Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,384
Mất việc là chuyện khá đau đầu và không dễ dàng nói ra. Sự thiếu hụt về thu nhập, mất uy tín và địa vị xã hội có thể làm bạn mất tự tin và tuyệt vọng. Đặc biệt là khi đến chỗ làm mới, bạn nên ứng xử như thế nào?
1. Xem xét nguyên nhân bạn mất việc
Hãy có một cái nhìn trung thực về hoàn cảnh khiến bạn bị sa thải. Thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân khiến bạn mất việc là cách để bạn có thể thoải mái khi đối mặt với câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn xin việc mới. Cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nếu đã xem xét một cách thành thật về tình huống khiến bạn mất việc và có trách nhiệm với hành động của mình.
2. Xác định những mặt tích cực
Một người chọn một công việc vì nhiều lý do và có thể họ đã chọn sai. Khi nói về chuyện bạn bị mất việc với người sếp mới, hãy nhấn mạnh rằng bạn buộc phải rời khỏi công việc cũ dù không mấy thoải mái khi quyết định như thế. Khả năng vượt qua nghịch cảnh với một thái độ tích cực là điểm đáng quý của bất kỳ nhân viên nào.
3. Không nên “có mới nới cũ”
Trong buổi phỏng vấn chủ mới, không nên hạ thấp sếp cũ hay đổ lỗi cho đồng nghiệp. Sếp cũ có thể là người cộc cằn hay sao đó nhưng phỏng vấn không phải là thời điểm thích hợp để trút cơn giận hay nói xấu một ai.
Đổ lỗi cho người khác chứng tỏ bạn không muốn chịu trách nhiệm và không đáng tin cậy để hoàn thành công việc. Điều này cũng làm sếp mới nghi ngờ bạn cũng sẽ nói sau lưng họ như thế với người chủ sau này của bạn.
4. Nhấn mạnh bài học kinh nghiệm
Trung thực khi nói những chuyện xảy ra đằng sau việc bạn mất việc. Nói về những kinh nghiệm bạn đã rút ra và cho thấy đó là cách để bạn chuyển một tình huống tiêu cực thành tích cực. Những thất bại sẽ là kinh nghiệm tốt của bạn sau này.
Hãy chứng tỏ rằng công việc sẽ tốt đẹp hơn khi bạn có được những khả năng và kỹ năng mới.
5. Đừng ở thế phòng thủ
Không nên phàn nàn về chuyện mất việc đã đẩy bạn vào tình huống khó khăn. Người phỏng vấn đang tìm kiếm một nhân viên có kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức.
Họ cũng đang tìm kiếm một người nào đó phù hợp, người sẽ hợp tác tốt với các nhân viên còn lại và cảm thấy thoải mái với môi trường làm việc, chính sách và thủ tục ở công sở.
Thừa nhận những thiếu sót của mình là dấu hiệu của sự trưởng thành, cho thấy bạn đã sẵn sàng cho sự thay đổi và cải thiện các thói quen làm việc của bạn.
Nguồn: Theo Tuổi Trẻ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này