Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,616
Căn cứ Điều 20 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc phối hợp điều tra khi xảy ra tai nạn lao động chết người như sau:
1. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo tai nạn lao động chết người, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát Điều tra có thẩm quyền Điều tra ban đầu thực hiện việc sau đây: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan; đồng thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;
b) Cơ quan đến nơi xảy ra tai nạn lao động trước có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đến sau (cơ quan Cảnh sát Điều tra thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thông qua Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Sau khi thông báo, nếu Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chưa đến kịp, cơ quan Cảnh sát Điều tra vẫn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh những công việc mà cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tiến hành thuộc phạm vi quan hệ phối hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động và thông tin, tài liệu phục vụ việc Điều tra, giải quyết vụ tai nạn lao động;
d) Sau khi kết thúc lập biên bản khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cung cấp bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, bản sao biên bản khám nghiệm tử thi cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc việc phối hợp Điều tra ban đầu, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có công văn gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phối hợp, ghi rõ quan Điểm về nguyên nhân, lỗi của người có liên quan và tai nạn này là tai nạn lao động hay không;
e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có văn bản trả lời vụ tai nạn này là tai nạn lao động hay không hoặc chưa xác định rõ;
g) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiến hành Điều tra, kết luận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này và thông báo kết quả đến Cơ quan cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;
h) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra chưa xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tạm dừng việc Điều tra tai nạn cho đến khi có kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra.
...
Theo đó, khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì việc phối hợp điều tra với cơ quan có thẩm quyền sẽ thuộc về Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chứ không phải do người sử dụng lao động thực hiện.
Khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì người sử dụng lao động có phải phối hợp điều tra với cơ quan có thẩm quyền hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh như sau:
...
a) Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền Điều tra, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành Điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.
c) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động quy định như sau:
1. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
b) Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ quy định trên thì đối với trường hợp tai nạn làm chết người thì người sử dụng lao động cần khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (Công an cấp huyện).
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này