và thân thiện. Ngay cả trong trường hợp xuất hiện sự phức tạp trong HTTP/2 bằng cách tập hợp, đóng gói các HTTP message tạo thành các frame thì người dùng vẫn có thể dễ dàng hiểu và đọc được được. Nhờ tính năng này, lập trình viên có thể học và hiểu HTTP message một cách nhanh chóng, các dev sẽ có khả năng testing và đơn giản hóa cho những người mới bắt đầu.
HTTP có tính linh hoạt cao. Nó có thể nâng cấp và mở rộng bất cứ khi nào mà không có một giới hạn nào. Thậm chí, chỉ cần một thỏa thuận đơn giản giữa 1 client và 1 máy chủ là một chức năng mới của HTTP đã được tạo ra.
Trên cùng một kết nối, HTTP không thể liên kết giữa 2 yêu cầu được thực hiện liên tiếp, bởi mọi phản hồi của HTTP mang tính độc lập. Điều này sẽ gây ra cản trở lớn đối với người dùng cần có sự tương tác với các trang một cách mạch lạc, bổ trợ cho nhau, ví dụ như tích hợp tính năng “giỏ hàng” trên các trang e-commerce.
Bản chất HTTP là stateless, nên có thể khắc phục vấn đề này bằng cách mở rộng tự do cho các header. Nếu lập trình viên muốn chia sẻ trạng thái giữa các request với nhau thì có thể tạo session trên mỗi request.
Cấu trúc cơ bản của HTTP (Nguồn Internet)
Cấu trúc của HTTP sẽ bao gồm Client và Server. Client sẽ gửi yêu cầu chi tiết theo mẫu đến Server. Qua kết nối TCP/IP, các phiên bản giao thức cùng với URI sẽ gửi thông báo đến MIME bao gồm thông tin máy khách, bộ chỉnh sửa, nội dung đối tượng. Sau khi Server nhận được yêu cầu sẽ phản hồi lại qua thông báo MIME.
Layer truyền tải sẽ có nhiệm vụ kiểm soát kết nối. Tuy nhiên hiện nay phương thức truyền tải của HTTP chỉ dựa trên độ tin cậy hoặc đảm bảo không bị mất message chứ không yêu cầu dựa trên sự kết nối. HTTP sẽ dựa vào tiêu chuẩn TCP - một giao thức truyền tải phổ biến và đáng tin cậy.
Lập trình viên sẽ cần phải thiết lập một kết nối TCP trước khi thực hiện trao đổi thông tin giữa client và server. Quá trình này sẽ cần một số vòng lặp. Với từng cặp Yêu cầu - Phản hồi của HTTP, 0 sẽ mở một kết nối TCP riêng biệt, điều này sẽ khiến hoạt động trở nên kém hiệu quả trong trường hợp các yêu cầu được gửi liên tiếp.
Để khắc phục vấn đề này, phiên bản 1 đã ra đời với nhiệm vụ đảm bảo kết nối liên tục. Kết nối TCP ở bên dưới sẽ được kiểm soát một phần bằng cách sử dụng tiêu đề Connection. Sau đó HTTP/2 phát triển, giữ cho các kết nối được ổn định bằng cách ghép các thông báo qua cùng một kết nối duy nhất.
Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) là một công nghệ bảo mật tạo ra một liên kết được mã hóa tất cả các thông tin, dữ liệu từ máy chủ cho tới trình duyệt của khách hàng. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu được an toàn, có tính bảo mật cao.
Thực chất, HTTPS là bản nâng cấp của HTTP. Khi SSL được cài trên website, dù khách hàng truy cập từ nơi nào thì tất cả thông tin đều đã được mã hóa, không bị can thiệp.
Cổng Port là cổng sẽ xác định và phân loại các thông tin trên máy khách, sau đó gửi đến máy chủ. Mỗi port sẽ mang một số hiệu riêng cùng với những chức năng riêng biệt. Những dữ liệu được Port thông qua thì mới có thể ra vào trên máy tính của bạn. Trong khi giao thức HTTP sử dụng Port 800 thì HTTPS sử dụng cổng 443. Sự khác biệt về số lượng, chức năng của các cổng sẽ tương ứng với từng cấp độ bảo mật khác nhau. Cổng 433 là cổng hỗ trợ mã hóa kết nối từ máy client đến server với nhiệm vụ bảo vệ tất cả dữ liệu khi được truyền đi.
Tốc độ truy cập (tốc độ duyệt web, tải trang đích) của HTTPS sẽ chậm hơn HTTP, đây cũng là nhược điểm duy nhất của HTTPS so với HTTP. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của công nghệ và những cập nhật liên tục của HTTPS mà sự khác biệt này không đáng kể.
HTTPS có mức độ bảo mật cao hơn HTTP (Nguồn Internet)
Với phương thức mã hóa (encryption), HTTPS sẽ đảm bảo các thông tin giữa máy chủ và máy khách không bị kẻ thứ 3 xâm nhập. Nếu truy cập vào một website không cài đặt HTTPS, người dùng có thể bị tấn công sniffing, bị hacker đánh cắp dữ liệu người dùng như password, email, thông tin thẻ tín dụng,... Thậm chí, mọi thao tác của người dùng trên website đều bị theo dõi mà không hề hay biết.
Với giao thức HTTPS, mọi thông tin qua lại luôn được bảo đảm an toàn, bảo mật, không qua bất cứ sự xâm nhập, chỉnh sửa nào.
HTTPS rất phù hợp với những doanh nghiệp đang đẩy mạnh SEO thông qua kênh tìm kiếm Google. Năm 2014, nhằm khuyến khích các website chuyển sang HTTPS, Google đã thông báo sẽ ưu tiên đẩy xếp hạng tìm kiếm với những web sử dụng giao thức HTTPS. Điều này đồng nghĩa với việc các website chưa chuyển đổi sẽ bị giảm thứ hạng so với các website HTTPS.
Lỗi này xuất hiện khi máy chủ xác nhận những yêu cầu xử lý nhưng không thể phân phối những yêu cầu đó đến một vài lỗi php trong trang web. Để khắc phục lỗi này hãy load lại trang. Trong trường hợp bộ nhớ trình duyệt đầy cũng có thể xảy ra lỗi này, vậy nên hãy dọn sạch bộ nhớ và kết nối lại internet. Ngoài ra, bạn có thể rút dây cắm từ modem và cắm lại.
Lỗi này xảy ra khi địa chỉ trang web bạn đang tìm kiếm đã tạm thời di chuyển sang một vị trí khác, điều này đồng nghĩa với việc địa chỉ web cũng đã thay đổi. Thông thường khi gặp lỗi này, các Webmaster sẽ tự động chuyển hướng URL sang địa chỉ mới. Nếu quá trình chuyển hướng bị lỗi, bạn sẽ cần liên hệ với Webmaster để khắc phục.
Lỗi 401 Unauthorized sẽ xuất hiện khi bạn cung cấp sai mật khẩu của mình, hoặc do bị hạn chế truy cập từ phía admin. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy làm mới lại trình duyệt do có thể trình duyệt cũ vẫn lưu lại mật khẩu lần đăng nhập trước bị sai. Kiểm tra kỹ về font chữ, kiểu chữ để đảm bảo URL đã đúng. Và hãy truy cập vào trang web và điền đúng thông tin đăng nhập. Nếu vẫn không có kết quả thì bạn chỉ có thể liên hệ với quản trị web để giải quyết vấn đề này.
Đây là một lỗi mã trạng thái, xuất hiện với nhiều dạng như: 403 Forbidden, HTTP 403, Forbidden, Error 403,... Nguyên nhân xảy ra lỗi này thường là do URL bị sai. Bạn nên kiểm tra kỹ lỗi chính tả trong URL. Nếu bạn đảm bảo URL là đúng thì có thể là do nhầm lẫn từ phía máy chủ và bạn phải liên hệ với quản trị viên để khắc phục vấn đề trên.
Lỗi HTTP 403 Forbidden cũng có thể xảy ra nếu bạn không nằm trong phạm vi người dùng được phép truy cập vào website đó. Chỉ khi bạn được cấp phép truy cập thì lỗi này mới không còn xuất hiện.
Lỗi này được gặp khá phổ biến và được thông báo bởi nhiều hình thức khác nhau như: 404 Error, HTTP 404, Lỗi 404 không tìm thấy trang, HTTP 404 not found,... Lỗi này sẽ xuất hiện khi bạn truy cập đến một website đang bị lỗi web server, lỗi tên miền, lỗi chính tả địa chỉ web mà bạn đang tìm kiếm,..
Để khắc phục lỗi này, bạn hãy tải lại trang bởi đôi khi máy chủ web bị trục trặc nên kết quả hiển thị trang bị gián đoạn. Nếu không được, bạn có thể chỉnh sửa URL bởi đôi khi chúng bị lỗi hoặc bị xóa. Hãy xóa bớt đuôi phía sau của URL cho đến khi tìm được website đó. Trong trường hợp 2 cách trên không có tác dụng thì bạn hãy truy cập vào máy chủ, điền địa chỉ trang web bị lỗi vào thanh tìm kiếm, kết quả sẽ trả về lý do tại sao xảy ra lỗi.
Lỗi 408 Request Timeout xuất hiện khi thời gian chờ của người truy cập vượt quá thời gian chờ của máy chủ. Thời gian chờ của máy chủ sẽ được tùy chỉnh theo từng trang web, khi xuất hiện trường hợp này, server sẽ ngưng kết nối và thông báo lỗi dưới nhiều dạng: 408 Request Time-out, Request Timeout, 408: Request Timeout,...Nguyên nhân gây lỗi là do sai sót của địa chỉ URL hay vấn đề về đường truyền Internet của bạn. Để khắc phục bạn hãy thử tải lại trang bởi lỗi này thường chỉ là tạm thời, xuất hiện trong nhiều lần kết nối chậm. Đừng quên kiểm tra tốc độ kết nối Internet của bạn bởi đường truyền cũng ảnh hưởng đến tốc độ chờ lâu của hệ thống. Thử truy cập vào một web khác, nếu web đó vẫn truy cập bình thường thì chứng tỏ lỗi này thuộc về phía chủ web, hãy liên hệ với quản trị viên để sửa lỗi nhé.
Lỗi HTTP 500 Internet Server Error (Nguồn Internet)
Nếu bạn truy cập website mà hiện thông báo “500 Internal Server Error” thì tức là website đó đang bị lỗi chứ không phải do đường truyền kết nối của bạn. Lỗi này được thể hiện qua các dạng thức như: 500 Error, HTTP Error 500, Temporary Error (500),... Nếu reload không được thì bạn chỉ có một cách duy nhất là liên lạc với quản trị trang để tìm cách khắc phục.
Xem thêm: Ý nghĩa 4 thông báo lỗi website hay gặp nhất
HTTP 503 là lỗi thường gặp trên WordPress, nghĩa là máy chủ tạm thời không có sẵn, đăng trong quá trình bảo trì hoặc ngừng hoạt động. Lỗi này có thể xảy ra trong tất cả hệ điều hành như Windows XP, Linux, mac OS,... Trong trường hợp này bạn cần làm mới trang, khởi động lại máy tính hay thay đổi máy chủ DNS. Bạn có thể thoát trang và truy cập vào lần sau để hạn chế lượng truy cập cho web, giảm gánh nặng cho máy chủ.
Lỗi HTTP 504 là lỗi xảy ra khi máy chủ không nhận được kịp thời phản hồi từ máy chủ khác mà nó đang truy cập khi đang cố gắng tải trang web hoặc thực hiện các yêu cầu của trình duyệt. Nói cách khác, nguyên nhân xảy ra lỗi này là do các máy chủ web của bạn không giao tiếp với nhau đủ nhanh. Cũng tương tự như cách khắc phục các lỗi trên, bạn hãy tải lại trang, khởi động lại thiết bị của bạn. Với những bạn có chuyên môn máy tính thì có thể thực hiện xóa cache DNS trên máy, kiểm tra cài đặt proxy trên trình duyệt hay vô hiệu hóa plugin. Nếu tất cả các cách trên đều không hiệu quả thì đừng quên nhờ đến sự giúp đỡ của quản trị web nhé.
Do HTTP không phải trải qua quá trình xác nhận, giải mã, mã hóa nên tốc độ tải trang của HTTP nhanh hơn HTTPS. Tốc độ tải trang cũng là một yếu tố quyết định đến thứ hạng SEO và trải nghiệm người dùng.
Ngoài ra, bạn sẽ không phải mất phí để đăng ký những chứng chỉ như SSL hay TLS. Quá trình cài đặt các chứng chỉ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những người mới bắt đầu làm quen với HTTP và HTTPS. HTTP sẽ phù hợp với những người không yêu cầu nhiều đến vấn đề bảo mật, chẳng hạn các blogger sẽ sử dụng HTTP chỉ để lưu trữ bài viết của mình.
Với HTTPS, những thông tin kết nối giữa máy chủ và trình duyệt đều được mã hóa nên cho dù hacker có đánh cắp được thông tin thì cũng chỉ nhận được những chuỗi ký tự mã hóa loằng ngoằng và gần như không thể giải mã được chúng.
HTTPS cũng hỗ trợ cho quá trình SEO của bạn tốt hơn. Vào tháng 7 năm 2018, Google đã thông báo rằng họ sẽ đánh dấu toàn bộ các trang web sử dụng HTTP là không an toàn. Khi người dùng truy cập vào trang web có tiền tố HTTP, Chrome sẽ cảnh báo rằng kết nối này không an toàn. Chính vì vậy, HTTPS sẽ khiến người dùng tin tưởng vào website của bạn bởi khi nhận được cảnh báo thì họ sẽ rời đi ngay lập tức.
Cách chuyển đổi từ HTTP sang HTTPS?
Chuyển đổi từ HTTP sang HTTPS là vô cùng cần thiết (Nguồn Internet)
Quá trình chuyển đổi từ HTTP sang HTTPS là một chiều và bao gồm 4 bước:
Hiện nay nhu cầu bảo mật thông tin người dùng ngày càng được quan tâm, chính vì vậy hãy thực hiện việc chuyển đổi để đem lại quyền lợi cho khách hàng và nhận được lợi thế hơn từ trình duyệt Google.
Mặc dù ngày càng nhiều các công cụ tìm kiếm khác nhau được ra đời nhưng Google vẫn luôn giữ vị trí dẫn đầu. Năm 2014 Google Chrome đã công bố thuật toán xếp hạng SEO chính là ưu tiên hiển thị cho các trang HTTPS thay vì là HTTP. Điều này đồng nghĩa với việc là dù trang web của bạn có nội dung thu hút đến đâu, có chiến lược tối ưu hóa tốt mà không có SSL thì website của bạn vẫn có thể bị mất. HTTPS rất phù hợp với những doanh nghiệp đang đẩy mạnh SEO thông qua kênh tìm kiếm Google.
Google ưu tiên hiển thị các website dạng HTTPS (Nguồn Internet)
SSL sẽ giúp khách hàng tin tưởng vào website, từ đó chỉ số truy cập trực tuyến sẽ tăng nhanh chóng. Nếu website bị gắn cảnh báo không an toàn thì tỷ lệ thoát cao và thiếu lượt nhấp chuột sẽ tác động xấu đến xếp hạng tổng thể của Web. Như vậy, để quá trình SEO được hiệu quả thì không chỉ cần chú trọng đến nội dung, thủ thuật tối ưu liên kết nội bộ và liên kết ngoài thì một điều quan trọng là hãy cài đặt chứng chỉ SSL, chuyển đổi website sang dạng HTTPS để có thể đạt được một chiến dịch SEO thành công.
Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu được những thông tin cơ bản về HTTPS và HTTP là gì và sự khác nhau giữa chúng. HTTP và HTTPS thực chất đều là những giao thức để truyền dữ liệu từ Web server đến trình duyệt web của người dùng và ngược lại. Đã đến lúc website của bạn cần thực hiện chuyển đổi hoàn toàn từ HTTP sang HTTPS để giúp website của bạn được an toàn, uy tín và hấp dẫn hơn từ đó tối ưu được SEO cho website của bạn.
HTTPS là giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật, đây là phiên bản an toàn của HTTP. Qua giao thức này, các dữ liệu sẽ được gửi qua lại giữa trình duyệt và trang web mà bạn đang kết nối.
HTTPS là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol, hoạt động dựa trên mô hình Client và Server.
Các thông tin của người dùng khi gửi đi sẽ không được mã hóa, có tính bảo mật kém nên rất dễ bị hacker tấn công đánh cắp thông tin. Như vậy, nếu bạn truy cập vào website sử dụng HTTP tức là kết nối của bạn đang không an toàn.
Sau quá trình tìm hiểu về HTTP và HTTPS là gì và những đặc điểm của chúng, nếu bạn có hứng thú về lĩnh vực này, hãy truy cập Careermap để tham khảo lộ trình nghề nghiệp, tính cách của bạn có phù hợp với ngành lập trình hay không. Sau đó dạo qua VietnamSalary để tham khảo mức lương của ngành bạn quan tâm và lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp với mức lương hấp dẫn nhất CareerViet, VieclamIT. Trước khi ứng tuyển hãy tạo cho mình một chiếc CV thật chuyên nghiệp tại CVHay để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ những điều nhỏ nhất. Đừng quên, kiến thức và kinh nghiệm mới là yếu tố cốt lõi quyết định đến cơ hội phát triển nghề nghiệp của bạn. Chính vì vậy hãy không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này