Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 32,679
Khi bước vào ngành marketing, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp thuật ngữ market segment, hiểu đơn giản là “những phân khúc thị trường nhỏ mà doanh nghiệp hướng đến để có khả năng khai thác tốt nhất”. Vì sao phải làm như vậy? Market segmentation mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Có những market segment phổ biến nào? Cùng CareerViet đi tìm câu trả lời nhé!
Market segment là tập hợp một nhóm đối tượng có những đặc điểm chung (Nguồn Internet)
Market Segment – phân khúc thị trường là những đối tượng có các đặc điểm chung như giới tính, tuổi tác, sở thích, lối sống,… được tập hợp thành một nhóm để hỗ trợ cho mục đích tiếp thị. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều tiêu chí để phân chia thị trường lớn thành những thị trường nhỏ. Sau đó doanh nghiệp tiếp tục chia thị trường nhỏ mà mình nhắm đến thành nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Dựa trên đặc trưng của từng phân khúc mà doanh nghiệp đề ra những chiến lược khác biệt để phát triển thị trường mục tiêu của mình.
Ba tiêu chí cơ bản để xác định Market segment là:
Xem thêm: Sale Marketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Sale Marketing Chi Tiết Nhất
Market segmentation là quá trình phân chia thị trường mục tiêu thành những nhóm nhỏ có đặc điểm giống nhau như tuổi tác, tính cách, hành vi, tâm lý, vị trí, sở thích,... Thông qua Market segmentation, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa những thông điệp truyền tải, những chiến lược marketing cho từng nhóm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm:
Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?
8 bước triển khai chiến dịch xúc tiến bán hàng
Nhờ quá trình phân đoạn thị trường, marketer sẽ hiểu được chi tiết hơn về nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng nhỏ trong toàn bộ thị trường lớn. Mỗi chiến dịch, hoạt động marketing khác nhau sẽ có mức độ tác động riêng đến từng phân khúc khách hàng. Thị trường mục tiêu sẽ bao gồm những nhóm khách hàng được phục vụ tốt nhất, tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Do vậy để tránh lãng phí ngân sách, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc nhiều nhóm khách hàng phù hợp để tập trung tiếp cận, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Thực tế, dù doanh nghiệp quyết định hướng tới phát triển toàn bộ hay chỉ một đoạn thị trường thì vẫn phải trải qua quá trình phân đoạn thị trường để có cái nhìn toàn diện. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. Market segmentation chính là một khâu không thể thiếu, góp phần cho sự thành công của một kế hoạch marketing và quá trình quản trị marketing sau này.
Xem thêm:
8 "chiêu" tạo chiến lược marketing hiệu quả
Những lợi ích của Market segmentation (Nguồn: Internet)
Khi phân đoạn và xác định được đúng nhóm khách hàng mục tiêu, bạn sẽ điều chỉnh được những thông điệp của mình để phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nếu những chiến dịch marketing nhắm vào đúng thời điểm, đúng đối tượng và truyền tải những thông điệp phù hợp thì sẽ tiếp cận được lượng lớn khách hàng khách hàng tiềm năng.
Nếu mục tiêu chiến dịch marketing mà bạn hướng tới là tiếp cận toàn bộ thị trường thì ngân sách để quảng cáo là rất lớn trong khi tỷ lệ chuyển đổi không cao. Ngược lại, mặc dù hướng đến một nhóm đối tượng tuy nhỏ nhưng phù hợp thì vừa tiết kiệm được chi phí, vừa gia tăng được tỷ lệ mua hàng.
Xem thêm:
Làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp?
Accountant, Producer, Maintenance, là gì?
Một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu chỉ tập trung vào những sản phẩm sẵn có. Thay vào đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng để phát triển những sản phẩm mới. Công dụng, thiết kế, giả cả, quá trình phân phối của sản phẩm đều cần được phát triển dựa trên cơ sở nghiên cứu khách hàng thì mới thu hút và nâng cao được trải nghiệm của họ.
Việc nghiên cứu phân khúc thị trường cũng giúp doanh nghiệp xác định được những nhóm đối tượng mà họ vẫn chưa tiếp cận được. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược marketing nhằm mở rộng, phát triển ra những thị trường mới.
Trong quá trình phân chia thị trường, bạn sẽ phải liên tục tìm hiểu những thông tin về khách hàng của mình. Càng hiểu về khách hàng, bạn sẽ càng phục vụ họ một cách tốt hơn, tạo nên những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
Xem thêm:
Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì?
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Dựa theo sự phổ biến của sản phẩm trong một phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ nhận diện của thương hiệu mình. Từ đó bạn sẽ xác định được chiến lược marketing đang hiệu quả ở phần nào, cần cải thiện những yếu tố nào để có thể cạnh tranh tốt hơn với đối thủ của mình.
Các loại phân khúc thị trường phổ biến (Nguồn Internet)
Đây là phương pháp chia nhóm khách hàng dựa theo vị trí địa lý của họ, được xác định theo tỉnh, thành phố, mã bưu điện, quốc gia,... Vị trí địa lý sẽ giúp bạn nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm như mức thu nhập, khả năng chi tiêu, điều kiện thời tiết,... để cân nhắc lựa chọn sản phẩm, triển khai những loại hình quảng cáo hiệu quả.
Theo yếu tố nhân khẩu học, doanh nghiệp sẽ dựa trên các yếu tố như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng hôn nhân... để phân chia khách hàng thành các nhóm riêng. Đây được coi là phương pháp dễ thực hiện, có độ tin cậy cao nên được áp dụng rất phổ biến.
Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Những dữ liệu về hành vi khách hàng có thể dễ dàng được thu thập từ chính website của công ty. Yếu tố này bao gồm: thói quen chi tiêu, mua sắm, thời gian truy cập web, mức độ tương tác với doanh nghiệp, những phản hồi về sản phẩm đã mua,... Từ những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh thông điệp, mục tiêu chiến dịch marketing sao cho phù hợp nhất.
Xem thêm
So với phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, phân khúc tâm lý sẽ khó xác định hơn bởi những yếu tố như sở thích, tính cách, giá trị, niềm tin, mục tiêu, phong cách sống,... rất trừu tượng và dễ thay đổi. Các nhóm tâm lý cũng có thể là sự kết hợp của những phân loại khác như tuổi tác, nghề nghiệp (nhân khẩu học) hay vị trí của họ (địa lý), nhưng tựu chung lại chúng đều thể hiện thái độ, lối sống của một nhóm. Phân khúc tâm lý sẽ giúp hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp có hiệu quả cao bởi qua đó khách hàng sẽ cảm thấy doanh nghiệp hiểu được họ đang cần và muốn gì.
Xem thêm:
Các kỹ năng marketing cần thiết để tạo nên nhân viên marketing chuyên nghiệp
Hy vọng qua bài viết trên, CareerViet đã giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về market segment là gì và những phân khúc thị trường đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nếu bạn đang tìm việc làm liên quan đến Marketing thì đừng bỏ qua website CareerViet - nơi đăng tải hàng trăm công việc từ những nhà tuyển dụng cao cấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo lộ trình nghề nghiệp của bản thân tại CareerMap để xem có phù hợp với việc làm marketing không. Đừng quên tự thiết kế cho mình một chiếc CV chuyên nghiệp chỉ với 3 bước đơn giản tại CVHay nhé!
Top những việc làm được tìm kiếm nhiều nhất:
Việc làm Kế toán trưởng | Việc làm Kế toán tổng hợp | Việc làm Kỹ sư điện | Việc làm Logistics | Việc làm Marketing Executive | Việc làm Nhân viên hành chính | Việc làm Nhân viên kho | Việc làm Trade Marketing | Việc làm Business Analyst | Việc làm Dược sĩ
Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:
Việc làm Bình Định | Việc làm Phú Yên | Việc làm Hà Nội | Việc làm Bắc Ninh | Việc làm Bình Phước | Việc làm Đà Nẵng | Việc làm TPHCM | Việc làm Hà Tĩnh | Việc làm Bình Thuận | Việc làm Quảng Ngãi
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function