Kỹ Năng Ra Quyết Định: Quy Trình Để Đưa Ra Quyết Định Hiệu Quả

Lượt xem: 23,468

Theo thống kê của một nghiên cứu tại Trường Đại học Columbia, mỗi ngày chúng ta phải đưa ra trên dưới 70 quyết định lớn nhỏ khác nhau. Mặc gì đi làm? Hôm nay ăn gì? Đi cà phê ở đâu?... Rất nhiều thứ khiến ta phải ra quyết định. Đôi khi ta còn phải ra nhiều quyết định có tính “sống còn” trong công việc hoặc cuộc sống. Vì vậy kỹ năng ra quyết định từ lâu đã trở thành một kỹ năng mà bạn nhất định phải nâng cao mỗi ngày. Hãy cùng CareerViet học ngay cách cải thiện kỹ năng này trong bài viết dưới đây nhé.

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định là khả năng xác định và thực hiện hành động, lời nói, tìm ra những giải pháp tốt nhất cho một tình huống cụ thể. Để đi đến việc ra quyết định, người quyết định cần làm nhiều công việc khác trước đó như nghiên cứu và đánh giá, kết hợp với các tiêu chí cụ thể…

Ra quyết định là kỹ năng đặc biệt quan trọng với các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh, vì mỗi quyết định họ đưa ra có thể có tác động lớn đến toàn bộ tổ chức. Các nhà lãnh đạo luôn phải sáng suốt và quyết đoán khi đối mặt với việc ra quyết định. Một quyết định đúng đắn sẽ giúp họ đạt được kết quả tích cực, hoàn thành mục tiêu và đảm bảo sự thịnh vượng của doanh nghiệp.

kỹ năng ra quyết định rất quan trọng trong cuộc sống và công việc

Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và công việc (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Cách cải thiện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả khi làm việc

Tư duy phản biện thêm xịn nhờ 3 thói quen

Tầm quan trọng của kỹ năng ra quyết định trong công việc

Sở hữu kỹ năng ra quyết định tốt giúp bạn trở thành một nhân vật khiến ai cũng phải nể sợ Kỹ năng đưa ra quyết định sẽ giúp bạn phát triển bản thân một cách toàn diện nhờ vào những điều sau đây:

  • Giúp bạn tự tin hơn: Khi bạn biết cách đưa ra quyết định và đối mặt với hậu quả của chúng, bạn trở nên tự tin hơn. Sự tự tin này không chỉ thể hiện trong công việc mà còn giúp bạn tự tin hơn khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống
  • Bạn sẽ không còn bị căng thẳng và lo lắng: Bằng cách xác định rõ lý do và cơ sở của vấn đề bạn đang gặp phải, bạn dần dần sẽ không còn cảm thấy căng thẳng hay lo âu mỗi khi gặp khó khăn. Sở hữu kỹ năng ra quyết định tốt giúp bạn lý trí và tin tưởng vào bản thân mình hơn.
  • Giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và xây dựng tốt các mối quan hệ: Khi bạn có khả năng ra quyết định tốt, bạn trở nên mạnh mẽ trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ. Người khác sẽ tin tưởng và tôn trọng bạn hơn khi thấy bạn đưa ra những quyết định thông minh và có tầm nhìn.

Ra quyết định rèn luyện cho bạn khả năng tự chủ và độc lập trong tư duy

Ra quyết định rèn luyện cho bạn khả năng tự chủ và độc lập trong tư duy (Nguồn: Internet)

Quy trình 7 bước để ra quyết định hiệu quả

Dưới đây là quy trình ra quyết định mà bạn có thể thực hiện theo để quyết định có cơ sở và hợp lý hơn:

Bước 1 - Xác định vấn đề: Bạn cần biết những quyết định sắp tới đang giải quyết vấn đề gì. Điều này giúp bạn nhanh chóng xác định được các yếu tố quan trọng để giải quyết được vấn đề đó.

Bước 2 - Xem xét vấn đề theo nhiều khía cạnh: Điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề mình đang phải đối diện, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để giải quyết được vấn đề và không gây ra quá nhiều thiệt hại.

Bước 3 - Liệt kê các phương án phù hợp: Nhanh chóng “brainstorm” những giải pháp có thể để giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải. Như vậy bạn sẽ có nhiều lựa chọn để xem xét một lần nữa trước khi ra quyết định cuối cùng.

Bước 4 - Phân tích ưu nhược điểm của từng phương án: Điều này giúp bạn chọn được cách giải quyết khả thi nhất trong các lựa chọn phía trên.

Bước 5 - Ra quyết định: Sau khi đã phân tích kỹ lưỡng, bạn đã có thể đưa ra quyết định cuối cùng cho vấn đề rồi đấy.

>>> Xem thêm:

9 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Làm sao để khỏi nói lan man trong cuộc họp?

Nguyên tắc cần nhớ để đưa ra quyết định đúng đắn

Để ra rèn luyện kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc dưới đây:

Nguyên tắc định nghĩa

Tuân thủ nguyên tắc định nghĩa đồng nghĩa với việc hiểu sâu về vấn đề mà bạn đang phải đối mặt. Để thực hiện điều này, chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu và tỉ mỉ phân tích các thông tin liên quan đến vấn đề đó. Khi chúng ta đã có cái nhìn sâu rộng về vấn đề thì việc đưa ra quyết định trở nên dễ dàng hơn. Người đưa ra quyết định có thể chọn phương hướng xử lý phù hợp với tài năng và tình hình của tổ chức.

Nguyên tắc xác minh đầy đủ

Nguyên tắc này đòi hỏi các bước ra quyết định phải dựa trên những phân tích có cơ sở. Người ra quyết định cần phải nghiên cứu thông tin cẩn thận, xây dựng lập luận rõ ràng và chứng minh tính đúng đắn của quyết định. Điều này khiến cho quyết định có tính phản biện cao, sát thực tế và hạn chế tối đa rủi ro.

Nguyên tắc sự đồng nhất

Nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp quyết định được đưa ra trong môi trường làm việc nhóm. Khi có quá nhiều thông tin và quan điểm khác nhau, người ra quyết định phải nắm bắt và phân tích được các khía cạnh quan trọng của vấn đề. Mục tiêu của việc này là đảm bảo tính phương án của quyết định cuối cùng.

Làm sao để cải thiện kỹ năng ra quyết định

Cải thiện kỹ năng ra quyết định đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật cao, vì đây là cả một quá trình trưởng thành của bạn sau những lần ra quyết định sai lầm. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để cải thiện kỹ năng này nhanh chóng hơn:

Đặt ra mục tiêu cụ thể

Một trong những cách cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định là đặt ra mục tiêu cụ thể - thứ trở thành kim chỉ nam cho mọi quyết định của bạn. Hãy xác định rõ những gì bạn muốn đạt được và xem xét các lựa chọn có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung và đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi gặp khó khăn.

Mục tiêu cụ thể giúp bạn ra quyết định nhanh hơn

Mục tiêu cụ thể giúp bạn ra quyết định nhanh hơn (Nguồn: Internet)

Độc lập và kiên định

Không ngừng nâng cấp vốn hiểu biết của bản thân để rèn luyện tư duy độc lập. Sau tất cả các dạng lời khuyên thì chỉ có bạn mới có thể giúp mình vượt qua mọi khó khăn, nên hãy tin tưởng vào bản thân và đưa ra quyết định một cách độc lập nhé.

Quyết tâm hành động

Quyết định không có giá trị nếu bạn không hành động theo đó. Sau khi đưa ra quyết định, hãy quyết tâm thực hiện nó. Điều này còn giúp bạn biết được mình đã làm đúng hay chưa nữa đấy. Chọn đúng cho bạn thành công, ngược lại sẽ có thêm bài học, phương án nào bạn cũng có lợi thì ngại gì mà không hành động?

Quyết tâm thực hiện quyết định của mình để xem kết quả như thế nào nhé

Quyết tâm thực hiện quyết định của mình để xem kết quả như thế nào nhé (Nguồn: Internet)

Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về khả năng và hạn chế của mình. Hãy sử dụng điểm mạnh của bạn để tối ưu hóa quyết định của mình nhé.

Học hỏi từ những người xung quanh

Đừng quên học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, hoặc thảo luận với họ vấn đề bạn đang gặp phải để có thêm góc nhìn cho sự việc. Cách này giúp bạn tránh được rất nhiều “vết xe đổ” và học được nhiều cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể đấy.

Đừng quên tham khảo ý kiến của các tiền bối để các quyết định thêm phần đúng đắn

Đừng quên tham khảo ý kiến của các tiền bối để các quyết định thêm phần đúng đắn (Nguồn: Internet)

Không nên dành thời gian quá nhiều để phân tích

Mục đích cuối cùng của phân tích là để hiểu sâu hơn vấn đề và đưa ra quyết định chính xác. Nếu bạn bị cuốn vào việc phân tích quá nhiều thông tin, bạn sẽ rơi vào tình trạng lạc hướng và hoang mang, dẫn đến việc ra quyết định khó khăn hơn.

Vì vậy, việc phân tích cần được thực hiện một cách có mục tiêu. Phân tích tỉ mỉ để nâng cao xác suất đưa ra quyết định đúng đắn là rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần cân nhắc về cơ hội, thời gian và ý chí của bản thân. Đôi khi, việc quá tập trung vào phân tích có thể làm lãng phí thời gian và cơ hội quý báu.

Phân tích quá chi tiết làm bạn lỡ mất nhiều cơ hội khác mà còn không mang lại hiệu quả cho quyết định cuối cùng

Phân tích quá chi tiết làm bạn lỡ mất nhiều cơ hội khác mà còn không mang lại hiệu quả cho quyết định cuối cùng (Nguồn: Internet)

Chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân

Hãy chịu trách nhiệm với quyết định của mình, dù đó là quyết định đúng hay sai. Hãy chủ động học hỏi, rút kinh nghiệm từ kết quả của các quyết định để điều chỉnh trong những lần ra quyết định kế tiếp. Chịu trách nhiệm còn giúp bạn trưởng thành hơn trong quá trình ra quyết định nữa đấy.

>>> Xem thêm:

Bí quyết làm giàu từ tay trắng

Cách xác định công việc hoàn hảo dành cho bạn

Những khó khăn thường gặp trong quá trình đưa ra quyết định

Dưới đây là một số khó khăn thường gặp trong quá trình đưa ra quyết định:

  • Thiếu thông tin: Thiếu thông tin quan trọng có thể dẫn đến quyết định không chính xác.
  • Áp lực thời gian: Áp lực thời gian có thể buộc bạn phải đưa ra quyết định mà không có đủ thời gian để xem xét kỹ lưỡng hơn.
  • Phân vân giữa nhiều lựa chọn: Có quá nhiều lựa chọn có thể gây khó khăn trong việc lựa chọn một quyết định cuối cùng.
  • Không đồng thuận: Trong các quyết định nhóm, không đồng thuận và xung đột ý kiến có thể khiến việc ra quyết định trở nên khó khăn.
  • Rủi ro: Quyết định thường đi kèm với rủi ro, và không phải lúc nào cũng có thể dự đoán trước được kết quả.
  • Quyết định dựa trên cảm tính quá nhiều: Căng thẳng và lo lắng sẽ làm bạn bị phân tâm trong quá trình chọn ra phương án giải quyết vấn đề. Theo đó, cách giải quyết lại thiên về cảm tính, không những không hiệu quả mà còn có thể mang đến nhiều hậu quả khó lường.

Trên đây là tổng hợp các cách cải thiện kỹ năng ra quyết định, hãy dành thời gian rèn luyện kỹ năng này mỗi ngày để giúp bản thân thêm tự tin và lý trí hơn. Đừng quên theo dõi CareerViet để cập nhật các kiến thức về kỹ năng phát triển bản thân mới và hữu ích nhé.

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ HOÀNG SƠN
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ HOÀNG SƠN

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE - GENE SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE - GENE SOLUTIONS

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wall Street English
Wall Street English

Lương : 10 Tr - 35 Tr VND

Bình Dương

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương : 15 Tr - 23 Tr VND

Hà Nội | Vĩnh Phúc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM

Lương : 20 Tr - 26 Tr VND

Hồ Chí Minh

LOTTE VIETNAM SHOPPING JOINT STOCK COMPANY
LOTTE VIETNAM SHOPPING JOINT STOCK COMPANY

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM

Lương : 1,200 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

EAST SEA ENERGY ENVIRONMENT COMPANY LIMITED
EAST SEA ENERGY ENVIRONMENT COMPANY LIMITED

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 13 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Lương : 800 - 2,000 USD

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Bình Dương

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 18 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Học viện Công nghệ BKACAD
Học viện Công nghệ BKACAD

Lương : 12 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Suntory PepsiCo Việt Nam
Suntory PepsiCo Việt Nam

Lương : 28 Tr - 34 Tr VND

Cần Thơ

BIM Group
BIM Group

Lương : Cạnh Tranh

Vĩnh Phúc

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Nam Định | Hà Nam | Hòa Bình

Yakiniku Like
Yakiniku Like

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

EQuest Education Group (EQG)
EQuest Education Group (EQG)

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

AIA Bảo Hiểm Nhân Thọ
AIA Bảo Hiểm Nhân Thọ

Lương : 12 Tr - 29 Tr VND

Hà Nội | Hưng Yên

Bài viết cùng chuyên mục "Phát triển bản thân"

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
SEO là gì? Mô tả công việc và cơ hội việc làm nhân viên SEO
Tìm hiểu SEO là gì, cách thức hoạt động, những kỹ năng cần thiết và mức lương hấp dẫn cho vị trí SEO. Nhấn xem ngay để trở thành chuyên gia SEO chuyên nghiệp!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback