Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 87,494
Hiện nay, có rất nhiều việc làm hot, trong đó không thể bỏ qua business development manager (BDM). Business Development Manager (BDM) là vị trí đóng vai trò quan trọng trong các công ty/doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ quản lý và phát triển mọi chiến lược kinh doanh của công ty, là “cầu nối” quan trọng giữa bộ phận Marketing và Sales. Vậy công việc mà BDM phụ trách cụ thể là gì? Yêu cầu tuyển dụng vị trí BDM ra sao? Những thắc mắc về vị trí công việc này sẽ được CareerViet bật mí chi tiết trong bài viết sau đây!
Business Development (nhân viên phát triển kinh doanh) là công việc có sự liên quan mật thiết với Sales và Marketing. Nhiệm vụ của các Business Development là giữ mối quan hệ với khách hàng, xây dựng các chiến lược để thúc đẩy hình ảnh của công ty. Họ là những người đưa ra các chiến lược dài hạn như phát triển những mối quan hệ có liên quan tới định hướng của công ty.
Business Development Manager (BDM) là tên tiếng Anh của vị trí công việc Quản lý phát triển kinh doanh. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, xác định mục tiêu bán hàng và khách hàng tiềm năng, tiếp thị và bán sản phẩm/dịch vụ, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt với tất cả khách hàng. Mỗi vị trí quản lý sẽ đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
Business Development Manager là gì?
Business Development Manager sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bằng cách tìm kiếm cơ hội mới, nghiên cứu đối tượng khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và sắp xếp các cuộc hẹn cho giám đốc kinh doanh. Vị trí BDM thường được coi là đầu mối liên lạc của một khách hàng tiềm năng khi muốn tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, BDM cũng hỗ trợ xây dựng các hồ sơ thầu, thúc đẩy bán hàng trong các thị trường mới.
Vai trò quan trọng nhất của Business Development Manager đó là quản lý và tổ chức đội ngũ kinh doanh bán hàng. Một BDM cần phải nắm bắt và triển khai những phương pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng của đội ngũ nhân viên cũng như phát huy năng lực của họ trong công việc.
Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của người Quản lý phát triển kinh doanh cũng rất quan trọng. Họ phải xây dựng được một đội ngũ bán hàng vững mạnh vì tập thể này chính là gương mặt đại diện cho cả công ty/doanh nghiệp với khách hàng.
Vai trò và trách nhiệm của một BDM
Trách nhiệm của một Business Development Manager bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, triển khai thực hiện các quy trình nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.
- Xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, đối tác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh doanh sau này.
- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng cũng như các đối tác kinh doanh. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng giúp BDM có thể thực thi các chiến lược kinh doanh thành công.
- Định hướng triển vọng kinh doanh bằng cách xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu và thị trường mới, phát triển những phương pháp tiếp cận thị trường cũng như xác định cơ hội để phát triển kinh doanh trong tương lai.
- Xây dựng chiến lược Marketing.
Công việc của Business Development Manager khá rộng. Tùy vào quy mô tổ chức của mỗi doanh nghiệp mà khối lượng công việc của BDM sẽ có sự thay đổi. Về cơ bản, những công việc chính của BDM được tổng hợp chi tiết như sau:
- Quản lý, huấn luyện đội ngũ nhân viên kinh doanh thuộc tổ chức, ra quyết định tuyển dụng nhân viên kinh doanh khi cần thiết.
- Kiểm tra và xét duyệt kế hoạch làm việc của các phòng ban kinh doanh.
- Thiết lập, xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh tăng trưởng định kỳ, góp phần tăng doanh thu.
- Nghiên cứu, khai thác và tìm kiếm thị trường.
- Thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với khách hàng tiềm năng, các đối tác kinh doanh,...
- Thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ kinh doanh như hợp đồng kinh doanh, hóa đơn, chứng từ kinh doanh, báo cáo doanh thu – lợi nhuận,...
- Nghiên cứu, phát triển các kế hoạch, dự án kinh doanh mới, mở rộng quy mô kinh doanh của tổ chức.
- Tiến hành dự báo và phân tích hiệu suất bán hàng, trình báo cáo cho quản lý cấp cao.
Công việc của BDM
Để ứng tuyển vào vị trí Business Development Manager, ứng viên cần phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ cũng như năng lực của bản thân. Cụ thể, yêu cầu tuyển dụng Business Development Manager bao gồm một số tiêu chí cơ bản sau đây:
- Tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành học liên quan khác.
- Đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing hoặc những vị trí việc làm tương đương.
- Có nền tảng kiến thức vững chắc, đặc biệt là khả năng nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.
- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các loại phần mềm CRM, các kỹ năng tin học văn phòng.
Yêu cầu về chuyên môn khi tuyển dụng BDM
Là một nhân viên Business Development Manager, bạn cần trang bị những kỹ năng cơ bản sau đây:
BDM không chỉ tham gia đàm phán với các đối tác trên thương trường mà còn trực tiếp triển khai những ý tưởng, chiến lược kinh doanh đến với những thành viên trong công ty. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt là một yếu tố quan trọng đối với BDM.
Trong quá trình triển khai các chiến lược kinh doanh, có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía đối tác hay khách hàng. Nhiệm vụ của BDM là phải nhanh chóng nhìn nhận ra vấn đề và kịp thời đưa ra hướng giải quyết, xử lý phù hợp.
Làm việc ở bộ phận phát triển kinh doanh, chắc chắn bạn phải có tầm nhìn lớn để mở rộng, phát triển thị trường, nắm bắt xu thế mới nhất để đưa vào chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, BDM cũng cần có khả năng đọc vị khách hàng. Đây được xem là một kỹ năng vô cùng cần thiết đối với Business Development Manager.
Những kỹ năng cần có của một Business Development Manager
Khả năng xây dựng và có tầm nhìn chiến lược là yếu tố không thể thiếu đối với một Business Development. Một nhân viên phát triển kinh doanh phải phân tích được 3 yếu tố sau để có thể tư duy và triển khai các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất giúp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh:
Xem thêm: Làm thế nào để biết được nhu cầu của khách hàng tiềm năng
Một nhân viên Business Development cần phải có những sự hiểu biết nhất định về các chỉ số đo lường thường gặp trong kinh doanh. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân tích các số liệu kinh doanh và đưa ra các chiến lược hiệu quả hơn, đồng thời cũng giảm bớt căng thẳng khi làm việc với khách hàng, đối tác.
CRM (Customer Relationship Management) là các phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng. Nó giúp cho việc quản trị dữ liệu khách hàng trở nên dễ dàng hơn, tối ưu các quy trình chăm sóc khách hàng cũng như tăng trải nghiệm khách hàng đối với công ty. Do đó, sử dụng phần mềm CRM là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với một Business Development khi bạn thường xuyên làm việc với con người.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ làm việc rất nhiều trên bảng tính Excel. Vì vậy nên thành thạo Excel cũng là một lợi thế giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
Là một Business Development, bạn nên tham gia các sự kiện hoặc các buổi họp lớn với. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với những Business Development chuyên nghiệp và đồng thời cũng là khách hàng, đối tác tiềm năng.
Việc mở rộng mạng lưới quan hệ với những cá nhân trong các lĩnh vực cũng có thể hỗ trợ nhau. Đây là cơ hội giúp bạn gia tăng hình ảnh công ty, tạo điều kiện mở rộng thị trường và tìm kiếm các đối tác tiềm năng nhằm phát triển cơ hội hợp tác lâu dài.
Business Development và Sales đều là các khái niệm dùng để chỉ những người cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo nhu cầu của họ. Tuy nhiên, về mục tiêu và cách thức thực hiện công việc thì có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 vị trí trên.
Công việc của một nhân viên Sales là giải quyết nhu cầu của khách hàng khi có khách hàng tìm đến. Họ sẽ giúp giải đáp những thắc mắc đồng thời thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ bên mình. Sales là công việc có quá trình ngắn hạn và thường ghi nhận lợi nhuận ngay khi sản phẩm đến tay khách hàng. Sales chủ yếu là công việc bán sản phẩm để tăng doanh thu.
Ngược lại, phát triển kinh doanh lại là một quá trình dài hạn. Business Development chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Thông qua việc sử dụng các phần mềm, Business Development sẽ thực hiện phân tích hành vi người dùng, xác định xu hướng thị trường. Từ đó phát triển các mối quan hệ mới, tìm kiếm các cơ hội và mở rộng thị trường.
Theo thống kê từ trang thông tin tuyển dụng CareerViet , lương Business Development Manager hiện nay rơi vào khoảng 20 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức lương phổ biến nhất là từ 15 triệu đồng/tháng trở lên. Khi bạn có năng lực tốt và duy trì ở mức ổn định, mức lương BDM có thể lên đến 400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ở những công ty có chế độ đãi ngộ tốt, bạn sẽ được nhận thêm các khoản thưởng doanh thu, hoa hồng,... Với mức lương khá hấp dẫn như hiện tại, vị trí Business Development Manager ngày càng được nhiều bạn trẻ theo đuổi và lựa chọn.
Mức lương trung bình của một BDM hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều trang thông tin tuyển dụng việc làm để ứng viên có thể tham khảo và tìm kiếm vị trí Business Development Manager. Trong đó, CareerViet.vn là một trong những “ứng cử viên” sáng giá nhất mà bạn có thể lựa chọn để tìm kiếm việc làm như ý với mức lương hấp dẫn.
CareerViet là trang web chuyên cung cấp thông tin tuyển dụng việc làm uy tín nhất hiện nay. Việc thường xuyên cập nhật các thông tin về ngành nghề tại CareerViet đã đem đến rất nhiều cơ hội việc làm tốt cho các ứng viên. Không chỉ vậy, CareerViet còn sở hữu “kho” mẫu CV chuyên nghiệp, độc đáo, giúp các ứng viên có thể thiết kế cho bản thân một “chiếc CV” ấn tượng theo sở thích riêng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm và ứng tuyển, hơn nữa các nhà tuyển dụng cũng dễ dàng theo dõi được hồ sơ công việc của bạn.
Có thể nói, CareerViet chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng! Để tìm kiếm việc làm Business Development Manager phù hợp, bạn hãy nhanh tay truy cập vào CareerViet.vn ngay hôm nay nhé!
Business development executive là vị trí không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Họ là những người đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận chính cho công ty thông qua việc tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Vị trí Business Development yêu cầu các ứng viên tốt nghiệp hệ Đại học các ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing, các ngành khác tương tự hoặc có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí như nhân viên phát triển kinh doanh, nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing,...
Với những chia sẻ trên đây, CareerViet hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí việc làm Business Development Manager và có những định hướng nghề nghiệp cụ thể hơn cho bản thân. Đừng quên theo dõi chuyên mục Wiki Career của CareerViet để cập nhật thêm nhiều thông tin nghề nghiệp hấp dẫn và hữu ích nhé!
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại những doanh nghiệp uy tín với mức lương hấp dẫn. Hãy nhanh tay truy cập website CareerViet để tham khảo vô vàn vị trí việc làm. Ngoài ra, bạn có thể vào website CareerMap để xem lộ trình nghề nghiệp tham khảo nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này