Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 62,530
Thay đổi hoặc tìm một công việc mới thích hợp hơn là một nhu cầu cần thiết để phát triển nghề nghiệp của người lao động. Nguyên nhân của sự thay đổi công việc có thể nhiều nhưng các chuyên viên tư vấn nhân sự đã đưa ra 3 nguyên nhân chính: không còn thích thú với công việc hiện tại; muốn tìm một công việc gì thú vị hơn; công ty đang cắt giảm nhân sự. Các chuyên viên cũng đưa ra một kế hoạch với các bước chuẩn bị giúp bạn tham khảo để chắc chắn rằng quyết định thay đổi công việc của mình là đúng.
Nhiều người đổi việc vì họ không thích công việc đang làm, sếp quản lý hay công ty của họ. Vì vậy, không khó xác định những điều không thích, tuy nhiên bạn sẽ không biết hướng thay đổi công việc trừ phi bạn xác định được bạn thích gì. Bạn thích làm gì khi ở sở làm, khi ở nhà trong thời gian rảnh rỗi? Điều gì thu hút bạn? Đam mê của bạn là gì? Nên dành thời gian khám phá lại chính mình.
Khi bạn khám phá lại đam mê của mình, hãy dành thời gian nghiên cứu những loại công việc thu hút những sự đam mê của bạn. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy không chắc chắn hay bất an, đây là một phần tự nhiên của quá trình đổi việc. Mức độ nghiên cứu của bạn tùy thuộc vào mức độ thay đổi công việc của bạn, chẳng hạn, đổi việc làm giáo viên sang làm một chuyên viên đào tạo doanh nghiệp, hay đổi từ một y tá sang làm một chuyên viên thiết kế trang web.
Vận dụng một số kỹ năng hiện có và những kinh nghiệm của bạn vào công việc mới. Có nhiều kỹ năng (chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch v.v...) mà bạn có thể vận dụng trong công việc mới mà bạn muốn làm. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra mình đã có một số kinh nghiệm cho công việc mới.
Qua các bước trên, phần nào bạn sẽ thấy mình cần phải trang bị thêm những kỹ năng gì cho công việc mới. Nếu kỹ năng bạn muốn học là cần thiết cho công việc hiện tại của bạn, hãy xem chừng sếp của bạn có mở hầu bao hay không. Trước khi đăng ký vào học ở một trường hay trung tâm nào đó, bạn nên tìm hiểu các thông tin của nơi đó và tham khảo những trường hợp kiếm việc thành công mà trường đó từng đào tạo.
Một trong những chìa khóa dẫn tới thành công trong việc thay đổi công việc là các kỹ năng hội nhập. Những người thân có thể cung cấp cho bạn những định hướng công việc, lời khuyên hay thông tin về một công ty hay ngành cụ thể, và giới thiệu bạn với những người khác để bạn mở rộng cơ hội tìm việc của mình.
Hãy làm một công việc bán thời gian hay tình nguyện làm công việc mới không những làm cho quyết định đổi việc của bạn thêm chắc chắn, mà còn cho bạn nhiều kinh nghiệm cần thiết cho công việc mới. Hãy làm thêm vào những ngày cuối tuần hoặc ban đêm để thu thập thêm kinh nghiệm cho công việc mới.
Thay đổi công việc là một quyết định quan trọng trong đời. Hãy tìm một cố vấn nhiều kinh nghiệm để giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn. Người cố vấn không hẳn là một người có vị trí cao, tuy nhiên, bạn có thể sẽ thành công hơn nếu có một cố vấn như thế.
Một số người đổi việc nhưng không thay đổi người chủ thuê họ. Nhưng khi thực hiện điều này, bạn cần phải biết người chủ của mình có nhận thấy sự quyết tâm, nhiệt huyết của mình là vẫn muốn phục vụ tốt hơn cho công ty hay không. Nên nhớ là không nên đổi việc khi bạn chưa sẵn sàng cho công việc mới.
Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng những kỹ năng và công cụ tìm việc trước đây, giờ là lúc bạn nên trau dồi lại. Những kỹ năng và công cụ tìm việc bao gồm việc nghiên cứu các công ty, cách viết resume, kỹ năng phỏng vấn, thỏa thuận lương bổng v.v...
Khi quyết định thay đổi công việc, bạn nên đặt những mục tiêu tích cực cũng như việc ngừa trước những thất bại và thay đổi xấu có thể xảy ra. Điều quan trọng là bạn không được thất vọng về những điều này, nếu nó xảy ra.
Thay đổi công việc không phải vì bạn không có năng lực mà là năng lực của bạn chưa được khai thác đúng chỗ mà thôi. Giữa vô vàn việc làm hấp dẫn, hãy can đảm lựa chọn cho mình hướng đi mà mình đam mê nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức lương từng công việc cụ thể tại VietnamSalary.vn!
Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
tìm việc làm | Coteccons tuyển dụng | Chăm sóc khách hàng Vietnamobile | Giảng viên đại học | auditor | việc làm online | việc làm part time | nhân viên kho
Nguồn: Theo NLĐ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này