Kỹ năng mà tất cả các nhà quản lý nhân sự phải có

Views: 5,515

Quản trị nhân sự là ngành luôn đòi hỏi cập nhật năng lực lãnh đạo và quản lý con người. Tình thế của năm qua cho thấy, kiến thức thôi không đủ, một giám đốc nhân sự còn cần kỹ năng thực tế để tạo thêm cơ hội phát triển tổ chức.

Quản lý nhân sự là ngành đòi hỏi năng lực lãnh đạo và quản lý con người
Quản lý nhân sự là ngành đòi hỏi năng lực lãnh đạo và quản lý con người

Kỹ năng giao tiếp
Một người hành nghề quản lý nhân sự (HR - Human Resources) phải có khả năng truyền đạt rõ ràng bằng cả lời nói và văn bản. Bạn sẽ phải nói nhiều vì thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Bạn cũng phải tiếp xúc với tất cả mọi người trong doanh nghiệp, ngày qua ngày, lắng nghe các vấn đề của họ (liên quan đến công việc hoặc không). Thông qua những tương tác với bạn, họ có được lòng tin đối với tổ chức, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa các bên tại nơi làm việc. Chịu trách nhiệm ra mắt các quy định chính sách vì lợi ích của tất cả nhân viên, nên bạn cũng cần có kỹ năng viết tốt.

Kỹ năng tổ chức
Có quá nhiều việc phải làm ở vị trí của bạn, bao gồm nhưng không giới hạn: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, kế hoạch phát triển nhân sự, quan hệ nhân sự, thậm chí tổ chức trò chơi networking... Một giám đốc HR giám sát tất cả các chức năng này và phải có hệ thống quy trình cho tất cả. Ví dụ, phải có quy định về trách nhiệm và quyền lợi tiêu chuẩn cho từng vị trí trong tổ chức. Mặt khác, làm nhân sự có nghĩa là phụ trách rất nhiều thủ tục như làm hồ sơ nhân viên và các giấy tờ pháp lý đi kèm. Với tất cả các nhiệm vụ hành chính như vậy, ngăn nắp là yêu cầu bắt buộc, để bạn có thể xử lý nhiều việc cùng lúc.

Rất nhiều giấy tờ phải giải quyết, rất nhiều người phải gặp
Rất nhiều giấy tờ phải giải quyết, rất nhiều người phải gặp

Kỹ năng ra quyết định
Rất nhiều việc phải quyết định: “Ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng không” chẳng hạn. Không dễ dàng học được cách nhận biết các ứng viên tài năng và trách nhiệm. Điều đó đòi hỏi một giám đốc HR phải có chiến lược, kinh nghiệm và trực giác.

Hay khi COVID-19 xuất hiện, doanh nghiệp rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan là phải cắt giảm nhân sự. HR sẽ tư vấn cho lãnh đạo về các vị trí phải cắt giảm, cách thức cắt giảm và sẽ truyền tải thông điệp thật hiệu quả đến người lao động ngay cả khi đang gặp khủng hoảng. Như vậy, người quản lý nguồn nhân lực phải ra quyết định đúng đắn để hỗ trợ tổ chức sống còn qua giai đoạn khó khăn.

Đào tạo và phát triển kỹ năng
Đây là chức năng quan trọng để HR giúp doanh nghiệp phát triển. Các nhà quản lý nhân sự có trách nhiệm tạo cơ hội phát triển cho nhân viên nhằm tối đa hóa hiệu suất và gia tăng giá trị của họ. Ví dụ, tổ chức các buổi đào tạo về lãnh đạo và quản lý, hay các kỹ năng nghiệp vụ đa dạng. Thậm chí cả các kỹ năng mềm nhưng thiết thực như: sơ cứu tại chỗ các tai nạn thường gặp… (đặc biệt ở những đơn vị sản xuất). Điều này cho phép nhân viên tăng khả năng đảm nhận các nhiệm vụ bổ sung, đồng thời phát triển sự nghiệp.

Kỹ năng lập ngân sách
Các gói lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên đều thông qua bộ phận HR. Tương tự như vậy với đào tạo, hoạt động xã hội, đánh giá hiệu suất, v.v... Những hoạt động này phải được tích hợp vào kế hoạch chiến lược và ngân sách của tổ chức, cũng như tính đến các dự án và chức năng của từng bộ phận. Giám đốc HR sẽ phải cân nhắc các khoản và không chi tiêu quá mức cho các hoạt động không cần thiết.

​Ngân sách luôn là vấn đề đau đầu khi tổ chức các hoạt động
Ngân sách luôn là vấn đề đau đầu khi tổ chức các hoạt động

Kỹ năng đồng cảm
Trong giai đoạn bình thường, đội ngũ nhân sự đã phải xử lý vấn đề cho rất nhiều người, từ khối lượng công việc, khiếu nại về tiền lương cho đến giải quyết xung đột tại nơi làm việc. Trong giai đoạn mà dịch COVID-19 ảnh hưởng cả về năng suất công việc, mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống riêng của nhân công, thì rắc rối của mọi người càng tăng lên nhiều lần.

Điều này đòi hỏi chuyên gia quản lý nguồn nhân lực cần có trí tuệ cảm xúc và kỹ năng đồng cảm để hiểu được vấn đề cốt lõi của người đối diện trước đưa ra bất kỳ phản hồi nào. Có thể là nhân viên đó chỉ cần được lắng nghe để trút gánh nặng trong lòng. Hoặc anh ta thực sự bất bình và nói ra để nhận được sự giúp đỡ. Dù là gì, trách nhiệm của giám đốc HR là lắng nghe nhân viên và đảm bảo rằng đã tiếp nhận thông điệp của họ một cách rõ ràng.

Quản lý nguồn nhân lực là một lĩnh vực tuyệt vời với rất nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, từ “làm được” đến “làm tốt” là cả một chặng đường dài, bao gồm việc trải qua những giai đoạn khó khăn như 2 năm COVID vừa qua. Những kỹ năng thích hợp cùng sự linh hoạt, nắm bắt tâm tư con người tốt, cập nhật kịp thời các vấn đề theo biến động thời cuộc sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý nhân sự thành công!

Source : CareerViet

Similar posts "Leadership"

View more

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Feedback