Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 93,428
Hiểu giá trị bản thân để khắc phục tình trạng chênh lệch lương do giới tính. Ngoài ra, lựa chọn những việc làm hot hiện nay như việc làm Vĩnh Long, tìm việc làm Đà Nẵng, việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, quản lý đơn hàng,... cũng là một trong những cách khẳng định giá trị bản thân do “tỷ lệ chọi” cao.
Có khá nhiều công ty hoặc tổ chức trên thế giới lẫn Việt Nam đã thực hiện các đợt khảo sát, báo cáo lương hằng năm và chỉ ra sự chênh lệch về mức thu nhập giữa nam và nữ giới khi xem xét họ trong cùng một vị trí, chuyên môn và cấp bậc công việc. Đây là một chủ đề vô cùng “nóng” của cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên trong suốt nhiều năm qua.
Rất nhiều lý do đã được viện dẫn để giải thích cho sự khác biệt này, tuy nhiên nổi bật nhất trong đó phải kể đến các yếu tố tác động về: trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, tuổi đời với nghề, tình trạng hôn nhân, đặc điểm tâm lý/thể chất của nam và nữ, quan điểm xã hội…
Nhưng liệu điều này có còn đúng với hoàn cảnh xã hội hiện tại nữa không? Qua tìm hiểu, CareerViet.vn nhận thấy xu hướng được ủng hộ nhất hiện nay là xoá bỏ sự bất bình đẳng. Tin vui là đã có những sự biến chuyển lớn trong vấn đề này, dù mọi thứ diễn ra khá chậm. Rất nhiều nghiên cứu hoặc chia sẻ từ các chuyên gia chứng minh rằng những lý do quan trọng nhất giải thích cho sự chênh lệch lương về giới cũng đã lung lay và không còn thực tế nữa. Cùng CareerViet.vn xem một vài phân tích ngắn sau đây nhé!
Một nghiên cứu toàn cầu gần đây của ICEDR cho thấy các lãnh đạo công ty tin rằng phụ nữ khoảng 30 tuổi thường rời khỏi lực lượng lao động vì họ không thể tìm được cân bằng cuộc sống trong công việc hoặc đang có kế hoạch sinh con. Nhưng trên thực tế, khi một nghiên cứu tương tự đặt ra câu hỏi với phụ nữ rằng tại sao lại nghỉ việc, họ nhận ra rằng lý do không liên quan gì đến em bé hay khả năng cân bằng cảm xúc cả. "Tôi tìm được công việc ở nơi khác lương cao hơn" là câu trả lời hàng đầu, được đưa ra bởi khoảng 65% số người được hỏi.
Các nhà nghiên cứu lưu ý thêm: "Làm mẹ không phải là lý do chính khiến phụ nữ độ tuổi 30 rời bỏ tổ chức. Họ ra đi chủ yếu bởi vì quá mệt mỏi và chán nản với việc kiếm được ít tiền hơn đồng nghiệp nam giới cùng trình độ”. Các giải pháp được đề xuất là “tập trung vào những gì quan trọng nhất: Trả lương cho phụ nữ một cách công bằng, thách thức họ với cơ hội học tập và phát triển, và cung cấp cho họ những công việc có ý nghĩa".
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu sếp có suy nghĩ rằng bạn sẽ nghỉ việc khi có con thì họ cũng thường bỏ qua bạn khi cân nhắc cơ hội thăng tiến hay đảm đương thêm trách nhiệm. Nghĩa là bạn lại mất cả cơ hội ngay khi chưa có con chỉ vì định kiến bạn là phụ nữ.
Không quá khó để tìm thấy ngay trên những mẩu quảng cáo tuyển dụng, mức lương công bố cho thấy có sự chênh lệch giữa nam và nữ, hoặc là yêu cầu chỉ tuyển nhân viên nam hoặc nữ.
Người ta thường tin rằng nam giới, với danh hiệu “phái mạnh”, sẽ làm việc được lâu dài, hiệu quả và năng suất hơn nữ giới. Có thể liệt kê được một loạt suy nghĩ đầy định kiến như: Nam chăm chỉ và bền bỉ hơn nữ với thời gian làm việc mỗi ngày có thể kéo dài hơn, hoặc có thể làm ngoài giờ vào cuối tuần; có thể chất lẫn tâm lý cho công việc tốt hơn nữ, chịu đựng được nhiều áp lực, căng thẳng và cảm xúc tiêu cực hơn; có nhiều tham vọng để theo đuổi mục tiêu sự nghiệp và địa vị cao hơn nữ… Nhưng các kết luận này đã không quan tâm đến thực tế rằng nữ giới cũng làm được đúng như vậy, chỉ là với cách thức khác thôi.
Không có gì chứng minh được rằng, nam giới sẽ có hiệu suất nổi trội hơn trong các tình huống này. Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhiều phụ nữ với thiên chức làm mẹ mà xã hội thường gán cho chẳng những làm nhiều việc nhà hơn chồng mà còn làm nhiều việc công sở hơn nam đồng nghiệp. Theo tạp chí Mother Jones, khi cả hai cùng đi làm thì các bà mẹ sẽ làm việc nhiều hơn các ông bố 80 phút mỗi ngày, để hoàn thành việc nhà và nhiệm vụ chăm sóc trẻ. Tại công ty, họ cũng có xu hướng nhận thêm nhiều công việc “không tên không phí” khác như hướng dẫn người mới, tham gia thiện nguyện, sắp xếp gọn gàng văn phòng hoặc giữ vệ sinh căn tin… hơn các đồng nghiệp nam.
Chúng ta thường thấy phụ nữ được “đóng đinh” cho những công việc như lễ tân, văn thư, thư ký hoặc các công việc dịch vụ khác, và nam giới lại được gán cho những công việc như phi công, thợ điện, thợ mộc, thợ xây, công nhân khai thác khoáng sản,… Vì lý do thể trạng hay giới tính mà những lựa chọn thường xuyên này đã dần trở thành một “nếp nghĩ”. Và điều này dẫn đến kết quả là phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi cố xâm nhập vào các lĩnh vực mà nam giới thống trị, bao gồm cả vấn đề lương bổng.
Trong khi đó, mặc dù có một số lĩnh vực phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng nam giới lại có xu hướng nhận lương cao hơn, thậm chí bao gồm cả những lĩnh vực phụ nữ chiếm ưu thế. Ví dụ, y tá nam kiếm được nhiều hơn 10% so với y tá nữ, và người quản gia kiếm được nhiều hơn 30% so với người giúp việc. Còn khi phụ nữ dám tham gia vào những lĩnh vực bị chi phối bởi nam giới, thì mức lương của họ cũng giảm so với các nghề khác.
Nói một cách tổng quát, khi phụ nữ đã được “điểm mặt đặt tên” trong một số nghề nghiệp, lĩnh vực nào đó, nếu gia nhập vào “địa phận” khác họ có nguy cơ bị giảm bớt giá trị cũng như phải đối mặt với những sự cạnh tranh và khó tìm thấy sự hỗ trợ.
Hiện tại, tỉ lệ phụ nữ tốt nghiệp trường đại học đang cao hơn nam giới, vậy bạn có nghĩ học vấn sẽ giúp bạn có được lương cao? Sự thực là không phải bằng cấp tốt luôn mang lại thu nhập cao, ít nhất là với phụ nữ. Một nghiên cứu của Trung tâm Giáo dục & Lao động của Georgetown năm 2011 cho thấy “nam giới có tham gia đào tạo tại một số nơi nhưng chưa nhận được bằng đại học cũng có thu nhập như phụ nữ có bằng cử nhân” và “nữ tiến sĩ đôi khi cũng nhận mức lương bằng một nam cử nhân”. Vì thế bạn không thể liên hệ lý do giáo dục với vấn đề chênh lệch thu nhập do giới tính.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, thời gian gắn bó với công việc của người phụ nữ cũng bị bỏ qua khi phân bổ mức lương. Càng nhiều năm ở trong một công ty thì khoảng cách của phụ nữ với đồng nghiệp nam có cùng kinh nghiệm càng lớn hơn. Theo báo cáo của Claudia Goldin, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, phụ nữ ở độ tuổi 20 kiếm được khoảng 92% những gì mà các đồng nghiệp nam nhận được, trong khi phụ nữ ở tuổi 50 của họ chỉ làm 71% mức lương của người đàn ông trung bình.
Phụ nữ nhận lương thấp hơn vì họ ít đấu tranh cho quyền lợi này hơn so với nam giới. Vì vậy, cách đơn giản nhất để thu hẹp khoảng cách lương theo giới là phụ nữ hãy đòi hỏi nhiều hơn cho những gì họ muốn.
Lý thuyết nghe rất tuyệt vời nhưng thực tế không dễ dàng vậy! Một bài viết của Harvard Business Review đã nhận xét, vấn đề có thể liên quan nhiều hơn tới việc phụ nữ được đối xử như thế nào khi đàm phán, chứ không phải là sự thiếu tự tin hoặc kỹ năng, phương pháp trong đàm phán. Nhiều phụ nữ lo rằng nếu mình quyết liệt như vậy sẽ làm hỏng mất hình ảnh. Và nghiên cứu cho thấy mối quan tâm đó có cơ sở: “Cả nam và nữ quản lý đều không muốn nữ ứng viên thương lượng lương khi phỏng vấn”. Khảo sát mới của Levo League cho biết có 83% phụ nữ đồng ý rằng phải thương lượng lại mức lương thưởng, nhưng chỉ 41% sẵn sàng làm rõ chi tiết mọi quyền lợi trong đề nghị nhận việc.
Thực tế cho đến thời điểm này thì đâu đó vẫn sẽ còn tồn tại một số khác biệt. Những khác biệt khả dĩ dẫn đến sự chênh lệch lương giữa nam và nữ ở những mảng việc làm chuyên môn bắt buộc phải lựa chọn giới tính người đảm nhiệm. Nhưng nhìn chung, cơ bản mọi thứ đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.
Cũng như kết quả của phong trào nữ quyền lên tiếng đòi bình đẳng, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, sự bình đẳng về giới trong vấn đề lương thưởng đã ngày càng đạt được nhiều kết quả tích cực hơn. Giới tính không phải là yếu tố quyết định lương thưởng, nhà tuyển dụng giờ đây tập trung vào nhìn nhận năng lực và mức độ đóng góp nhiều hơn. Kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và thái độ mới là yếu tố quan trọng. Vì thế, người đi làm cũng không nên đặt nặng vấn đề tư tưởng này nữa mà hãy tham khảo ở những nguồn tin cậy để biết mình đang có thu nhập như thế nào so với thị trường. Ngay tại Việt Nam, nếu bạn băn khoăn về vấn đề này thì có thể tự mình khám phá và đo lường tại VietnamSalary.
Sau tất cả, hãy ngừng nhắc đến những lý do vừa phân tích bên trên để “chống chế” cho định kiến và tư tưởng phân biệt. Dù có những khía cạnh hợp lý, nhưng đến nay sự hợp lý đó đã trở nên rất nhỏ. Với tính năng động và khả năng tự trau dồi, phụ nữ hiện đại đã khắc phục được hầu hết những khác biệt trong khả năng làm việc so với nam giới. Khoảng cách này không còn quá xa, nếu có tồn tại chăng chỉ là do sự xa cách trong quan điểm và cách nghĩ.
Thông điệp cuối cùng mà CareerViet.vn muốn nhắn gửi, trong quá trình chinh phục một công việc mới, dù bạn mang giới tính nào, không cần bận tâm về việc mức lương trả cho nam hay nữ có khác nhau hay không. Đừng đấu tranh với những định kiến nữa, hãy đấu tranh để có thể tự hiểu đúng về giá trị bản thân! Học cách tự khảo sát và đo lường xem đâu là mức lương thích đáng nhất dành cho mình, rồi sau đó tập trung giành bằng được con số đó là bước đi đúng đắn nhất.
(Nguồn ảnh: Internet)
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | tuyển dụng cgv aeon Tân Phú | giao hàng tiết kiệm Sa Đéc tuyển dụng | công ty dược MSD tuyển dụng | Tìm việc làm ở Đà Lạt | Tìm việc làm ở TP Tân An mới nhất | Sàn việc làm Bắc Ninh
Nguồn: BeeQQ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này