Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 19,749
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Cuối cùng thì bạn cũng đã vượt qua những khó khăn để được tuyển dụng: những bài test (kiểm tra) hóc búa, những kỳ phỏng vấn căng thẳng, … việc bây giờ của bạn là chuẩn bị tinh thần để làm thật tốt công việc mình vừa có được.
Nhưng nếu như bạn đã có thể thuyết phục được vị sếp mới của mình để được gia nhập vào với công ty của họ, cũng là mở ra cho mình những cơ hội mới thì một vấn đề mới đặt ra lúc này: Tiền! Bởi vì, thay đổi công ăn việc làm có thể là cơ hội rất tốt để bạn cải thiện vấn đề tài chính cho mình.
1. Tìm hiểu thông tin.
Ngày này, công việc sẽ đem đến cho bạn nhiều thứ hơn là lương đơn thuần, đúng không? Bạn có thể nhận được những phúc lợi, trợ cấp các loại, những bữa ăn trưa hay các hóa đơn miễn phí, … và những khoản “bonus” ((tiền thưởng). Đây được gọi là “phần mềm” ngoài lương và hầu như không có trong hợp đồng mà bạn vừa ký kết với nhà tuyển dụng. Điều này có được nhiều hay ít là tùy vào sự năng động, cũng như khả năng của bạn tới đâu, khi đó bạn sẽ nhận được các khoản này một cách tương xứng.
2. Sếp chỉ quan tấm tới kết quả cuối cùng, không quan tâm cách bạn làm như thế nào.
Sếp mới của bạn chỉ quan tâm đến khả năng đóng góp của bạn vào công ty là ở mức nào, bạn làm lợi cho công ty được bao nhiêu; họ không quan tâm tới cách bạn làm việc ra sao, mà chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà thôi. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng thái quá về việc mình làm có tốt không, có hiệu quả không, có xứng đáng với “đồng tiền bát gạo” hay không… hãy tập trung làm việc tinh thần để công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Và, nếu như bạn nghĩ rằng: mức lương mà mình đang nhận là … không thỏa đáng, không xứng đáng với năng lực của mình thì cũng hãy làm việc hết mình, tránh tư tưởng: chỉ làm việc đúng với số tiền mà họ đang trả cho bạn.
3. Biết rõ giá trị của bản thân.
Nếu bạn biết đồng nghiệp của mình nhận được mức lương cao hơn trong khi công việc của bạn lại (có vẻ) nhiều hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn kém cõi hơn họ, hoặc nhà tuyển dụng không công nhận năng lực của bạn, … nói chung là rất nhiều những suy nghĩ tiêu cực đến với bạn trong tình huống này. Bạn hãy làm việc tích cực, bằng tất cả khả năng của mình để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị thực sự của bạn. Chắc chắn, sẽ chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ nhận được mức lương tương xứng với mình.
4. Là người bị động thông minh
Các chuyên gia nhân sự khuyên rằng: bạn không nên là người đầu tiên đề cập đến chuyện tiền nong. Rõ ràng, lương bổng là kết quả của một quá trình đàm phán và làm việc vất vả nhưng bạn lại không thể chủ động với nó trước nhà quản lý. Mọi việc nên được bắt đầu một cách tuần tự. Có thể bạn không phải là người chủ động đưa ra việc đàm phán lương, nhưng bạn vẫn có thể đưa ra một con số hợp lý với mình trong quá trình thương lương với nhà quản lý.
Trong trường hợp bạn vẫn chưa thương lượng thành công, cũng không nên nóng vội mà có những hành không tích cực. Hãy kiên nhẫn và chờ cơ hội khác đến với mình, sẽ không bao giờ là quá muộn nếu bạn thật sự cố gắng.
5. Thỏa thuận với một tinh thần dũng cảm
Nếu như mong muốn của bạn gần như ngay lập tức bị chối từ, bạn cũng không nên có nhựng lời lẽ mang tính chống đối với nhà quản lý. Họ có lý do để giải thích với bạn, tuy nhiên điều này sẽ rất thiệt thòi nếu như bạn chấp nhận. Thay vào đó, bạn có thể nói: “Tôi không nghĩ mức lương này là hợp lý với mình, tôi có thể chứng minh cho anh (chị) điều đó”, hoặc “Tôi nghĩ mình có khả năng để được nhận nhiều hơn”, … Hãy dũng cảm nói (không phải cãi lại) với nhà quản lý mình có những gì, lý do nào khiến mình có thể nhận được một con số cao hơn.
Thông thường, các nhà quản lý hay đưa ra một con số khởi đầu, vì vậy việc bạn có dũng cảm đưa ra đề nghị hay không sẽ góp phần quan trọng để đạt được thỏa thuận như mong muốn.
6. Tiếp tục kiên trì
Để có thể nhận được một mức lương tương xứng với mình, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều trở ngại, bên cạnh những yếu tố chủ quan như năng lực của bản thân, kinh nghiệm làm việc, đòi hỏi bạn còn phải có một sự nhạy bén và sự kiên trì. Bởi vì: lương không chỉ là thước đo cho giá trị của bạn mà còn là cơ sở đánh giá cho sự thăng tiến của bạn.
Nguồn: Theo HrVietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này