Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Lượt xem: 13,900
Cho nhân viên nghỉ việc là một quá trình căng thẳng nên hầu như không công ty nào muốn đối mặt với vấn đề này và hay xem nhẹ việc này. Tuy nhiên, nếu việc này làm bạn khó xử thì người bị sa thải càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Vì vậy, hãy quên đi cảm giác của bạn khi bạn bắt buộc phải trao đổi với nhân viên về việc này. Bất cứ lúc nào bạn muốn sa thải nhân viên, trước tiên bạn cần bảo vệ công ty mình trên phương diện luật pháp. Sau đó, việc bạn cần làm là đối xử với nhân viên càng nhiệt tình và trên tinh thần càng tôn trọng nhân viên càng tốt.
Không nên để cảm xúc của bạn chen ngang trong tình huống này.
Thế nên, bạn không bao giờ nói những điều này với nhân viên:
1. “Sa thải bạn là điều thực sự khó khăn đối với tôi”.
Nhân viên sẽ không quan tâm đến lời bạn nói, vì lúc đó họ chỉ lo lắng về chính bản thân họ mà thôi. Đừng bắt nhân viên phải cảm nhận được sự dằn vặt của bạn, vì họ sẽ thấy bạn rất ích kỷ.
Bạn cũng không nên nói “Tôi cũng không biết nói sao nữa…”, vì bạn biết mình cần nói gì, chỉ có điều là nói ra thì bạn không thoải mái thôi.
2. “Chúng tôi đã quyết định cần phải thay đổi”.
Nếu như công ty đã làm đúng quy trình và thủ tục thì nhân viên tự khắc biết vì sao họ bị sa thải. Bạn đừng nói những điều tầm thường và nhàm chán. Hãy tập trung vào lý do của bạn, càng rõ ràng và chính xác càng tốt. Hoặc chỉ cần nói “Tôi phải cho bạn nghỉ việc.”
3. “Còn vài việc chúng ta sẽ giải quyết sau.”
Đối với nhân viên, sa thải là kết thúc và cũng là bắt đầu của một quá trình khác: thu dọn đồ đạc cá nhân, giao trả tài sản công ty, tìm hiểu về các quyền lợi khi thôi việc…
Về phía công ty, bạn phải biết rõ những quy trình này hơn cả nhân viên. Nhân viên bị sa thải đã là quá tồi tệ với họ, việc ngồi nghe bạn liệt kê những việc cần giải quyết lại càng mệt mỏi hơn đối với một người chỉ muốn ra đi ngay lập tức. Đừng bao giờ bắt nhân viên phải chờ bạn giải quyết quy trình này hoặc phải gặp những người có liên quan. Thời gian của nhân viên lúc này đã không còn thuộc về công ty bạn nữa nên không thể bắt họ chờ đợi.
4. “Chúng ta sẽ nói về việc bạn bị sa thải và đây là những lý do tại sao…”
Nhiều nhân viên chỉ ngồi im lắng nghe, nhưng một số khác sẽ tranh luận lại. Bạn không nên để mình rơi vào tình huống này vì tranh cãi không giải quyết được vấn đề gì cả và nhân viên càng cảm thấy xấu hổ hơn. Bạn phải trao đổi thẳng thắn rằng nhân viên có thể nói dông dài nhưng công ty sẽ không thay đổi quyết định. Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp, đồng cảm và không lạc đề. Bạn không cần trả lời nếu như nhân viên tâm sự với bạn. Hãy lắng nghe – vì đây là điều duy nhất bạn nên làm.
5. “Bạn là nhân viên giỏi nhưng chúng tôi phải cắt giảm nhân viên.”
Nếu như công ty bạn thực sự cần giảm nhân viên, bạn chỉ cần tập trung vào lý do này và đừng đề cập gì đến năng lực nhân viên. Còn nếu công ty bạn không thật sự gặp khó khăn và cần phải sa thải họ, bạn phải che giấu điều gì đó để cuộc nói chuyện diễn ra thoải mái hơn, thì bạn đang không sòng phẳng với họ. Sau này bạn sẽ gặp rắc rối nếu như bạn tuyển nhân viên khác thay thế.
Đừng che giấu điều gì chỉ với mục đích bạn sợ nhân viên có những cảm xúc tiêu cực, mà thực ra người có cảm giác không tốt là chính bạn. Hãy thẳng thắn.
6. “Chúng ta đều biết rằng bạn không hài lòng khi làm việc tại đây, nên sau này bạn sẽ thấy vui khi rời công ty.”
Bạn không có quyền nhận xét về cảm xúc của nhân viên. Họ có thể tìm được công việc tốt hơn nhưng việc đó là tùy ở họ.
7. “Nếu như tôi có thể giúp gì thì cứ báo cho tôi biết.”
Chẳng hạn như là việc gì? Viết thư giới thiệu cho họ thật hoành tráng? Ngoại trừ trường hợp bạn sa thải nhân viên giỏi vì công ty không còn việc phù hợp cho họ, còn lại bạn chỉ nên nói “Nếu như bạn có thắc mắc về chế độ nghỉ việc, lương tháng cuối cùng, hoặc những thông tin gì khác thì hãy gọi cho tôi. Tôi sẽ hỗ trợ bạn giải đáp thắc mắc.”
Đừng bao giờ hứa hẹn những gì bạn không thể làm được. Bạn có thể thấy nhẹ nhõm hơn khi nói ra những điều này, nhưng người bị sa thải không nghĩ vậy.
Hãy luôn nhớ chú ý đến nhân viên khi bạn sa thải họ, chứ bạn không nên chỉ nghĩ đến việc khó mà bạn phải làm và bạn chỉ chú tâm làm sao để bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Nguồn : Inc
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn