Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,414
Học y để làm bác sĩ, học sư phạm sẽ thành giáo viên... đó là những nghề rất "căn bản" đã được định hướng. Tuy nhiên, nhiều SV học đến năm thứ 4 ĐH vẫn mơ hồ về nghề nghiệp tương lai, chưa xác định được sẽ làm gì với ngành theo học.
Loay hoay khi tốt nghiệp
Lý do lựa chọn ngành học quyết định nghề nghiệp tương lai của nhiều cô tú, cậu tú rất đơn giản: Tỉ lệ chọi không cao, điểm đầu vào thấp, đến sát ngày nộp hồ sơ mới liều "nhắm mắt đưa tay" điền vội một ngành mà không biết học xong sẽ làm gì.
Điều này thường xảy ra với SV khối xã hội bởi các ngành học khá "trừu tượng": Nhân học, triết học, xã hội học, Việt Nam học... SV được định hướng sẽ làm việc trong các viện nghiên cứu, nhưng với cách đào tạo (ĐT) hiện nay, các cử nhân tương lai chưa định hình được sẽ nghiên cứu như thế nào.
N.T.Tiệp - SV năm thứ 4 khoa Việt Nam học, ĐH SP Hà Nội I - cho biết: "Đến năm cuối, chúng tôi đều đăng ký học nghiệp vụ các ngành: Sư phạm, báo chí, du lịch... bởi ít ra cũng biết mình sẽ làm gì. Nhưng thời gian học chỉ có 6 tháng nên không thể bằng SV được ĐT chuyên sâu, thậm chí khi học xong muốn về quê cũng không biết xin việc ở đâu cho phù hợp".
Ngay cả những SV xuất sắc, theo học các lớp cử nhân tài năng ngành văn học, sử học của Trường ĐH KHXH&NV HN cũng không hình dung được công việc cụ thể. Sau khi TN lớp cử nhân tài năng văn học, Nguyễn Thu Trang muốn đi dạy nhưng các trường chỉ nhận cử nhân sư phạm, Trang đành chọn cách học tiếp cao học để tìm cơ hội trong các viện nghiên cứu, dù rất mong manh.
Cần ĐT theo nhu cầu
Bộ GDĐT và các trường đã tổ chức các hội thảo giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp, nhưng thường chú trọng đến các trường kỹ thuật, kinh tế và "quên" các ngành xã hội. PGS - TS Trịnh Khắc Thẩm - Phó Hiệu trưởng ĐH Lao động - Thương binh và Xã hội - đánh giá: "Các trường rất khó kết nối với Cty, DN bởi nhu cầu về rất ít. SV ngành xã hội hơi nhút nhát, thụ động khi tìm kiếm việc làm, không chứng tỏ được năng lực trước nhà tuyển dụng".
Theo PGS - TS, các trường xã hội cần được hỗ trợ để định hướng nghề cho SV và năng động hơn để kết nối với DN. Trong tương lai, các cơ quan có thể gửi chỉ tiêu tuyển dụng để các trường ĐT, đáp ứng nhu cầu xã hội, không ĐT tràn lan như hiện tại.
Tận dụng thời gian thực tập chính là một cách hiệu quả để SV tiếp cận nghề nghiệp tương lai. Biến kỳ thực tập thành cơ hội để hiểu về công việc là điều không phải SV nào cũng làm được, hầu hết xem thực tập chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa". Các cơ quan luôn có nhu cầu tuyển người tài, tận dụng cơ hội để học hỏi sẽ giúp SV gây được ấn tượng và làm quen với công việc sớm, hình dung được rõ hơn về việc sẽ làm khi TN.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này