Content Creator là ai? Kỹ năng cần có của Content Creator?

Lượt xem: 57,141

Content Creator là vị trí đang rất HOT trong vài năm gần đây, được những nhân sự trẻ quan tâm nhiều trên các trang tìm kiếm việc làm. Vậy Content Creator là gì? Làm thế nào để trở thành một nhà sáng tạo nội dung tiềm năng? Những kỹ năng cần có để bắt đầu công việc này là gì? Những vấn đề này sẽ được CareerViet giải đáp ngay sau đây.


Thông tin về Content Creator (nguồn: Internet)

1. Định nghĩa Content Creation

Content creation (sáng tạo nội dung) là quá trình nghiên cứu, tìm tòi, tạo ra nhiều chủ đề hấp dẫn để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.

Trong quá trình sáng tạo nội dung thì content creator sẽ lựa chọn các hình thức thể hiện khác nhau như văn bản, ebook, video, podcast, âm thanh,.. Được coi là những hình thức content được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Mỗi khi nhắc đến content creation, thì khái niệm content marketing sẽ không thể không nhắc tới. Vì hai hình thức marketing này mang lại số lượng leads gấp 3 lần so với các hình thức marketing truyền thống. Hai phương thức này đều tập trung tạo ra những nội dung có giá trị, hướng tới một nhóm khách hàng nhất định với mục tiêu cụ thể.

2. Các bước chi tiết trong quy trình sáng tạo nội dung

Quy trình sáng tạo nội dung cơ bản của một content creator:

  1. Nghiên cứu từ khóa chiến lược ( SEO Research)
  2. Tiến hành lên ý tưởng
  3. Lên kế hoạch phát triển nội dung
  4. Xuất bản nội dung
  5. Tiếp thị nội dung

Quy trình hoàn thiện chiến lược sáng tạo nội dung tổng thể:

  1. Tìm hiểu thêm những ví dụ về sáng tạo nội dung
  2. Lên kế hoạch tổng thể về chiến lược nội dung
  3. Thực hiện quá trình sáng tạo nội dung
  4. Lựa chọn công cụ thực hiện
  5. Xây dựng kế hoạch nội dung chi tiết
  6. Phân tích quá trình và đo lường hiệu quả đạt được

3. Content Creator là ai?

Content Creator hay người sáng tạo nội dung là những người sử dụng trí óc để cho ra đời những sản phẩm truyền cảm hứng. Sản phẩm này được thể hiện qua dạng bài viết, hình ảnh, poster, video clip,… Hiện nay các Writer, Copywriter, Youtuber, TikToker, Blogger, Podcast Host, Biên Tập Viên,... đều được xem là một Content Creator.

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì Content Creation ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Thông thường một doanh nghiệp sẽ có nhiều Content Creator hợp thành một nhóm. Tại đây các thành viên sẽ phụ trách từng mảng phù hợp và làm đa dạng nội dung hơn nhằm tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: Content Marketing và những điều cần biết trước khi vào nghề

Content Creator là sự sáng tạo cho ra đời nội dung thu hút (nguồn: Internet)

4. Tầm quan trọng của nghề sáng tạo nội dung

Tiếp thị nội dung là một phần không thể thiểu của một chiến lược Marketing hiệu quả. Qua đó vai trò của người sáng tạo nội dung (Content Creator) ngày càng quan trọng. Một thông điệp mới lạ, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp thương hiệu nâng cao giá trị trên thị trường và thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Việc xây dựng nội dung cho thương hiệu là một công việc không có điểm dừng. Nếu không sáng tạo và đổi mới liên tục thì doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng bị những đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau

 


Sáng tạo nội dung là phần không thể tiểu của chiến dịch tiếp thị

Xem thêm:

Market segment là gì? 4 cách phân khúc thị trường phổ biến và hiệu quả

PR sản phẩm là gì? Công thức PR sản phẩm hiệu quả và thành công

5. Mô tả chi tiết công việc của Content Creator

Content Creator là một nghề sáng tạo, mà sáng tạo thì không có giới hạn nên những công việc cần làm của vị trí này cũng không thể mô tả một cách chính xác. Phạm vi công việc của một Content Creator sẽ tùy thuộc vào vị trí và cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Content writer là gì? Điều cần biết về content writer đầy đủ nhất

 


Những công việc cơ bản của một Content Creator

Bạn có thể tham khảo một số công việc thường thấy của làm người sáng tạo nội dung sau đây:

5.1 Phân tích thương hiệu

Với vai trò là Content Creator thì bạn có thể tham gia vào quá trình phân tích thương hiệu trong một chiến dịch Marketing. Cụ thể là ưu, nhược điểm, bộ nhận diện thương hiệu,...

5.2 Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

Mọi người thường nghĩ việc tối ưu SEO là công việc của SEOer. Tuy nhiên trong một số trường hợp, Content Creator vẫn có thể đảm nhận phần việc này. Do đó, để đạt được hiệu suất tốt khi làm việc tại vị trí Content Creator thì bạn cần phải nắm được kỹ thuật SEO cơ bản.

5.3 Lên ý tưởng xây dựng nội dung

Lên ý tưởng xây dựng nội dung là một phần không thể thiếu của nghề sáng tạo nội dung. Bạn có thể sáng tạo nội dung với nhiều hình thức nhằm đáp ứng được thông điệp muốn truyền tải của chiến dịch truyền thông và đối tượng tiếp cận.

Bên cạnh những nội dung về thương hiệu, chiến dịch tiếp thị thì Content Creator cũng sẽ đảm nhận những bài viết quảng cáo với mục đích bán hàng.

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về nghề Copywriter


Công việc lên ý tưởng xây dựng nội dung

5.4 Triển khai nội dung

Sau khi đã lên ý tưởng xây dựng nội dung thì bước tiếp theo là đi vào triển khai sản xuất nội dung. Content Creator cần đưa ra bản yêu cầu nội dung cho bài viết đó, sau đó sẽ tự triển khai viết bài hoặc giao cho người phụ trách.

Dựa vào dàn ý đã đưa ra cũng như những thông tin cần thiết thì sau khi sản xuất nội dung thì Content Creator sẽ tiến hành nghiệm thu. Mục đích của bài viết là đảm bảo truyền tải được thông điệp ý nghĩa và mang lại những giá trị cho doanh nghiệp.

5.5 Thiết kế hình ảnh

Tưởng chừng không liên quan nhưng đây lại là một công việc mà người sáng tạo nội dung thường xuyên tiếp xúc. Content Creator cần đảm bảo hình ảnh phù hợp với ý tưởng đã đưa ra trước đó, tính nhận diện thương hiệu và sự bắt mắt. Tuy nhiên phần công việc này, bạn chỉ cần trao đổi với các Designer chứ không phải tự thực hiện.

5.6 Sản xuất video

Hiện nay, video đang là một hình thức tiếp thị nội dung được ưa chuộng, thu hút đông đảo người quan tâm. Content Creator sản xuất video có nhiều vai trò như biên kịch, edit video, tham gia quay dựng,... điển hình là các Youtuber và TikToker.

Xem thêm: Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì? Marketing những điều cần biết


Sản xuất video cũng là một phần công việc của nhà sáng tạo nội dung

5.7 Chỉnh sửa, tối ưu nội dung

Công việc của người sáng tạo nội dung không chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng và sản xuất nội dung. Họ còn phải đảm nhiệm việc chính sửa, tối ưu nội dung sau khi xuất bản. Việc chỉnh sửa sẽ giúp nội dung sẽ được nâng cao chất lượng, thêm phần thân thiện và phù hợp với người tiếp nhận ở những thời điểm khác nhau.

5.8 Tiếp thị nội dung

Có rất nhiều hình thức tiếp thị nội dung, việc của Content Creator là lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp với nội dung đã sản xuất. Có thể là bằng kỹ thuật SEO, Email Marketing, Social,...

 


Tiếp thị nội dung bằng nhiều phương pháp

6. Kỹ năng quan trọng nhất đối với một Content Creator

Nghề sáng tạo nội dung được xem là khá thoải mái bởi nó chú trọng việc sáng tạo và sự đa dạng. Tuy nhiên nghề này vẫn đòi hỏi người thực hiện cần có một số kỹ năng để tạo nên những nội dung đảm bảo chất lượng và hấp dẫn.

6.1 Kỹ năng đọc - viết

Đây được xem là chìa khóa dẫn đến cánh cửa của nghề sáng tạo nội dung, dù bạn sản xuất loại nội dung gì thì vẫn phải bắt đầu bằng việc đọc - viết để thể hiện ý tưởng, thông điệp. Một người có kỹ năng đọc - viết tốt sẽ truyền tải ý tưởng tốt hơn một người có kỹ năng đọc - viết bình thường. Cách năng cao kỹ năng này cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đọc nhiều thể loại, thử sức với những phong cách và cấu trúc viết khác nhau.


Kỹ năng đọc - viết vô cùng cần thiết cho nhà sáng tạo nội dung

6.2 Kỹ năng quan sát, phân tích

Kỹ năng quan sát ở đây có thể hiểu đơn giản là dùng các giác quan trên cơ thể để cảm nhận sự vật, sự việc để tạo nên góc nhìn đa chiều. Kỹ năng phân tích là khả năng cắt xẻ và kết nối các sự vật - hiện tượng lại với nhau giúp lọc thông tin hữu ích.

Kỹ năng quan sát, phân tích cần sự logic cao, cần phải rèn luyện lâu ngày. Nếu bạn đang cảm thấy hứng thú với Content Creator thì hãy cải thiện kỹ năng này ngay bây giờ.

6.3 Kỹ năng sáng tạo

Nhiều người vẫn cho rằng sáng tạo là một yếu tố bẩm sinh, ý kiến này có phần đúng và chưa đúng. Sáng tạo được xem là một loại kỹ năng của con người, nếu bạn là một người có tư duy sáng tạo bình thường thì vẫn có thể rèn luyện để nâng cao.

Bước đầu tiên của việc cải thiện kỹ năng sáng tạo là cải biên những thứ đã có và biến nó thành một phiên bản tốt hơn thuộc sở hữu của bạn. Chỉ cần bạn thực hiện nhiều lần thì chắc chắn kỹ năng sáng tạo của bạn đã được nâng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng công việc của Content Creator thì vẫn chưa đủ. Bạn cần phải trau dồi thêm bằng cách tham dự các buổi workshop, thử sức với nhiều lĩnh vực hơn,...

6.4 Kỹ năng tư duy hình ảnh

Nếu bạn đã đưa ra được một ý tưởng vô cùng độc đáo hấp dẫn nhưng phần thể hiện bằng hình ảnh lại không có gì nổi bật thì giá trị của nội dung sẽ bị giảm đi đáng kể. Bởi 90% nội dung được tiếp nhận là hình ảnh, nếu hình ảnh đơn điệu thì rất dễ khiến người dùng lướt qua. Do đó, để tiếp cận được nhiều người dùng và làm nổi bật thông điệp thì mặt visual content cần được đầu tư nghiêm túc.

Với vai trò một Content Creator, bạn cần phải có tư duy thẩm mỹ tốt, nắm được các nguyên tắc cơ bản của ngành thiết kế hình ảnh và hiểu được góc nhìn của người tiếp cận nội dung.


Kỹ năng tư duy hình ảnh của người làm nội dung

Xem thêm: 9 phương pháp rèn luyện tư duy

7. Hành trình trở thành Content Creator tiềm năng

Để trở thành một Content Creator là cả một quá trình tôi luyện, đòi hỏi sự kiên trì, không ngừng học hỏi và thay đổi.

7.1 Đọc nhiều, thường xuyên cập nhật thông tin mới cho bản thân

Cập nhật thông tin mới là một điều vô cùng quan trọng với một Content Creator thực thụ. Nó sẽ đem đến cho bạn nhiều ý tưởng hơn, làm giàu cho kho tàng kiến thức và linh hoạt hơn trong nhiều lĩnh vực.

Việc cập nhật thông tin thường xuyên, nhanh chóng là tốt nhưng cũng cần phải chọn lọc. Bạn chỉ nên tiếp nhận những thông tin tích cực, có thể giúp ích trong lĩnh vực bạn đang nghiên cứu và thực hiện.

7.2 Thường xuyên sản xuất những nội dung ý nghĩa ở bất kỳ hình thức nào

Là một Content Creator tiềm năng thì việc đưa ra ý tưởng thôi là chưa đủ. Bạn cần phải chuyển hóa được ý tưởng đó thành một nội dung dễ tiếp thu và hấp dẫn đối với người đọc, người xem.

Nếu bạn là người mới chập chững vào con đường sáng tạo nội dung thì có bắt đầu thể hiện ý tưởng bằng các con chữ, sau đó từ từ năng cấp lên hình ảnh, video và âm thanh. Khi đã bắt đầu quen việc thì bạn có thể lồng ghép các yếu tố khác vào tạo nên nội dung có ích, thu hút người xem.

 


Không ngừng sản xuất đa dạng loại nội dung

7.3 Nên đặt câu hỏi thường xuyên

Content Creator cần phải đưa ra những câu hỏi sau đó đi tìm lời giải khách quan chứ không nên dừng lại ở ý kiến chủ quan của bản thân. Điều này sẽ làm giới hạn sự phổ biến của nội dung, dẫn đến sự thất bại của cả chiến dịch. Một số câu hỏi bạn nên thường xuyên đặt ra như:

- Đối tượng là ai?

- Hình thức như thế nào?

- Chủ đề này có đủ hấp dẫn?

- Mặt tích cực/tiêu cực của chủ đề này?

7.4 Học thêm các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung

Sáng tạo nội dung không chỉ dừng lại ở việc viết và nói mà cần phải thể hiện nó một cách cụ thể hơn bằng hình ảnh, video, âm thanh,...

Do đó Content Creator cần phải biết sử dụng các công cụ cơ bản như Canva, Photoshop, Premiere,... để thể hiện ý tưởng của mình một cách cụ thể hơn.

7.5 Lựa chọn nền tảng phát triển nội dung phù hợp

Việc lựa chọn nền tảng để sản xuất và chia sẻ nội dung phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Vì từng nền tảng sẽ có đối tượng người dùng khác nhau, bạn cần căn cứ vào điều này để lựa chọn nơi phát triển nội dung phù hợp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Content Marketing và những điều cần biết trước khi vào nghề

 


Các nhà sáng tạo nội dung tiềm năng cần lựa chọn nên tàng phù hợp

8. Content Creator làm việc ở đâu?

Vị trí content creator hiện nay đã khá phổ biến nên rất dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ công ty nào đang có nhu cầu cần sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực. Công việc này xuất hiện nhiều ở các công ty về thương mại điện tử, agency, công ty thời trang,...

Với vai trò là một content creator chuyên nghiệp thì người làm nghề cần phải có mức độ am hiểu nhất định về sản phẩm mà mình đang làm. Bên cạnh đó công việc sáng tạo luôn cho phép bạn phải có khả năng làm việc tại bất kỳ nơi nào mà bạn muốn trở thành freelancer content creator hoặc digital nomad.

9. Lộ trình thăng tiến cơ bản đối với Content Creator

Thị trường việc làm Content Creator ngày càng cạnh tranh, tỉ lệ để thăng tiến tại vị trí này cũng như vậy. Ở từng vị trí công việc sẽ có lộ trình riêng, nhưng dù đang ở đâu thì bạn cũng cần phải có kỹ năng phát triển theo từng ngày. Cùng với tinh thần cầu tiến cao và không ngừng học hỏi thì bạn mới ngày một thăng tiến.

Các cấp bậc trong Content Creator sẽ được chia thành 4 vị trí như sau:

- Content Intern (thực tập sinh): Đây là vị trí khởi đầu dành cho các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường muốn học hỏi và tìm hiểu về ngành. Hình thức làm việc khá linh động nên sinh viên có thể làm partime hoặc fulltime theo quỹ thời gian của mình. Vị trí này đòi hỏi tinh thần học tập là chủ yếu và thông thường các thực tập sinh chỉ được hỗ trợ chi phí đi lại và ăn trưa.

- Content Creator Fresher (nhân viên chính thức): Vị trí này thường được các bạn vừa mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm ứng tuyển. Tùy theo doanh nghiệp mà bạn sẽ phải học hỏi một thời gian để có thể bắt đầu công việc một cách độc lập.

- Content Creator Senior (chuyên viên): Để ứng tuyển vị trí này bạn cần phải có 2 - 3 năm kinh nghiệm. Bạn phải là người am hiểu công việc, khả năng quản lý và xử lý tình huống tốt.

- Lead of Content (trưởng phòng): Vị trí này dành cho những Content Creator có nhiều kinh nghiệm từ 5 – 6 năm. Khả năng nắm bắt và đưa ra chiến lược nội dung phù hợp cho các chiến dịch của công ty.

 


Lộ trình thăng tiến của một Content Creator

 

10. Yêu cầu tuyển dụng Content Creator

Vị trí Content Creator cần nhiều sự sáng tạo, khối lượng công việc lớn nên các nhà tuyển dụng thường yêu cầu các điều kiện sau:

- Sử dụng các phần mềm chỉnh ảnh, thiết kế đồ họa cơ bản như: Canva, Photoshop, AI, Lightroom,…

- Biết cách biên tập Video, edit video căn bản.

- Sở hữu khả năng sáng tạo nội dung, trình bài rõ ràng và viết kịch bản.

- Có thể chụp ảnh, quay Video, sắp xếp bố cục và ánh sáng phù hợp.

- Có kiến thức về Social Media, SEO, SEM,…

- Khả năng làm việc nhóm và độc lập linh hoạt.

- Có tinh thần trách nhiệm, tỉ mỉ, nhạy bén với xu hướng của xã hội.

 

Yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với vị trí Content Creator

11. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của Content Creator hiện nay

Tại Việt Nam, mức lương của Content Creator theo mẫu báo cáo của VietnamSalary là 10.1 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất dành cho những ai có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm là 11.4 triệu đồng/tháng. Dữ liệu này được tổng hợp từ 25 mẫu việc làm đăng tuyển trên CareerViet.vn.


Mức lương của Content Creator

Với khả năng đa nhiệm, một Content Creator có thể đảm nhận nhiều vị trí trong một chiến dịch tiếp thị nội dung. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của một nhà sáng tạo nội dung là vô cùng lớn. Bên cạnh việc làm cho doanh nghiệp thì bạn có thể hoạt động như một Freelancer. Theo như dự đoán thì trong vài năm tới Content Creator vẫn sẽ được các doanh nghiệp săn đón.

Hiện nay, để tìm việc làm Content Creator không phải là vấn đề quá khó khăn vì vị trí này luôn có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường. Tuy nhiên, để tìm nơi cung cấp việc làm uy tín thì không phải ứng viên nào cũng biết. Nếu bạn cũng gặp phải trường hợp này thì có thể tham khảo việc làm tại CareerViet.vn nhé!

Những câu hỏi thường gặp về content creator

1. Phân biệt Content Creator và Copywriter?

Điểm chung của Content writer và Copywriter tập trung vào việc sản xuất nội dung bằng văn bản. Điểm khác biệt của 2 công việc này nằm ở chỗ Copywriter chỉ tạo ra các văn bản (copy) cho các tài liệu tiếp thị và quảng cáo. Nội dung mà Copywriter tạo ra là tên của sản phẩm, thương hiệu, tagline và kịch bản của quảng cáo trên TV, radio và Youtube

2. Công việc của Content Creator là làm gì?

Content Creator là người tạo ra nội dung giá trị mang tính giải trí hoặc giáo dục thông qua bất kỳ phương tiện hoặc kênh truyền thông nào. Nội dung được tạo ra đa phần sẽ liên quan đến kỹ thuật số và được "tiêu thụ" trên internet.

Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | Tìm việc làm tại Quận Tân Phú TPHCM | Tuyển nhân viên bán hàng TPHCM | Tìm việc làm ở Quận 8 TPHCM

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ HÀ NỘI TOÀN CẦU
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ HÀ NỘI TOÀN CẦU

Lương: Lên đến 15,4 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Lương: 9 Tr - 10 Tr VND

Bình Dương

Hệ thống Phòng khám 315
Hệ thống Phòng khám 315

Lương: Lên đến 11 Tr VND

Hồ Chí Minh

Dự Án Việt Nam
Dự Án Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Hệ thống Phòng khám 315
Hệ thống Phòng khám 315

Lương: Trên 10 Tr VND

Hồ Chí Minh

NHA KHOA VIỆT MỸ
NHA KHOA VIỆT MỸ

Lương: 9 Tr - 13 Tr VND

Hồ Chí Minh

GLO365 CLINIC
GLO365 CLINIC

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH ADC
Công ty TNHH ADC

Lương: 9 Tr - 11 Tr VND

Hồ Chí Minh | Cần Thơ

CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING
CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING

Lương: 11 Tr - 13 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bi Signature
Bi Signature

Lương: 7 Tr - 15 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING
CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING

Lương: 11 Tr - 13 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần Nafoods Group
Công ty cổ phần Nafoods Group

Lương: Trên 20 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Động Học Stella
Công Ty TNHH Động Học Stella

Lương: 15 Tr - 18 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Lương: Cạnh Tranh

Bắc Ninh

CÔNG TY TNHH LONG VÂN
CÔNG TY TNHH LONG VÂN

Lương: 12 Tr - 18 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm
Công Ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm

Lương: 12 Tr - 14 Tr VND

Hà Nội

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: 2 Tr - 4 Tr VND

Hồ Chí Minh

CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH
CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH

Lương: 15 Tr - 20 Tr VND

Hồ Chí Minh

Việt Brothers
Việt Brothers

Lương: 15 Tr - 20 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH KEIKO VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH KEIKO VIỆT NAM

Lương: 12 Tr - 13 Tr VND

Hà Nội

WinWin Communication
WinWin Communication

Lương: Trên 12 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Pharco Việt Nam
Công ty Cổ phần Pharco Việt Nam

Lương: 10 Tr - 15 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH TRỐNG ĐỒNG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRỐNG ĐỒNG VIỆT NAM

Lương: 15 Tr - 17 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Lương: 18 Tr - 26 Tr VND

Hồ Chí Minh

CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH
CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH

Lương: 10 Tr - 18 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Lương: 18 Tr - 24 Tr VND

Hồ Chí Minh

CRC Sports & Lifestyle Việt Nam
CRC Sports & Lifestyle Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH SCIFATE VN
CÔNG TY TNHH SCIFATE VN

Lương: 10 Tr - 20 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH Y TẾ VIỆT TIẾN
CÔNG TY TNHH Y TẾ VIỆT TIẾN

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

ILA Việt Nam
ILA Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback